Kinh nghiệm xử lý vấn nạn tin giả trong hoạt động báo chí
Ngày 3/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo kinh nghiệm xử lý vấn nạn tin giả trong hoạt động báo chí và truyền thông Liên hiệp Hội Việt Nam. Ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng thư ký, Liên hiệp Hội Việt Nam và bà Phạm Thị Bích Hồng – Phó Trưởng ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức, Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì hội thảo.
Ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng thư ký, Liên hiệp Hội Việt Nam
Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng thư ký, Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.
Ông Chiến cho biết thêm, đối với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), là một tổ chức chính trị - xã hộicó số lượng các cơ quan báo chí(in và điện tử) lớn nhất cả nước (gồm 69 cơ quan báo chí, trong đó có 1 tờ báo trực thuộc Trung ương LHHVN, 46 tạp chí thuộc các Hội ngành toàn quốc, 22 tạp chí thuộc các Viện nghiên cứu), thì báo chí, truyền thông có vai trò hết sức quan trọng trong công tác thông tin,tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;tham gia phổ biến kiến thức góp phần đưa tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống, nâng cao dân trí; là diễn đàn trao đổi học thuật của các nhà khoa học, tư vấn, phản biện góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật; truyền thông kết quả hoạt động của các nhà khoa học, của các tổ chức trong toàn hệ thống LHHVN đối với xã hội; phản ánh tiếng nói của đội ngũ trí thức KH&CN đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Để bảo đảm thực hiện được tốt các vai trò, trách nhiệm, tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí, bên cạnh những thuận lợi, thành tựu đã đạt được trong nhiều năm qua, các cơ quan báo chí và người làm báođang và sẽ phải đối diện với không ít thách thức về việc thu thập thông tin, kiểm chứng nguồn tin, kiểm soát thông tin trong thời đại bùng nổ thông tin và sự phát triển vượt bậc của mạng xã hội như hiện nay, nhất là vấn nạn tin giả, tin đồn thất thiệt, tin sai sự thậtmà nhiều phương tiện truyền thông đã nêu lên trong thời gian gần đây (ví dụ như các thông tin giả liên quan đến công tác phòng, chống đại dịch Covid-19). Điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí mà còn ảnh hưởng nặng nề đến từng cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; thậm chí có thể gây tác động tiêu cực đến cả xã hội, đến nền kinh tế và thậm chí đối với cả thể chế.
ông Đặng Mạnh Hùng – Phó Tổng biên tập, Báo Tri thức và Cuộc sống
Tại hội thảo, ông Đặng Mạnh Hùng – Phó Tổng biên tập, Báo Tri thức và Cuộc sống cho biết, hiện nay tin giả đang lan truyền khắp mạng xã hội, ngày trước thì chưa có tin giả mà chỉ gây hoang mang, nhưng với thời đại công nghiệp 4.0 nên hàng loạt tin tức được lan truyền. Chính vì thế, nếu nhà báo mà không tỉnh táo và cảnh giác thì phải trả giá. Nếu tin giả bị phát tán thì sẽ rất nguy hiểm, nên nhà báo phải hết sức cảnh giác cũng như độc giả cần phải xem xét và nhìn nhận tin tức một cách thấu đáo.
Ông Nguyễn Văn Cảm - Phó Tổng biên tập, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Hội Thú y Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Cảm - Phó Tổng biên tập, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Hội Thú y Việt Nam, niện nay, mạng xã hội đã trở thành một thế lực trong giới truyền thông toàn cầu, có nhiều mặt tích cực. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có một số mặt tiêu cực, khó lường, đặc biệt là nạn tin giả ảnh hưởng lớn đến đời sống, chính trị, xã hội.
Tin giả là một hiện tượng đời sống xã hội phức tạp, trong mọi lúc, mọi nơi, nhất là vào những sự kiện “nóng”, tin giả có nhiều cơ hội sinh sôi, nở rộ, nhiễu loạn.
Hiện nay, các trang mạng như Facebook, You Tube, Tik tok, rất nhiều tài khoản đã mạo danh người nổi tiếng, các cơ quan nhà nước, đưa ra hàng loạt tin giả để gây xôn xao dư luận xã hội. Những thông tin bịa đặt, đang lan tràn với tần suất ngày càng cao trên mạng xã hội, đưa những câu chuyện gây sốc, hấp dẫn, đánh mạnh vào trí tưởng tượng, tò mò của công chúng.
Thậm chí tin giả có một số phóng viên, nhà báo cũng khai thác nguồn tin từ mạng xã hội, trích dẫn các nguồn tin không chính thống, không rõ nguồn gốc cũng gây ảnh hưởng không nhỏ trong dự luận, ông Cảm cho hay.
Ông Lê Công Lương – Phó Tổng thư ký kiêm Chánh Văn phòng LHHVN
Ông Lê Văn Hồng – Phó Ban biên tập trang vusta.vn, LHHVN
Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi và đưa ra nhiều ý kiến như Fake news vì fake news, một khi thông tin là mới mẻ, cộng với trí tuệ hạn chế thì sẽ tạo ra những nhận thức sai lệch. Có nhiều người nhầm lẫn giữa xác suất số nhiều và quy luật. Nhiều người không biết đó là do tác động từ bên ngoài mà nghĩ là của mình. Tâm lý học về sau có nghiên cứu rất kỹ về việc gieo ý thức vào người khác nhưng để người ta vẫn nghĩ là của mình.
Ông Nguyễn Hữu Giới – Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam
BàPhạm Thị Bích Hồng – Phó Trưởng ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức, LHHVN
Tuy nhiên, theo các đại biểu cho rằng nhìn lại nhiệm vụ ban đầu, đến tôn chỉ mục đích hiện tại của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, có thể nhận thấy Liên hiệp Hội đóng một vai trò cực kỳ quan trong trong việc chống lại vấn nạn tin giả. Công tác xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, phát triển cộng đồng và phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ trong nhân dân được đẩy mạnh chừng nào thì người dân càng khó bị fake news tác động chừng đó. Công tác phối hợp với các cấp ngành, kịp thời đưa ra nhận định, thông tin chính xác của giới chuyên gia và lực lượng trí thức khoa học công nghệ sẽ góp phần rất tích cực vào việc đảm bảo an ninh thông tin.
HT