Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 03/08/2006 14:06 (GMT+7)

Khu công nghiệp, khu chế xuất: Quá lạc hậu và ít hàm lượng tri thức

Thách thức về công nghệ

Các KCN-KCX có 4.487 dự án đầu tư còn hiệu lực. Trong đó, dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 47% số dự án và hơn 70% vốn đăng ký.

Các dự án FDI có công nghệ hiện đại hơn các dự án đầu tư trong nước và đó là nguồn hy vọng chuyển giao công nghệ để tăng hàm lượng tri thức trong phát triển các KCN-KCX.

Đáng tiếc, các dự án FDI có công nghệ cao như dầu khí, sản xuất ô tô, cơ khí chính xác, vật liệu mới… chỉ chiếm dưới 10% tổng số dự án FDI.

Trong các dự án FDI, nghiên cứu của GS - TS Đặng Đình Đào (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết: 50% sử dụng công nghệ 15 năm trước, còn lại sử dụng công nghệ 25 năm về trước.

Lịch sử KCN-KCX

Khu công nghiệp đầu tiên trên thế giới ra đời ở Anh năm 1896. Khu công nghiệp đầu tiên ở Mỹ ra đời sau đó 1 năm và bùng nổ trong những năm 50 của thế kỷ trước, đến năm 1970 Mỹ có khoảng 2.400 khu công nghiệp.

Khu công nghiệp đầu tiên của châu Á ra đời ở Singapore năm 1951. Hiện nay, châu Á có hơn 1.000 khu công nghiệp.

Sau năm 1975, khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam là KCX Tân Thuận tại TPHCM ra đời năm 1991.

Đến tháng 5/2006 nước ta có 135 KCN-KCX do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, bên cạnh hơn 200 cụm công nghiệp do các tỉnh,thành phố thành lập.

Nghiên cứu của GS - TS Hoàng Ngọc Hòa (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) phân tích thêm: Chỉ có 20,6% sử dụng công nghệ cao, và đến 58,7% sử dụng công nghệ thấp.

Rõ ràng công nghệ của các dự án FDI chủ yếu là lạc hậu. Điều này cũng dễ hiểu bởi gần 80% dự án FDI đến từ các nước châu Á với quy mô vừa và nhỏ: Bình quân một dự án chỉ 8 triệu USD. Vả lại, nền tảng công nghiệp của nước ta quá yếu, nhất là công nghiệp phụ trợ nên hạn chế việc triển khai dự án công nghệ cao.

Một số dự án FDI về điện tử, lắp ráp ô tô đang phải nhập khẩu linh kiện từ 80 – 96,5%. Đây là thách thức rất lớn cho thời kỳ phát triển KCN-KCX chú trọng chiều sâu, sau thời kỳ khai phá và mở rộng 1991-2005.

Thiếu lao động trầm trọng

Các KCN-KCX đang thiếu công nhân có tay nghề. Tình hình đến mức căng thẳng sau Tết 2006, ở các KCN-KCX phía Nam có đến 30% công nhân không quay lại làm việc.

Ở nhiều doanh nghiệp, mỗi năm công nhân nghỉ việc khoảng 25% (chủ yếu nghỉ tự do), số tuyển mới chỉ đủ bù đắp số nghỉ, không mở rộng phát triển được.

Nguyên nhân chính là quyền lợi của công nhân chưa được quan tâm, thậm chí còn bị bóc lột, đối xử thô bạo. Một nghiên cứu của Bộ LĐ-TB-XH cho biết: 29% doanh nghiệp quịt lương làm việc ngoài giờ và ban đêm của công nhân, hơn 50% doanh nghiệp không trả lương cho công nhân nữ nghỉ thai sản. 85% công nhân nhận lương tháng dưới 1 triệu đồng, có nơi chỉ 400.000 đồng.

Trong lúc đó, chỉ 2% của gần 1 triệu công nhân làm việc trực tiếp và 1,5 triệu làm việc gián tiếp trong các KCN-KCX được doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể bố trí chỗ ở.

Còn lại (chủ yếu trong số 40% xa quê) phải tự tìm chỗ ở trong những khu nhà trọ tự phát tồi tàn, đầy tệ nạn xã hội. Đời sống tinh thần hầu như không có gì, sinh hoạt đoàn thể cũng không. Ở TP Hồ Chí Minh có hơn 1.000 doanh nghiệp trong KCN-KCX nhưng đến nay mới 24 doanh nghiệp có tổ chức Đoàn.

Đó cũng là nguyên nhân khiến công nhân liên tục đình công. Năm 1995 có 60 vụ, năm 2005 đã hơn 200 vụ và 2 tháng đầu năm 2006 tăng gấp đôi cùng kỳ năm 2005. TS Nguyễn An Ninh nhận xét: “Có khi chỉ trong khoảng nửa tháng có trên 70 vạn người đình công. Quy mô ấy chưa từng thấy trong lịch sử công nhân Việt Nam ”.

Cần chuyên nghiệp hoá trong quản lý

Cần nhiều giải pháp để giải quyết song trước hết là thay đổi tư duy: KCN-KCX không chỉ hạn hẹp trong hàng rào mà phải là một thành phố công nghiệp. Bên cạnh cơ sở hạ tầng, tiện ích công cộng, xử lý chất thải còn có khu thương mại, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, nhà ở cho công nhân.

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT- Võ Hồng Phúc nói: “Quy hoạch KCN-KCX phải gắn với quy hoạch nhà ở cho công nhân”. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai-Võ Văn Một bày tỏ: “Những doanh nghiệp sử dụng nhiều công nhân phải đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân hoặc hợp đồng với các cơ sở nhà trọ để giải quyết chỗ ở cho công nhân”.

Các KCN-KCX ở nước ta đang có mật độ công nhân cao nhất thế giới: 65 người/ha KCN-KCX. Trong lúc ở các nước công nghiệp hóa chỉ 10 người, các nước mới công nghiệp hóa 15- 20 người. Đã đến lúc không thể mời gọi đầu tư bằng mọi giá.

Một cán bộ TN-MT kiến nghị: “Nếu dự án đóng góp cho ngân sách không đủ bù đắp số tiền Nhà nước bỏ ra để giải quyết các vấn đề xã hội thì kiên quyết không cho phép triển khai”.


Nguồn: khoahocphattrien.com.vn 17/7/2006

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phát triển kinh tế báo chí trong chuyển đổi số
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ sinh thái truyền thông, chuyển đổi số là một trong những giải pháp cấp thiết và quan trọng hàng đầu nhằm đạt mục tiêu “hiện đại hóa” hoạt động báo chí theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.