Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 15/06/2022 09:31 (GMT+7)

Hội Thư viện Việt Nam: 15 năm xây dựng và tỏa sáng

Hội Thư viện Việt Nam là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp được thành lập từ năm 2006, trải qua 15 năm xây dựng và phát triển đến nay Hội đã có hơn 200 chi hội, liên chi hội thành viên.

Trong nhiệm kỳ 5 năm qua (2016-2021), HộiThư viện Việt Nam đã duy trì tốt mối đoàn kết, gắn bó, làm việc với tinh thần trách nhiệm, dân chủ, sáng tạo, không ngừngđổi mới, nhằm tập hợp, đoàn kết rộng rãi đội ngũ trí thức ngành thư viện ở Việt Nam vào ngôi nhà chung, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, cụ thể:

Về công tác tư vấn, phản biện cơ chế chính sách ngành thư viện ở Việt Nam. Đây là điểm nhấn quan trọng, rõ nét nhất của Hội Thư viện trong suốt nhiệm kỳ qua. Hội Thư viện Việt Nam đã góp ý, phản biện cho các văn bản pháp quy quan trọng trong lĩnh vực thư viện, đó là: Dự thảo Luật Thư viện; Dự thảo Nghị định của Chính phủ thi hành Luật Thư viện; Dự thảo Quyết định của Chính phủ “Phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” và Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam” v.v...

tm-img-alt

Lãnh đạo Hội Thư viện VN chụp ảnh cùng Lãnh đạo Vụ Thư viện và các chuyên viên

Bên cạnh đó, Hội đã góp ý cho hơn 20 Dự thảo Thông tư, Quyết định, Chỉ thị, Đề án của: Bộ VHTTDL, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục & Đào tạo; các Bộ/ngành Trung ương về công tác thư viện.Tất cả các dự thảo văn bản nói trên đã được các hội viên Hội Thư viện Việt Nam tiếp nhận góp ý, phản biện với tinh thần và thái độ nghiêm túc, trách nhiệm, khách quan. Ngoài ra,một số lãnhđạo Hội Thư viện còn được mời tham gia Tổ phản biện của Ủy ban VHGDTNTNNĐ Quốc hội (khóa XIV) để góp ý xây dựng Luật Thư viện. Đây là thành quả, sự cố gắng, nỗ lực rất cao của toàn thể hội viên Hội Thư viện Việt Nam trong công tác tư vấn, phản biện cơ chế, chính sách ngành thư viện Việt Nam, với ý thức trách nhiệmcao và tâm huyết lớn.

Còn đối với hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước cho nhân dân vẫn được các chi hội thư việnvà Liên chi hội thư viện cả nước duy trì đều đặn. Bằng chứng là hằng năm, Hội Thư viện Việt Nam phối hợp phối hợp với các cơ quan chức năng đã có công văn gửi các Chi hội/Liên chi hội thư viện tổ chức và triển khai các mặt hoạt động, góp phần đưa chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, truyền bá tri thức trong cộng đồng dân cư; đồng thời lan tỏa văn hóa đọc, phát triển sự nghiệpthư viện. Bằng sự sáng tạo tuyệt vời, các gian trưng bày sách báo-tư liệu của các thư viện ở TW và địa phương, các thư viện trường Đại học đã thực sự thu hút hàng vạn, hàng triệu độc giả tham dự và đã có hàng vạn, hàng triệu ấn phẩm sách báo được tuyên truyền thông tin, quảng bá tri thức đến với mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Nhiệm kỳ 2016-202, Hội thư viện đã thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; Đồng thời chỉ đạo các chi hội-liên chi hội thư viện thường xuyên tổ chức hàng chục hội nghị chuyên đề-hội thảo khoa học-tập huấn về các nội dung như: Thư viện phục vụ CMCN 4.0, chuyển đổi số trong thư viện và xây dựng thư viện điện tử-thư viện số; xây dựng trung tâm tri thức số,Xu hướng mới của ngành thư viện trong mối liên hệ với CNTT, trí tuệ nhân tạo v.v. cho các hội viên, nhằm nâng cao trìnhđộ, chuyên môn nghiệp vụ, bắt nhịp với xu thế mới của họat động thư viện và văn hóađọc của các nước trong khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, nhiệm kỳ qua, Hội Thư viện đã luôn tích cực tham gia, đồng hành, có nhiều đóng góp quan trọng cho các hoạ tđộng của Bộ VHTTDL và các Bộ/ngành TW, của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam như: Tham gia tích cực và tham luận tại Hội nghị-Hội thảo Tổng kết 10 năm (2010-2020) Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị ; Tham dự các Hội nghị-Hội thảo về “Xây dựng cơ chế, chính sách cho các Hội ở Việt Nam”; “Phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ” và Hội thảo-tập huấn về “Tư vấn, phản biện và giám định xã hội”.

Bên cạnh những kết quả đạt được, HộiThư viện Việt Nam vẫn còn gặp một số khó khăn và giải pháp cần tháo gỡ để Hội phát triển mạnh hơn nữa, thứ nhất là tăng cường đoàn kết, tập hợp đội ngũ tri thức của ngành thư viện Việt Nam tham gia “ngôi nhà chung” là Hội Thư viện Việt Nam. Bên cạnh việc gia tăng số lượng hội viên mới, Hội cần chú trọng nâng cao chất lượng cho hội viên với việc thường xuyên tổ chức hội thảo, tập huấn nâng cao trìnhđộ nghiệp vụ-chuyên môn; đảm bảo quyền và lợiích chínhđáng của cácchi hội và hội viên.

Tiếp đến cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho hội viên về chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước - nhất là các chủ trương, chính sách có liên quan đến lĩnh vực thư viện. Một mặt, động viên, khích lệ hội viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ chuyên môn của mình, mặt khác Hội cũng cần tuyên truyền cho toàn xã hội nhận thức đúng về vai trò, vị trí của thư viện trong đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, từ đó có sự quan tâm đóng góp vào việc xây dựng và phát triển lâu dài sự nghiệp thư viện ở nước ta.

Hội Thư viện Việt Nam cần xác định nhiệm vụ trọng tâm của mình: Đó là tư vấn, phản biện cơ chế - chính sách ngành thư việnở Việt Nam. Đây là chức năng, nhiệm vụ chính của tổ chức xã hội - nghề nghiệp thư viện ở nước ta. Vì thế, nhiệm kỳ 5 năm tới, Hội Thư viện cần chỉ đạo các Chi hội - Liên chi Hội thư viện cả nước tích cực tham gia có hiệu quả vào công tác này, góp phần hoàn thiện cơ chế - chính sách ngành thư viện Việt Nam. Đồng thời Hội Thư viện cần tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng ở TW và địa phương, tiếp tục triển khai Luật Thư viện và các văn bản pháp quy về thư viện và văn hóa đọc đi vào cuộc sống.

Hội cần tích cực tham gia có hiệu quả vào các hoạtđộng, các sự kiện của Bộ VHTTDL và các Bộ/ngành TW về thư viện và văn hóa đọc; đồng thời tích cực tham gia vào các hoạtđộng hội nghị - hội thảo - diễn đàn khoa học của tổ chức Liên hiệp cáchội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đóng góp vào việc xây dựng “ngôi nhà chung” của Liên hiệp Hội Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Hội Thư viện Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thư viện, nhằm tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, trao đổi, chia sẻ thông tin, học hỏi kinh nghiệm chuyên môn và giao lưu nghề nghiệp thư viện trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Và sau bao nhiêu năm cố gắng của các tổ chức và cá nhân liên quan, Hội Thư viện Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2022-2027 vào ngày 22/6 này tại Hà Nội, với tinh thần “dân chủ - trí tuệ-  đổi mới - sáng tạo” để hoàn thành tốt trọng trách và sứ mệnh của mình; góp phần xây dựng ngành thư viện Việt Nam ngày càng phát triển bền vững.

Xem Thêm

Đồng Tháp: Hội Sinh vật cảnh tổ chức Đại hội lần thứ III
Ngày 5/4/ 2024, tại Đồng Tháp, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự Đại hội có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ, các sở, ngành liên quan và gần 60 đại biểu là các hội viên của Hội.
Lễ ký kết giảm phát 1 tỷ tấn carbon/năm
Ngày 9/4 tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Chứng nhận Chất lượng và Phát triển Doanh nghiệp (Trung tâm QCC - trực thuộc Vusta) và Tập đoàn Tín Thành đã tiến hành Lễ ký kết giảm phát 1 tỷ tấn carbon/năm và công bố sàn giao dịch NFT thương mại tín chỉ carbon toàn cầu.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng dự Hội nghị Cơ học toàn quốc
Nhân dịp 45 năm thành lập Viện Cơ học, Viện Cơ học phối hợp với Viện Vật lý và Hội Cơ học Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Cơ học toàn quốc vào ngày 9/4 tại Hà Nội. TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA đã đến dự và chúc mừng hội nghị.

Tin mới