Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 25/02/2005 21:40 (GMT+7)

Hội kỹ sư Ôxtrây-lia và việc đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp quốc gia ở Ôxtrây-lia

VÀI NÉT VỀ HỘI KỸ SƯ ÔXTRÂY-LIA

Hội Kỹ sư Ô-xtrây-lia (sau đây gọi tắt là Hội Kỹ sư) được thành lập từ năm 1919 và là một trong những tổ chức nghề nghiệp kỹ thuật lớn nhất ở Ô-xtrây-lia, bao gồm hầu hết các chuyên ngành kỹ thuậtvới tổng số hội viên hiện tại hơn 65.000. Các đơn vị trực thuộc Hội Kỹ sư bao gồm 6 hội đồng chuyên môn chính (gọi là Colleges), 15 uỷ ban quốc gia thuộc các lĩnh vực chuyên môn sâu và 31 Hội Kỹthuật (về công nghiệp và lĩnh vực hoạt động chuyên môn chuyên biệt). Hội Kỹ sư có đại diện ở 9 khu vực địa lý trên toàn nước Ô-xtrây-lia, với 110 cán bộ làm việc ở trụ sở trung tâm và ở các chi nhánhtrên cả nước.

Hội Kỹ sư là một tổ chức nghề nghiệp, được chính phủ và xã hội Ô-xtrây-lia thừa nhận và là tổ chức số 1 đại diện cho các chuẩn mực kỹ sư chuyên nghiệp ở Ô-xtrây-lia. Trong nhiều năm nay, Hội đã đượcchính phủ Ô-xtrây-lia giao trách nhiệm thực hiện việc đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp quốc gia. Ngoài ra, Hội cũng được giao thực hiện việc thẩm định và công nhận các chương trình đào tạo kỹ sư của cáctrường đại học ở Ô-xtrây-lia, đảm bảo cử nhận kỹ thuật do các trường đại học đào tạo đáp ứng những yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp và những đòi hỏi của nền kinh tế, từ đó làm cơ sở cho việc nâng caotay nghề và tạo điều kiện cho việc đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp sau một thời gian hành nghề.

ĐĂNG BẠ KỸ SƯ CHUYÊN NGHIỆP QUỐC GIA

Để gián tiếp quản lý và duy trì năng lực chuyên môn cho các ngành nghề, nhà nước Ô-xtrây-lia, ở cả cấp trung ương và địa phương, tăng cường sự tự quản của các ngành nghề thông qua các tổ chức nghềnghiệp nhằm tạo điều kiện cho cạnh tranh lành mạnh nhưng vẫn đảm bảo duy trì những lợi ích, sự an toàn của cộng đồng mà mỗi nghề nghiệp cần đáp ứng.

Đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp quốc gia là sự công nhận về năng lực nghề nghiệp theo các tiêu chuẩn về học thuật, kĩ năng thực hành, kinh nghiệm tích luỹ và năng lực hiện tại; các tiêu chuẩn đạo đức;việc cam kết học tập liên tục để duy trì và nâng cao trình độ, nhằm đảm bảo cho những người được công nhận có khả năng làm việc độc lập trong lĩnh vực chuyên môn của họ (Tài liệu Hướng dẫn Đăng bạcủa Hội Kỹ sư Ô-xtrây-lia).

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐĂNG BẠ

Đối với cộng đồng xã hội, đây là sự đảm bảo về mặt chuyên môn và đạo đức trong hoạt động của nghề kỹ sư. Các kỹ sư chuyên nghiệp cam kết sẽ hoạt động vì sự an toàn, sức khoẻ, phúc lợi, các lợi ích vềkinh tế và phát triển bền vững của cộng đồng.

Đối với nghề kỹ sư (Enginerring Profession), việc đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp quốc gia có giá trị đối với cả các đơn vị hành nghề trong khu vực nhà nước lẫn tư nhân. Đó là một công cụ đáng tin cậynhư các quy định hoặc hình thức pháp lý khác để khẳng định với cộng đồng xã hội: chỉ có các kỹ sư chuyên nghiệp có kinh nghiệm và trình độ thích hợp mới có khả năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật đượcchọn lọc một cách kỹ lưỡng nhất.

Việc đăng bạ kỹ sư do Uỷ ban Đăng bạ Quốc gia gồm đại diện của chính quyền, các tiểu ban thuộc Hội Kỹ sư và một số tổ chức quốc gia khác giám sát.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC ĐĂNG BẠ:

Một kỹ sư muốn được đăng bạ cần có các điều kiện sau:

- Phải có quá trình đào tạo kỹ sư 4 năm ở bậc đại học.
- Phải có 7 năm trực tiếp hành nghề kỹ sư trong đó có 2 năm đảm nhiệm những trách nhiệm kỹ thuật quan trọng của một kỹ sư bậc cao như trưởng ban kỹ thuật, chịu trách nhiệm quy hoạch, thiết kế nhữngcông trình lớn, quan trọng...
- Cam kết hành nghề theo những tiêu chuẩn đạo đức quy định.
- Tự nguyện nộp đơn xin đăng bạ.

CÁC BƯỚC ĐĂNG BẠ

1. Nộp đơn và hồ sơ

Khi các kỹ sư tự xem xét đối chiếu với các tiêu chuẩn đăng bạ thấy mình có thể đáp ứng, họ nộp đơn và hồ sơ xin đăng bạ. Các kỹ sư không thuộc thành viên của Hội Kỹ sư cũng có thể được đăng bạ kỹ sưchuyên nghiệp quốc gia, nhưng ngoài việc thoả mãn những điều kiện trên, họ phải bổ sung những tài liệu sau:
- Các tài liệu chứng tỏ đương sự đang hành nghề trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo, bao gồm 2 bản lí lịch khoa học chi tiết.
- Các tài liệu chứng minh đương sự liên tục học tập để nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn và kỹ năng theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

2. Phỏng vấn:

Đây là bước cuối cùng để đánh giá và công nhận Kỹ sư Chuyên nghiệp Quốc gia. Trong mỗi cuộc phỏng vấn trực tiếp có 3 giám khảo gồm: 1 chuyên gia đánh giá quốc gia (thường là chuyên gia đánh giá củaHội Kỹ sư) và 2 chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn của người được phỏng vấn, trong đó có 1 người thuộc lĩnh vực chuyên môn học thuật và đang trực tiếp hành nghề trong lĩnh vực chuyên môn của đươngsự. Thông thường, các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn được nêu ra để kiểm tra kiến thức của đương sự về chuyên môn. Thông qua trả lời của đương sự, các giám khảo và chuyên gia đánh giá (chuyên gia đánhgiá chủ yếu nghe và theo dõi cuộc phỏng vấn) có thể tổng hợp và khẳng định đương sự đã thoả mãn các chuẩn năng lực nghề nghiệp được quy định hay không.

LỆ PHÍ

Lệ phí phải nộp để xin đăng bạ bao gồm: lệ phí đăng kí, phí hành chính, phí phỏng vấn. Nếu đương sự là hội viên Hội Kỹ sư thì phải đóng thêm hội phí, tuy nhiên các phí khác được giảm so với nhữngngười không phải là hội viên. Các kỹ sư đăng bạ phải đóng phí hàng năm.

DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN SAU ĐĂNG BẠ


Các kỹ sư được công nhận Kỹ sư Chuyên nghiệp Quốc gia phải cam kết luôn học tập, học tập suốt đời để nâng cao năng lực nghề nghiệp. Để đảm bảo cho các cam kết được thực hiện nghiêm chỉnh, sau 3 nămđăng bạ, các kỹ sư chuyên nghiệp quốc gia phải lưu trữ những tài liệu và bằng chứng về việc học tập, rèn luyện của mình để cập nhật những kiến thức cũng như kĩ năng mà nghề nghiệp hiện tại đòi hỏi.Những tài liệu và bằng chứng này phải sẵn sàng để khi cần có thể nộp để kiểm tra. Đơn vị đánh giá đăng bạ có thể kiểm tra ngẫu nhiên một số cá nhân. Nếu qua kiểm tra, phát hiện các bằng chứng, tàiliệu không rõ ràng, có sự gian dối hoặc vi phạm những quy định đối với Kỹ sư Chuyên nghiệp Quốc gia, cá nhân đó sẽ bị tước bỏ danh hiệu và khai trừ khỏi Hội nếu thấy cần thiết.

CÔNG NHẬN QUỐC TẾ

Trong quá trình hoạt động của mình Hội Kỹ sư luôn cố gắng để đạt được các chuẩn mực quốc tế với nghề kỹ sư. Hội ký các hiệp định công nhận lẫn nhau về năng lực, trình độ kỹ sư giữa Hội Kỹ sưÔ-xtrây-lia với Hội Kỹ sư ở các nước khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Báo cáo của TS. Thomas Cornor, Chủ tịch Hội Kỹ sư Ô-xtrây-lia, nhiệm kì 1996-1997, tại Hà Nội, 1997.

- Báo cáo của ông David Hood, Giám đốc Kỹ thuật, Hội Kỹ sư Ô-xtrây-lia, tại Hà Nội, 12/1999.

- Báo cáo của ông Peter Walker, chuyên gia đánh giá, tác giả của Bộ Chuẩn đánh giá tinh thông nghề nghiệp, Hội Kỹ sư Ô-xtrây-lia, tại Hà Nội, 4/2002.

- Chuẩn đánh giá tinh thông nghề nghiệp, Hội Kỹ sư Ô-xtrây-lia, 4/1999.

- Tài liệu Hướng dẫn đăng kí đăng bạ Kỹ sư chuyên nghiệp, Hội Kỹ sư Ô-xtrây-lia, 8/2001.

- Tóm tắt bộ Đạo đức nghề nghiệp, Hội Kỹ sư Ô-xtrây-lia, 4/2000.

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.