Hé lộ về chiều thứ 5 của vũ trụ qua những lỗ đen nhỏ bé
Ý tưởng trên do nhà vật lý học Charles Keeton của Đại học Rutgers ở New Jersey và nhà vật lý Arlie Petters của Đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đưa ra.
Các bộ não
Mô hình bộ não thế giới Randall-Sundrum, được đặt theo tên của nhà khoa học tạo ra nó, cho rằng vũ trụ có thể nhìn thấy là một lớp màng bao bọc bên trong một vũ trụ lớn hơn, giống như một mảng tảo biển trôi nổi trên đại dương. Không giống như vũ trụ được mô tả bởi thuyết tương đối có 3 chiều của không gian và một chiều của thời gian, vũ trụ bộ não thế giới có thêm một chiều thứ tư của không gian và tạo nên một vũ trụ với 5 chiều.
Nếu thuyết bộ não thế giới là thực thì "Nó sẽ xác nhận rằng có một chiều thứ tư về không gian, mà chiều này sẽ tạo ra sự thay đổi mang tính triết học đối với những hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên”, Petters nói.
Thuyết bộ não thế giới tiên đoán sự tồn tại của những lỗ đen nhỏ bé gieo mầm ở khắp vũ trụ, là những tàn dư của vụ nổ Big Bang. Hàng nghìn những lỗ đen nhỏ bé này tồn tại trong hệ mặt trời của chúng ta. Thuyết tương đối, đối ngược lại, tiên đoán rằng những lỗ đen khởi nguyên đã biến mất từ rất lâu.
Các nhà khoa học dự đoán rằng những lỗ đen bộ não thế giới có kích thước của các hạt nhân nguyên tử nhưng có khối lượng ngang với một hành tinh nhỏ.
Những đợt sóng tia gama
Petters và Keeton cho rằng thuyết của họ chỉ mang tính thử nghiệm. Những lỗ đen nhỏ bé có thể làm lệch các sợi thời gian không gian khác nhau từ các kiểu lỗ đen khác và sự khác biệt siêu trọng lượng. Những tia gama nhẹ đặc trưng có thể đã bị biến dạng khi chúng xuyên qua các lỗ đen của bộ não vũ trụ so với các lỗ đen thông thường.
“Những tính toán của chúng tôi cho thấy các lỗ đen bộ não thế giới sẽ cho bạn một đợt sóng nào đó trong các tia gama mà có thể khác so với thuyết tương đối”, Petters nói.
Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng kính viễn vọng không gian tia gama lớn dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2007 sẽ có đủ “nhạy cảm” để điều tra về các biến dạng của tia gama.
Nguồn: hanoimoi.com.vn 27/6/2006