Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 19/03/2003 22:20 (GMT+7)

GS.TSKH. Lê Văn Thiêm (1918 - 1991) - Nhà toán học Việt Nam

Anh thanh niên Lê Văn Thiêm, con một gia đình thanh bạch, nhưng có truyền thống ham học, phải rời quê hương Đức Thọ, Hà Tĩnh, sống nhờ người anh là y sĩ Lê Văn Kỷ làm việc ở Quy Nhơn để tiếp tụchọc.

Sau khi đỗ Thành chung năm 1936, anh Lê Văn Thiêm tự học trong 3 tháng thi đậu tiếp bằng Tú tài I thay vì phải học 2 năm như mọi người. Năm học 1936-1937, Lê Văn Thiêm ghi tên vào lớp học Toán (tươngđương lớp 12 chuyên ban)trường Bưởi ở Hà Nội để chuẩn bị thi Tú tài Toán học. Anh vào học chậm 3 năm, ăn mặc lại "quê mùa", nói giọng nặng trịch với những thổ âm khó nghe, khó hiểu, nhưng chỉ cần saukhi học một thời gian ngắn là cả giáo sư Toán và bạn cùng lớp thán phục thiên tư toán học của người học trò xứ Nghệ đã nổi danh từ ngày còn ngồi trên ghế Collège de Quy Nhơn. Anh đỗ Tú tài Toán họckhông mấy khó khăn và ghi tên vào lớp PCB là lớp dự bị Đại học Y khoa vì thời ấy, Đại học Đông Dương không đào tạo Cử nhân Toán. Năm 1938, vì đỗ cao kỳ thi tốt nghiệp PCB nên Lê Văn Thiêm được họcbổng du học tại Pháp. Đến Pháp, Lê Văn Thiêm xin ghi tên vào trường đào tạo Thạc sĩ Toán học, trở lại nguyện vọng ấp ủ từ lâu. Năm 1939, phát xít Đức thổi bùng ngọn lửa chiến tranh ở châu Âu và thôntính luôn nước Pháp. Mãi đến năm 1941, anh mới có điều kiện học bình thường. Sau một năm, anh đã đỗ Cử nhân Toán học thay vì phải học 3 năm như mọi người. Anh từ bỏ nước Pháp để sang Đức và ở đó anhđã bảo vệ thành công xuất sắc luận án Toán học để nhận bằng Tiến sĩ A về Toán học. Anh có ý định học thêm để nhận học vị Tiến sĩ habil Toán học nhưng nước Đức phát xít đã thảm bại trước đồng minh vàonăm 1945. Anh rời bỏ Berlin (Đức) trở về Pháp, vừa làm việc vừa kiếm sống, vừa tiếp tục học thêm để bảo vệ luận án, nhận học vị khoa học cao nhất: Tiến sĩ khoa học Toán học năm 1948. Giáo sư kể: "Sau1945, tuy là nước thắng trận trong phe đồng minh nhưng kinh tế Pháp kiệt quệ, bánh mì phải phân phối từng trăm gam, thịt, bơ đều thiếu, anh thanh niên Nghệ Tĩnh vốn từ nhỏ quen sống thiếu thốn, mặcdù lúc đó đã có bằng Tiến sĩ A Toán học Đức và là giảng viên trẻ ở đại học nhưng hầu như hằng ngày chỉ sống bằng bánh mì phân phối và phomát cùng rau quả đạm bạc. Anh dành dụm tiền lương khiêm tốnvới ý đồ sau khi bảo vệ luận án đạt học vị khoa học cao nhất sẽ làm thêm kiếm tiền đủ mua vé máy bay về nước".

Năm 1946, được tin phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đến Paris, anh Thiêm đã tự nguyện làm một số việc giúp đỡ phái đoàn và tập hợp anh em trí thức Việt kiều đi đón Hồ Chủ tịch. Được đồngchí Phạm Văn Đồng giao nhiệm vụ, anh đã sang Bỉ liên hệ giao dịch mua vũ khí để chuyển về nước. Năm 1948, anh đại diện cho Việt Nam lần đầu tiên dự Hội nghị Hoà bình thế giới tại Ba Lan. Cùng năm đó,anh là người Việt Nam đầu tiên nhận học vị Tiến sỹ Quốc gia về Toán học tại Pháp, sau đó trở thành giáo sư giảng dạy tại Trường Đại học Zurich (Thuỵ Sỹ). Cuối năm 1949, khi tài năng toán học nở rộ,vị giáo sư tiến sỹ 31 tuổi, Lê Văn Thiêm nghe theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trở về Tổ quốc, tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ.

Trong suốt 47 năm (1944-1991), Giáo sư đã để lại cho đời sau trên 20 công trình khoa học có giá trị trong đó có công trình là nguồn gốc xuất phát của một số luận án tiến sĩ Toán học của Mỹ hiện nay.Giáo sư Lê Văn Thiêm có những đóng góp to lớn cho Toán học trên cả ba phương diện: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai ứng dụng.

Về nghiên cứu cơ bản, Giáo sư đã đề ra một phương pháp mới, nhờ đó giải được bài toán ngược của lý thuyết Nevanlinna (tên người khai sinh ra nó, nhà toán học Phần Lan), một trong những lý thuyết quantrọng nhất của thế kỷ XX. Về nghiên cứu ứng dụng, ông là người đầu tiên giải được tường minh bài toán thấm qua hai lớp đất bằng phương pháp sử dụng nguyên lý đối xứng của giải tích phức. Cùng với cáchọc trò của mình, Giáo sư đã áp dụng bài toán này vào việc rửa mặn các vùng ruộng ven biển. Trên phương diện triển khai ứng dụng, Giáo sư cũng đã trực tiếp cùng với các học trò và đồng nghiệp củamình áp dụng phương pháp nổ định hướng để nạo vét kênh Nhà Lê và làm đường chiến lược trong rừng thời chiến tranh chống Mỹ. Sau này, để góp phần xây dựng đất nước, ông đã cùng các cộng sự của mìnhnghiên cứu xây dựng mô hình toán học và bộ chương trình giải các bài toán dòng chảy, phục vụ cho việc thiết kế và thi công công trình thuỷ điện Hoà Bình và quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long.

Giáo sư Lê Văn Thiêm còn có công rất lớn trong việc xây dựng tiềm lực và đội ngũ toán học nước nhà. Ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học. Giáo sư cũng là người đề xướng và chủ trì 3 hội nghịToán học toàn quốc nhằm xác định phương hướng nghiên cứu và tập hợp lực lượng toán học trong cả nước nghiên cứu, ứng dụng toán học và tin học phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. Trong lĩnh vựcgiáo dục-đào tạo, Giáo sư là thầy của nhiều thế hệ các nhà toán học Việt Nam và các ngành khoa học khác như hoá học, vật lý, sinh học.

Giáo sư Lê Văn Thiêm có đóng góp lớn trong hợp tác quốc tế giữa các nhà toán học Việt Nam và các nhà toán học thế giới. Ông đã đưa Hội Toán học Việt Nam tham gia vào Hội Toán học quốc tế với tư cáchlà thành viên chính thức, đưa Viện Toán học tham gia vào Trung tâm Toán học quốc tế Banach (Ba Lan). Nhờ mối quan hệ tốt và uy tín khoa học của Giáo sư mà nhiều nhà toán học có tên tuổi trên thế giớinhư Laurent Schwartz, Grotendick (Pháp), Smale và Chomsky (Mỹ)... đã sang Việt Nam và nhiệt tình giúp đỡ cộng tác với các nhà toán học Việt Nam.

Những đóng góp của Giáo sư Lê Văn Thiêm cho Toán học Việt Nam nói riêng và Toán học thế giới nói chung đã được thừa nhận rộng rãi. Và tinh thần tận tuỵ vì sự nghiệp khoa học, giáo dục và đạo đức tốtđẹp của Giáo sư luôn sống mãi trong lòng các thế hệ toán học Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:
- Nhiều tác giả, Những người cùng thời, NXB Trẻ, 2002. GS. Nguyễn Cang, ấn tượng về một nhà khoa học, Tạp chí Xưa Nay, số 41B, 7/1997.
- GS.TS. Trần Đức Vân, Giáo sư Lê Văn Thiêm-Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học, Hà Nội, 9/1998.
- GS.TS. Hà Huy Khoái, Giới thiệu vắn tắt Những công hiến khoa học của Giáo sư Lê Văn Thiêm.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.