Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 15/05/2020 23:02 (GMT+7)

Góp ý Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi

Ngày 15/5 tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) và Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội (UBKHCNMTQH) đã phối hợp tổ chức hội thảo “Góp ý Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi” dưới sự trủ trì của Đại biểu QH khóa 14, Phó Chủ tịch LHHVN Nghiêm Vũ Khải , Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, Phó Chủ nhiệm UBKHCNMTQH Trần Văn Minh.

Chủ tọa hội thảo

Phát biểu tai hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết, Dự thảo Luật bảo vệ môi trường (BVMT) sửa đổi gồm có 16 chương, 192 Điều, trong đó bãi bỏ nhiều quy định, giảm nhiều thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo được công tác quản lý, bảo vệ môi trường như: thu hẹp đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược so với Luật BVMT 2014. Theo đó, các chiến lược, kế hoạch không phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược. Dự thảo Luật chỉ quy định đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược là các quy hoạch theo quy định trong Luật quy hoạch.

Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân

Luật BVMT hiện hành đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 7, thay thế Luật BVMT 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Sau gần 5 năm triển khai thực hiện, Luật đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác BVMT. Nhận thức về trách nhiệm và hành động trong BVMT đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội (theo khảo sát của PAPI có 73,70 số người được hỏi ủng hộ quan điểm đặt yêu cầu BVMT song hành với phát triển kinh tế). Phương thức quản lý, giải quyết các vấn đề về môi trường đã có sự thay đổi từ bị động ứng phó sang chủ động kiểm soát, phòng ngừa, kiểm soát các dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường để đóng góp cho tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. Xu hướng suy giảm nhanh chất lượng môi trường và xu thế tăng mạnh về ô nhiễm môi trường trước đây đang được kiềm chế, giảm dần. Nền kinh tế có bước phát triển bền vững hơn, thân thiện hơn với môi trường…

Đại biểu QH khóa 14, Phó Chủ tịch LHHVN Nghiêm Vũ Khải phát biểu

Theo đại biểu Hoàng Dương Tùng đến từ hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường, Các qui định phải có GPMT, đăng ký môi trường rất khó hiểu, dẫn chiếu lòng vòng. Cần qui định rõ ràng và dễ hiểu dễ áp dụng về các đối tượng. Tránh tối đa việc dẫn chiếu lòng vòng tới các điều. Ví dụ: điểm a dẫn chiếu tới khoản 2 của Điều 38, khoản 2 của Điều 38 lại dẫn đến khoản 2 của Điều 37. Trong Điều 47 nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp GPMT, nên đổi lại là hồ sơ xin cấp GPMT cho dễ hiểu và giống như qui định tại các qui định khác.

Ông Hoàng Dương Tùng đến từ hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường

Nên qui định các loại GPMT theo loại hình qui mô của dự án và cấp xét duyệt dự án để từ đó qui định nội dung, thủ tục qui trình của hồ sơ xin cấp GPMT phù hợp,  đề xuất 3 loại A, B,C bổ sung đề xuất ngưỡng phát thải trong nội dung hồ sơ. Ở mức Luật, chỉ nên qui định nội dung chính chi tiết nên để Chính phủ qui định ở mức nghị định.

Tại Điều 50 Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án sau khi được cấp phép môi trường. Việc qui định các chủ dự án phải tiến hành đánh giá hiệu quả trong từng công đoạn xử lý, lấy mẫu tỗ hợp để quan trắc là không cần thiết, can thiệp quá sâu vào công việc của doanh nghiệp, gây tốn kém cho doanh nghiệp…

Theo đại biểu Nguyễn Trọng Hiệu (Trung tâm KHCN khí tượng Thủy văn và môi trường), trong điều 35, khoản cần bổ sung hoạt động tổ chức quan trắc khí tương thủy văn theo dõi và giám sát diễn biến của khí hậu và tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức vè BĐKH cho công chúng theo các cam kết đối với UNFCCC. Trong điều 35, khoản 1, điểm a quy định ”Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương, rủi ro do BĐKH. tổn thất và thiệt hại do BĐKH đối với các lĩnh vực, khu vực và đối tượng người dân dựa trên kịch bản BĐKH và dự báo phát triễn kinh tế-xã hội” là chưa đầy đủ. Ngoài đánh giá tổn thương, rủi ro, thiệt hại cho tương lai dựa trên kịch bản BĐKH và dự báo phát triễn kinh tế-xã hội trong tương lai còn phải đánh giá tổn thương, rủi ro thiệt hại cho hiện tại dựa trên diễn biến khí hậu và thực trạng kinh tế xã hội.

Ông Nguyễn Trọng Hiệu -Trung tâm KHCN khí tượng Thủy văn và môi trường

Ông  Nguyễn Trọng Hiệu  kiến nghị Điều 36, khoản, điểm a, cần bổ sung nội dụng phát triễn năng lượng tái tạo, chủ yếu là năng lượng bức xạ mặt trời và năng lượng gió nhằm thực hiên nguyên tắc bảo vệ môi trường:” Chuyển đôi từ mô hình chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên sang mô hình kinh tế xanh, ít phát thải cac- bon là nhiệm vụ then chốt của bảo vệ môi trường.Trong điều 38, khoản cần chỉ rõ tên các chất gây suy giảm tầng ô-dôn và các chất KNK kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal. Đề nghị cân nhắc thêm về việc dành riêng điều 37 để quy định về nội dung và trách nhiệm định giá các-bon và thị trường tín chỉ các-bon vì các lý do sau đây: Một là hoạt động này chưa có vai trò và quy mô đủ lớn để tách riêng thành một điều độc lập; hai là hoạt động này đã được viết trong điều 36 và ba là hoạt động này thuộc một trong ba cơ chế của Nghị định thư Kyoto mà đến nay không được quan tâm nhiều kể từ khi Thỏa thuận Paris ra đời và có hiệu lực.  Đề nghị cân nhắc sử dụng cụm tử “giảm nhẹ phát thải KNK” hay “giảm phát thải KNK” sao cho phù hợp nhất

Ông Đặng Huy Đông - Viện nghiên cứu quy hoạch và phát triển

Theo đại biểu Đặng Huy Đông (Viện nghiên cứu quy hoạch và phát triển) , tại Điều 42 về thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Không phân quyền cho các Bộ mà phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định để bảo đảm quản lý thống nhất tại địa phương, thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát, cấp phép (nếu có) sau này và phù hợp với xu hướng phân cấp cho địa phương hiện nay của Chính phủ.

Điều 159 về phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường, nên điều chỉnh việc xác định giá dịch vụ xử lý chất thải, nước thải được thực hiện thông quá đấu thầu cung cấp dịch vụ công. Theo đó, các công nghệ đã được đo kiểm thực nghiệm đạt đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường thì được tham gia đấu tập trung, do Bộ TNMT tổ chức. Nhà thầu nào thắng thầu thì được công bố làcông nghệ tốt nhất thời điểm hiện tại và được ký hợp đồng dịch vụ với các địa phương…

Toàn cảnh hội thảo               

Phân tích dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi 2020, tại hội thảo đại diện các mạng lưới, liên minh, tổ chức và nhà nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực môi trường, năng lượng, sức khỏe và pháp lý đã nhìn nhận, góp ý khách quan cùng nhất trí cho rằng Dự luật này còn nhiều vấn đề cần chỉnh sửa cho hoàn chỉnh trước khi trình Quốc hội thông qua…

PV.

Xem Thêm

Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi)
Ngày 23/10, Liên hiệp Hội tỉnh đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp Hội tỉnh và các chuyên gia TVPB ở tỉnh.

Tin mới

Thái Bình: Hội thảo về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên
Chiều 07/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học: “Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Đồng Thụy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Trần Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nguyễn Đức Luận đồng chủ trì hội thảo
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
Mô hình địa đạo Củ Chi – Một sáng tạo sinh động và hữu ích
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), bắt nguồn từ mong muốn được góp phần khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc; đặc biệt, để kiến thức lịch sử được sinh động hóa, một nhóm các em học sinh PTCS Cầu Giấy, Hà Nội đã thiết kế “Mô hình địa đạo Củ Chi”.
Hà Nội xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi lần thứ 20
“Mô hình Địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội sử dụng Pin năng lượng mặt trời, đây là sản phẩm STEM điển hình trong việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại tạo ra trải nghiệm tốt nhất giúp học sinh trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử… đã xuất sắc đoạt giải Đặc biệt.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.