Giới khoa học và kỹ thuật Việt Nam kết hợp trí thông minh của nhân dân ta với thành tựu khoa học của thế giới, chắc chăn sẽ làm nên nhiều kỳ tích
Thưa các đồng chí và các bạn thân mến,Trước hết cho phép tôi thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng thân ái gửi lời chào mừng các đại biểu tham dự Đại hội, và qua các đồng chí, gửi lời thăm hỏi ân cần tới đội ngũ các nhà khoa học kỹthuật nước ta.
Đảng và nhân dân ta tự hào có một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo hàng chục vạn người, lòng đầy nhiệt huyết, muốn cống hiến nhiều cho xã hội, đưa đất nước mau chóng thoát khỏi nghèo nàn,lạc hậu, tiến lên con đường văn minh, hạnh phúc. Trong đội ngũ đông đảo đó, có nhiều nhà khoa học và kỹ thuật tài năng, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninhcũng như cho bản thân sự nghiệp khoa học kỹ thuật của nước nhà.
Tôi đã được đọc bản báo cáo của Ban chấn hành Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật, trình ra Đại hội này. Qua bản báo cáo, tôi đã thấy được những mặt công tác lớn và những thành tích mà Liên hiệphội đã đạt được trong thời gian 5 năm qua. Bằng nhiều hình thức sinh động, hội đã góp phần vào việc nâng cao dân trí, phổ biến và bồi dưỡng kiến thức khoa học-kỹ thuật cho quần chúng. Hội cũng đã cónhiều hoạt động có hiệu quả hỗ trợ đưa tiến bộ khoa học-kỹ thuật áp dụng vào sản xuất và đời sống. Bên cạnh các tổ chức khoa học-kỹ thuật của Nhà nước, ở nước ta cũng đã hình thành các tổ chức quầnchúng làm công tác khoa học, kỹ thuật. Có những hội chuyên ngành và một số liên hiệp hội địa phương đã có những hoạt động phong phú và thiết thực. Quan hệ quốc tế của Hội cũng từng bước được tăngcường, góp phần mở rộng giao lưu và học hỏi các thành tựu khoa học-kỹ thuật của thế giới.
Tại diễn đàn này, thay mặt Trung ương Đảng, tôi nhiệt liệt hoan nghênh những thành tựu mà Hội đã đạt được trong năm năm qua. Tôi biểu dương các nhà khoa học và kỹ thuật ở trong nước cũng như đangsinh sống ở nước ngoài đã cống hiến sức lực và tài năng của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu của chúng ta.
Nhân dịp này, tôi cũng chân thành cám ơn các nước anh em, các tổ chức quốc tế đã thể hiện sự giúp đỡ quý báu đối với sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật của nước ta nói chung và đối với hoạt độngcủa Hội nói riêng
Thưa các đồng chí và các bạn,
Chúng ta không đánh giá thấp những gì mà các nhà khoa học kỹ thuật cũng như Liên hiệp hội đã làm được trong những năm qua. Nhưng các đồng chí chắc cũng đồng ý với tôi rằng, so với yêu cầu của cáchmạng và sự đòi hỏi bức thiết của cuộc sống ngày hôm nay thì những thành tựu mà chúng ta đã đạt được hãy còn rất nhỏ bé. Tiềm năng khoa học-kỹ thuật của nước ta còn rất xa mới được phát huy đầy đủ.Tình trạng lãng phí "chất xám" còn khá phổ biến. Cũng không hiếm trường hợp những cố gắng nghiên cứu và ứng dụng ít đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội, không tương xứng với chi phí vật chất và hao tổnvề tinh thần. Phải chăng có thể nhận xét rằng: chúng ta có số lượng cán bộ khoa học-kỹ thuật tương đối đông, trình độ bằng cấp tương đối cao, nhưng chưa mạnh. Nói chưa mạnh là vì hiệu quả của hoạtđộng khoa học-kỹ thuật còn thấp; khoa học-kỹ thuật chưa đóng được vai trò là then chốt và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. ở đây có nguyên nhân của sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý củaNhà nước, đồng thời cũng có khuyết điểm từ phía các đồng chí. Đảng và Nhà nước chưa đánh giá hết và chưa quan tâm đầy đủ công tác khoa học-kỹ thuật và những người làm khoa học-kỹ thuật. Nhiều chínhsách còn gò bó, trói buộc, chưa động viên được sự cống hiến, chưa tạo ra môi trường thuận lợi cho tài năng phát huy. Đảng và Nhà nước cũng chưa đặt ra yêu cầu và quy chế nghiêm ngặt buộc các nhà khoahọc-kỹ thuật phải làm tròn chức năng xã hội của mình. Tới đây, phải nhanh chóng khắc phục tình trạng này, cuộc sống không cho phép trì hoãn thêm nữa. Về phía mình, chắc các đồng chí cũng có nhiềutrăn trở, nghĩ suy. Đảng yêu cầu các đồng chí tự đòi hỏi mình nhiều hơn nữa. Chỉ khi nào biết tự đòi hỏi mình nên làm những gì thì bản thân mới tiến bộ, mới tạo ra động lực bên trong cho sự sáng tạo.Tôi đã thấy trường hợp có không ít đồng chí giam hãm mình trong tháp ngà nghiên cứu ở các viện, các trường, rất xa lạ với các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Là kỹ sư công nghiệp nhưng không quen nhà máy, xí nghiệp; là kỹ sư nông nghiệp nhưng quản ngại lội đồng, thích ngồi bàn giấy nhiều hơn là lao vào hoạt động thực tiễn. Thử hỏi ở các hợp tác xã và tậpđoàn sản xuất nông nghiệp trên nước ta hiện nay có bao nhiêu kỹ sư nông nghiệp? Có thể đếm trên đầu ngón tay. Vậy mà nông nghiệp là mặt trận hàng đầu của nền kinh tế nước ta hiện nay! Theo báo cáo,nước ta bây giờ có hơn 200 viện nghiên cứu, hơn 80 trường đại học và tương đương. Tôi không hiểu trong số đó có bao nhiêu viện và trường là cần thiết phải duy trì và bao nhiêu cái cần phải sáp nhậphoặc giải thể?
Trong một chuyến đi công tác ở Tây Bắc, tôi được biết ở đây không có một viện nghiên cứu nào về giống cây và giống con của một vùng đất giàu tiềm năng này. Một phân viện đại học nông-lâm-thú y cũngkhông có. Phần lớn viện và trường tập trung ở thủ đô và các thành phố lớn, đó là điều không hợp lý.
Một đôi khi tôi có đặt câu hỏi với một số anh em làm khoa học kỹ thuật rằng: vì sao công tác nghiên cứu của chúng ta còn kém hiệu quả và công trình có chất lượng chưa nhiều. Được trả lời là vì ngânsách cấp quá ít. Đây phải chăng là câu trả lời đúng đắn? Không, khoa học kỹ thuật không thể sống bằng nguồn bao cấp của Nhà nước. Trừ một số ít cán bộ của các bộ môn khoa học cơ bản ra, khoa học vàkỹ thuật nói chung phải tìm nguồn kinh phí cho hoạt động của mình ở các hợp đồng kinh tế- kỹ thuật với các cơ sở sản xuất kinh doanh, ở sự liên kết khoa học-kỹ thuật-sản xuất. Nói một cách khác là ởđơn đặt hàng của xã hội. Và cũng chính nhờ vậy thì khoa học và kỹ thuật mới tìm ra được chỗ đứng vững chắc và lâu dài trong xã hội.
Tôi được biết, trong năm năm qua chúng ta có tới hơn 70 chương trình nghiên cứu cấp nhà nước. Chắc chắn trong đó có một số chương trình có hiệu quả. Nhưng còn bao nhiêu chương trình tuy đã đượcnghiệm thu nhưng chưa tạo ra của cải vật chất cho xã hội? Hơn bất cứ lĩnh vực nào khác, khoa học kỹ thuật cần phải được hạch toán đầy đủ.
Các hội khoa học kỹ thuật cũng phải trả lời câu hỏi: mình đã góp phần như thế nào vào việc phản biện, tư vấn để ngăn chặn việc xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ gây lãng phí tiền của nhưng chấtlượng rất thấp, thậm chí có cái không dùng được. Đến bao giờ mới chấm dứt tình trạng phản khoa học và ấu trĩ đó?
Tôi muốn nêu lên một vài dẫn chứng như trên không phải chỉ để phê phán những cái đã qua, mà chủ yếu là để làm tốt hơn nhiệm vụ hôm nay và ngày mai. Trách nhiệm đó đặt lên vai chúng ta: Đảng và Nhànước, các hội và anh em làm công tác khoa học kỹ thuật.
Thưa các đồng chí,
Chính là nhằm vào điều chủ yếu nói trên mà tôi muốn gợi ý với các đồng chí một vài định hướng công tác của Hội trong thời gian tới.
1- Việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật phải gắn chặt hơn nữa với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Trọng tâm công tác của Hội là tạo ra được phong trào quần chúng hoạt động khoa học kỹ thuật, góp phần đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống, đặc biệt là phục vụ ba chươngtrình kinh tế lớn. Lẽ tồn tại của Hội và cũng là động lực phát triển của khoa học kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay chính là thực hiện nhiệm vụ trung tâm này.
Điều tôi quan tâm là làm thế nào xây dựng được các chương trình nghiên cứu và ứng dụng thật thiết thực và có hiệu quả. Trong sản xuất công nghiệp, hiện nay trọng tâm hướng vào việc thực hiện Nghịquyết 3 của Ban Chấp hành Trung ương và quyết định 217 của Hội đồng Bộ trưởng. Đó là nhiệm vụ "quay hộp đen" thật tốt bằng cải tiến cơ chế quản lý, bằng tiết kiệm năng lượng, nguyên nhiên liệu, bằngđổi mới quy trình công nghệ sản xuất, bằng giảm biên chế hành chính gián tiếp, v.v. Nhờ đó năng suất lao động tăng, giá thành sản phẩm hạ, tuy giá "đầu vào" tăng lên để giảm bớt bao cấp của nhà nước,nhưng giá "đầu ra" không đội giá bán đang hình thành trên thị trường.
Trong nông nghiệp, đó là thực hiện nhiệm vụ do Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đề ra nhằm đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, tăngnăng suất sinh học và lao động.
Trong công tác này, Hội cần quan tâm xây dựng các điển hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật có kết quả và nhân rộng ra trên quy mô đại trà, lôi cuốn tất thảy quần chúng tham gia. Mặt khác, Hội cầnvận động đại bộ phận cán bộ khoa học kỹ thuật xuống cơ sở sản xuất, tự coi mình là thành viên của các cơ sở đó, cùng với họ thực hiện các biện pháp kỹ thuật tiến bộ, tạo ra năng suất lao động cao.Qua đó mà đời sống của cán bộ khoa học kỹ thuật cũng được cải thiện một cách đáng kể nhờ thu nhập tăng lên của các cơ sở sản xuất.
2- Làm tốt chức năng phản biện và giám định xã hội của Hội.
Đối với các chương trình kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật đang được hoạch định Hội tổ chức thảo luận dưới hình thức câu lạc bộ một cách dân chủ, qua đó mà chắt lọc vấn đề. Nếu là chính sách lớnthì sau khi thảo luận ở câu lạc bộ, Ban chấp hành hội cần tập hợp đề xây dựng thành kiến nghị đề đạt lên các cấp Đảng và Nhà nước.
Các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và kỹ thuật đang chuẩn bị các đề án khoa học kỹ thuật, có thể đề nghị Hội tổ chức cho quần chúng phản biện về các đề án đó.
Việc kiểm tra do Hội tổ chức chủ yếu nhằm vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ yêu cầu kinh tế xã hội. Có thể kiểm tra bằng nhiều hình thức như so sánh đối chứng, kiểm tra phươngpháp, đánh giá kết quả cuối cùng, v.v. Với sức mạnh tập hợp liên ngành và cách làm việc hợp tác năng động, Hội cũng có thể đảm đương được trước Nhà nước việc hoạch định một số chương trình khoa họckỹ thuật có tính chiến lược.
Những vấn đề tư vấn khoa học, khi đề đạt lên phải theo nguyên tắc thoả thuận nhất trí, không biểu quyết theo đa số. Các ý kiến của đa số và thiểu số đều được tổng thuật khách quan để trao lại cho cáccơ quan có yêu cầu tư vấn.
3- Hội cần tập trung vào việc nâng cao dân trí, truyền bá khoa học kỹ thuật và các tư tưởng tiến bộ.
Đây là vấn đề thuộc về chiến lược con người của Đảng ta. Không có một nhân dân có trình độ khoa học và kỹ thuật cao, có nhiệt tình cách mạng, giàu lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội thì không thểcó một nước Việt Nam giàu mạnh và vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hội phải phát huy sức mạnh của quần chúng, của đội ngũ khoa học kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ này. Hội cần phối hợp với ngànhgiáo dục và các bộ máy thông tin, báo chí truyền thông đại chúng tạo ra một trường học xã hội rộng lớn có đông đảo quần chúng nhân dân lao động trực tiếp tham gia và được đào tạo.
Thời gian qua, bên cạnh những thành tích đã đạt được trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chúng ta cũng không khỏi có nhiều khó khăn, lúng túng, đôi khi trì trệ làm cản trở đến việc phát triển kinhtế- xã hội. Việc đào tạo không đồng bộ và không xuất phát từ nhu cầu kinh tế xã hội, việc kém phát huy năng lực của đội ngũ khoa học và kỹ thuật, việc chậm trễ và lúng túng trong cải cách giáo dục,v.v. là những nguyên nhân cản trở việc thực hiện chiến lược con người và công cuộc đổi mới của chúng ta hiện nay. Trong hoàn cảnh đó, Hội càng phải tập trung cho công tác đào tạo và nâng cao dân tríbằng con đường quần chúng.
4 -Đổi mới cơ chế hoạt động khoa học kỹ thuật của cơ quan Nhà nước và của Hội.
Để khoa học kỹ thuật trở thành động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, phát huy tác dụng tốt đối với sản xuất và đời sống, việc đổi mới cơ chế hoạt động của khoa học kỹ thuật là một tất yếu kháchquan. Trọng tâm của việc đổi mới này là chuyển hoạt động khoa học kỹ thuật từ chỗ một chiều dựa vào nguồn bao cấp của ngân sách nhà nước dần dần sang tự hạch toán, tự trang trải và có tích luỹ chonhà nước; chuyển hoạt động khoa học- kỹ thuật từ tách rời sản xuất và đời sống sang gắn bó máu thịt với sản xuất và đời sống. Hai nội dung chủ yếu này của việc đổi mới cơ chế về mặt lý luận cũng nhưvề mặt thực tiễn gắn bó chặt chẽ với nhau, là điều kiện và tiền đề của nhau để cùng tồn tại và phát triển. Tổ chức khoa học kỹ thuật của nhà nước đã là như vậy thì tổ chức của hội lại càng phải nhưvậy. Vì các hội khoa học kỹ thuật được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản và mang tính chất quần chúng rộng rãi nên không được biến bộ máy tổ chức của Hội thành một bộ máy quan liêu, baocấp. Nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy việc đổi mới cơ chế hoạt động khoa học kỹ thuật hiện nay đã xuất hiện ở nước ta, đó là việc chuyển mạnh cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang hạch toán kinhdoanh xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá theo hướng xã hội chủ nghĩa.
Thưa các đồng chí và các bạn,
Đảng ta luôn luôn coi trí thức là tài sản quý báu của cách mạng, của đất nước. Đường lối của Đảng hướng vào việc đoàn kết đông đảo đội ngũ khoa học và kỹ thuật Việt Nam ở trong và ngoài nước, pháthuy sức sáng tạo của họ để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đảng giao cho các hội khoa học và kỹ thuật làm trung tâm đoàn kết đông đảo đội ngũ trí thức khoa học kỹ thuật. Phải quan tâm hơn nữa đếnđời sống vật chất và tinh thần của trí thức, tạo điều kiện cho mọi người nghiên cứu và sáng tạo. Phải đoàn kết để sáng tạo. Đoàn kết nhân sức sáng tạo lên và sáng tạo nhân sức mạnh của đoàn kết lên.Giới khoa học và kỹ thuật Việt Nam kết hợp trí thông minh của nhân dân ta với thành tựu khoa học của thế giới, chắc chắn sẽ làm nên nhiều kỳ tích.
Dưới ánh sáng của Đại hội VI của Đảng, phát huy tính năng động, tự chủ của một tổ chức quần chúng cách mạng - khoa học, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam chắc chắn sẽ thực hiện tốtnhiệm vụ của mình bằng nhiều hoạt động phong phú, sáng tạo, có hiệu quả, góp phần đẩy mạnh quá trình đổi mới, quá trình dân chủ hoá, hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của giới khoa học và kỹ thuật Việt Namtrong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa hoà bình, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Nguồn: Báo Nhân dân ngày 13/5/1988