Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 13/07/2022 14:36 (GMT+7)

Huy động các tổ chức xã hội tham gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2024-2026

Ngày 13/7, tại Hà Nội, Dự án Vusta – Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức Hội thảo Tham vấn các nhóm cộng đồng về các nhu cầu và ưu tiên trong phòng, chống HIV/AIDS cho giai đoạn 2024-2026. Đồng chí Phạm Quang Thao – Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam kiêm Giám đốc Dự án Vusta và ông Phạm Nguyên Hà – Phó Giám đốc Dự án Vusta chủ trì hội thảo

tm-img-alt

Đồng chí Phạm Quang Thao - Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam kiêm Giám đốc Dự án Vusta phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Phạm Quang Thao, Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam kiêm Giám đốc Dự án Vusta, trong những năm qua Dự án Vusta  đã triển khai tại nhiều tỉnh ở Việt Nam.  Dự án đã kết hợp thực tiễn tốt với đổi mới hợp lý nhằm bảo đảm sự tham gia có hiệu quả của các tổ chức xã hội và tổ chức cộng động trong việc giảm đáng kể nhiễm HIV mới và cung cấp các dịch vụ y tế đầy đủ cho những nhóm đối tượng chính của dự án, qua đó đóng góp vào việc triển khai thành công Chiến lược Quốc gia chấm dứt bệnh dịch AIDS vào năm 2030.

tm-img-alt

Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm - Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế

Theo ý kiến của bà Nguyễn Thị Minh Tâm – Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam tháng 3/2022 cho thấy: ước tính số nhiễm HIV toàn quốc là 230.000; Tỷ lệ mới phát hiện trong nhóm nam cao hơn rất nhiều so với nữ; Đường lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn và tỷ lệ này tiếp tục tăng mạnh , và nhóm này trở thành đường lây chính. Chính vì vậy, theo bà Tâm Dự án Vusta trong thời gian tới cần triển khai can thiệp giảm tác hại cho nhóm chuyển giới nữ,  nhóm chích ma túy tại 15 tỉnh thành phố đó là Bà Rịa – Vũng tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Khánh Hòa, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, TPHCM và Vĩnh Phúc.

Duy trì triển khai can thiệp giảm tác hại cho nhóm phụ nữ bán dâm tại 12 tỉnh: Bà Rịa – Vũng tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng, Khánh Hòa, Nam Định, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, TPHCM và Vĩnh Phúc.

Mở rộng địa bàn triển khai hoạt động can thiệp giảm tác hại cho nhóm chuyển giói nữ tại địa ban 3 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long chưa có dự án triển khai: Hậu Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu.

Ngoài ra, theo bà Tâm, Dự án Vusta cần tiếp tục triển khai mô hình dự phòng truyền thống; Đẩy mạnh tư vấn xét nghiệm HIV; Nghiên cứu áp dụng các mô hình mới, phù hợp, hiệu quả.

Ông Phạm Nguyên Hà – Phó Giám đốc Dự án Vusta cho hay, mục tiêu chính của Dự án Vusta là tập trung vào dự phòng đối với 3 bệnh đó là chấm dứt dịch bệnh AIDS, lao và sốt rét; Tích hợp nhiều dịch vụ và lấy con người làm trung tâm; Tiếp cận có hệ thống, hỗ trợ việc phát triển và tích hợp các hệ thống cộng đồng; Vai trò và tiếng nói mạnh mẽ của các cộng đồng sống chung và bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; Tăng cường giải quyết bất bình đẳng, các rào cản liên quan đến quyền con người và giới; Chú trọng hơn đến tính bền vững của chương trình và tài chính; Đẩy mạnh xây dựng các sán kiến và tiếp cận công bằng; Tập trung nhiều vào ra quyết định dựa trên bằng chứng; Ghi nhận vai trò của hợp tác đối tác trong chuẩn bị và ứng phó với dịch bệnh.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe trình bày về Chiến lược phòng, chống HIV/AIDS của USCDC và các hoạt động ưu tiên tại Việt Nam; kết quả, kinh nghiệm và bài học trong triển khai mô hình CHEER/RDS từ 1/2021 đến nay và đề xuất các ưu tiên can thiệp cho giai đoạn 2024-2026; các kinh nghiệm và bài học trong tiếp cận, cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm MSM  chuyển giới nữ; các kinh nghiệm và bài học trong tiếp cận, cung cấp dịch vụ phòng lây nhiễm HIV cho nhóm tiêm chích ma túy và nhóm phụ nữ bán dâm.

Cũng tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi và đưa ra nhiều ý như kết nối, hỗ trợ, vận động chính sách để các DNXH trở thành đối tác tin cậy, đủ năng lực cung cấp các hợp đồng xã hội với hệ thống y tế công trong các hoạt động không chỉ là phòng chống HIV/AIDS; có các gói hỗ trợ hoặc các nguồn ngân sách cho xây dựng các mô hình DNXH bền vững.

tm-img-alt

Quang cảnh buổi hội thảo

Xem Thêm

Tin mới