Giải pháp huy động nguồn lực quốc tế cho công cuộc phòng, chống COVID-19
Ngày 30/9, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Tọa đàm Giải pháp huy động nguồn lực quốc tế cho công cuộc phòng, chống COVID-19. Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng chủ trì buổi tọa đàm.
Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng phát biểu khai mạc tại buổi tọa đàm
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng cho biết, VUSTA với vai trò là tổ chức tập hợp đội ngũ trí thức Việt Nam cũng đã và đang tích cực thực hiện nhiều công việc góp phần vào nỗ lực chung của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân. Trong đó, việc huy động nguồn hỗ trợ từ quốc tế là vô cùng quan trọng. Bên cạnh kênh ngoại giao chính thức của Chính phru thì đối ngoại nhân dân cũng đóng một vai trò tích cực, đáng được ghi nhận.
Theo số liệu ban đầu của Ban Hợp tác Quốc tế - VUSTA tính từ đầu năm 2020 đến nay các tổ chức Khoa học và Công nghệ trực thuộc VUSTA đã huy động được tổng 5.521.091 USD vốn viện trợ từ đối tác quốc tế cho các hoạt động phòng, chống và ứng phó với dịch COVID-19. Đối tác chính chủ yếu đến từ Hoa Kỳ, Nhật, Pháp, Úc và một số doanh nghiệp nước ngoài. Nội dung các khoản viện trợ chủ yếu là phát vật phẩm bảo hộ y tế cho nhóm đối tượng dễ tổn thương; xây dựng năng lực cộng đồng ứng phó với dịch bệnh, truyền thông nâng cao nhận thức, hướng dẫn người dân phòng dịch, hỗ trợ tâm lý, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu yếu tố dịch tễ, kinh nghiệm quốc tế và gửi kiến nghị, hiến kế về các biện pháp phòng chống dịch đến các cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, nhiều tổ chức, cá nhân trong hệ thống VUSTA đã tham tình nguyện chống dịch, huy động nguồn lực trong nước để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khan trong đại dịch.
Tại Tọa đàm, các đại biểu đã nghe trình bày các tham luận và thảo luận về Quá trình vận động, xây dựng dự án do Quỹ Phát triển Xã hội Nhật Bản hỗ trợ; Trình bày gói hỗ trợ COVID trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cần phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023; Cập nhật thông tin về kết quả Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về chấm dứt đại dịch COVID-19 do Tổng thống Hoa Kỳ khởi xướng; Các giái pháp hỗ trợ an sinh – xã hội cho các nhóm yếu thế.
Theo ý kiến của bà Khuất Thu Hồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) cho biết, hiện chúng tôi có Dự án Tăng cường năng lực của cấp cơ sở để chuẩn bị ứng phó đại dịch COVID-19 ở Việt Nam (2021-2024), dự án do Nhật Bản tài trợ. Dự án đang được triển khai tại 27 xã của 3 huyện Vĩnh Phúc, Khánh Hòa và Long An.
Mục tiêu của dự án là nâng cao năng lực của chính quyền xã và các bên liên quan trong phối hợp liên ngành để chuẩn bị và ứng phó với COVID-19 và các sự việc khẩn cấp về sức khỏe khác; Nân cao năng lực của các trạm y tế xã kiểm soát lây nhiễm chéo tại cơ sở y tế và cung cấp cá dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu trong đại dịch và các sự kiện khẩn cấp khác trong tương lai; Cải thiện năng lực của cán bộ y tế xã trong phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ và tiến hành điều tra dịch tễ học; Nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của người dân cộng đồng, nhất là nhóm dễ bị tổn thương nhiều nhất về phòng ngừa COVID-19; Giảm tác động của COVID-19 đối với những người bị ảnh hưởng nhiều nhất trong các nhóm dễ bị tổn thương.
Theo bà Hồng, dịch COVID-19 khẳng định được vai trò tích cực của xã hội dân sự như cứu trợ; phối hợp với chính quyền, các cơ quan chức năng và các tổ chức đoàn thể trong những hoạt động phòng chống dịch, giảm thiểu tác hại của dịch; có nhiều sáng kiến phù hợp, kịp thời, thiết thực; linh hoạt, từ cơ sở, dễ tiếp cận người dân, nhất là các nhóm ngoài lề và dễ bị tổn thương.
Bà Hồng cũng cho rằng, đây là cơ hội để VUSTA tiếp tục vận động cho sự ra đổi của Luật về Hội, nhằm tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân phát huy sáng kiến và năng lực tham gia đóng góp và phát triển kinh tế - xã hội chung.
Còn đối với ý kiến của bà Khuất Thị Hải Oanh – Giám đốc Trung tâm SCDI cho biết về kết quả Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về chấm dứt đại dịch COVID-19 do Tổng thống Hoa Kỳ khởi xướng, thì tại Hội nghị Thượng đỉnh đã đưa ra mục tiêu là tiêm chủng cho toàn thế giới: cung cấp vaccine, thực hiện tiêm chủng, sản xuất vaccine ở các nước đang phát triển; Cứu mạng: oxy, xét nghiệm, trị liệu, phương tiện bảo hộ, giám sát chủng mới; Thiết lập cơ thế tài chính toàn cầu cho an ninh y tế (FIF), Thiết lập Hội đồng Hiểm hoạ Y tế Toàn cầu, Ủng hộ lời kêu gọi của Chủ tịch G20 về việc thiết lập Hội đồng Bộ trưởng Y tế và Tài chính.
Tại tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến như VUSTA hiện đang có lợi thế đó là sự tập hợp kết nối liên kết các tổ chức xã hội, chính vì thế VUSTA có thể xây dựng nguồn lực quốc tế, nguồn quỹ cá nhân, nguồn lực từ doanh nghiệp.
HT