Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 03/06/2006 15:37 (GMT+7)

Đinh Bạt Tụy danh nhân xứ Nghệ

Đinh Bạt Tụy sinh năm Bính Tý (1516) trong gia đình bần nho hiếu học, cha mẹ mất sớm đành bỏ học đi làm kiếm sống. Ngày đồng ruộng, đêm đèn sách “Tàng nho ư nông”. Ông quyết chí lấy đạo học làm kế tiến thân. Năm 1542, ở tuổi 27, trúng giám thí, sau đó được bổ vào trường Quốc Tử Giám.

Tháng giêng năm Quý Tỵ (1533). Lê Trang Tông lên ngôi trên đất Ai Lao, lấy nguyên hiệu Nguyên Hoà, tôn Nguyễn Kim lên Thượng Phụ, mở đầu thời Lê Trung Hưng.

Cuối năm Quý Mão (1543), nhà Lê chiếm lại được Tây Đô. Từ đó vùng Thanh Hóa, Nghệ An trở vào thuộc quyền nhà Lê; phía bắc kể cả kinh thành thuộc nhà Mạc.

Tháng chạp năm Giáp Dần, Thuận Bình thứ 6 (1554), tại Vạn Lại hành dinh, triều đình mở chế khoa Mậu tài để chọn người tại giỏi, có mưu lược dẹp yên giặc nước, thu phục giang sơn. Với quan điểm phù Lê, trung quân ái quốc, các sĩ tử, phần đông là người Thanh, Nghệ đã về Vạn Lại ứng thi. Tại chế khoa này, Đinh Bạt Tụy trúng Đệ nhất giáp, Đệ nhất danh.

- Năm Ất Mão (1555), Thuận Bình thứ 7 (nhà Mạc là Bảo Quang 2) nhờ khoa cử, ngày 12-12 Đinh Bạt Tụy được cử giữ chức Hàn lâm viện hiệu lý, mở đàu hoạn lộ vinh thăng.

- Ngày 9-8 năm Kỷ Mùi, 1559 xét sức học và khả năng đảm trách công vụ; theo đề nghị của Lượng Quốc công Trịnh Kiểm, nhà vua chuẩn thăng ba cấp, Đinh Bạt Tụy được thăng ba cấp: Hiển vinh đại phu Hàn lâm viện thị chế trung giai.

- Năm Nhâm Tuất 1562 được thăng Đông các hiệu thư.

Nhờ có công làm mất hiệu lực của hai công thần (cha con Phạm Quỳnh, Phạm Dao), trụ cột của nhà Mạc, bằng cách thảo thư ly gián, ngày 29-2 năm Giáp Tý, 1564, Đinh Bạt Tụy được thăng Lại khoa cấp sự trung.

Năm Tân Mùi 1571, Đinh Bạt Tụy tâu xin cầm quân đánh Mạc. Được vua giao đốc chiến mặt trận Nghệ An, kéo quân về Hội Thống (cửa Hội ngày nay) công tiễu địch quân. Năm Nhâm Thân (1572) thắng trận, về Vạn Lại báo công, được vua thăng: Tuyên lực công thần đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Đông các đại học sĩ tả trị thượng khanh.

Là người khu hoạch mưu lược của trung quân, hiệp cùng Thái phó Lai Quận công đốc chiến, lập được công trạng, ngày 14-12 năm Ất Hợi (1575) Đinh Bạt Tụy được thăng Hộ bộ tả thị lang.

Năm Bính Tý (1576), quân Mạc tái chiếm Nam Đường, Nghệ An (Nam Đàn ngày nay). Đinh Bạt Tụy được lệnh hiệp cùng Lai Quận công đồn ngự trên núi Mũi Lòi, xã Hữu Biệt (Nam Giang, Nam Đàn), bị quân Mạc vây bức, quân Lê bày sơn trận. Lai Quận công đốc xuất binh sĩ, chỉnh tề binh mã, lâm trận quyết chiến. Đinh bạt Tụy thấy giặc đông, chưa rõ địch tình, bàn nên án binh bất động, lựa thế không nên kinh động. Thái phó không nghe, giáp trận giao phong, không phân thắng bại. Trong trận này, Bài tướng tham đốc thiết Lâm hầu, người xã Thịnh Lâm, cưỡi ngựa xông trận, bị trúng tên, quân ta chấn động. Đinh Bạt Tụy về Đông thành, nơi loan giá ngự lâm, mật tấu quân cơ và xin ra trận. được trên chấp chuẩn, Đinh Bạt Tụy lại tới quân doanh đốc chiến. Trong thì tham mưu tướng lược, ngoài thì đôn túc chư quân, lúc đánh , lúc phục, tuỳ phương liệu kế. Trải hai, ba năm, đã đuổi được giặc ra khỏi địa phương. Theo lệnh chỉ, Đinh Bạt Tụy lại về hành tại trấn Vũ phù nghĩa quân.

Năm Canh Thìn (1580) Đinh Bạt Tụy được thăng Đô đốc ngự sử Nghệ khê nam tả trị thượng khanh, thượng trật (sắc ngày 25-7 Quang Hưng 3).

Năm Tân Tỵ (1581), Mạc Đôn Nhượng vượt đường biên lên đóng quân ở núi Đường Nang, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa). Phụng mệnh vua, Hoàng Đình Ái thống lĩnh các tướng, chia làm 3 đạo tiến công. Đinh Bạt Tụy phụng chỉ đốc binh, thị chiến đánh tan quân giặc, bắt được Chấn Quận công. Quan quân toàn thắng, về Hành dinh báo tin mừng.

Năm Nhâm Ngọ (Mạc Mạt Để - Diên Thành thứ 5) 1582, vùng Nam Đường tao động, Đinh Bạt Tụy lại được lệnh cất quân tới Hiến Sơn. Hàng ngàn quân giặc ùn ùn kéo tới vây bức. Đinh Bạt Tụy lập tức chỉ huy thân thuộc, để tử, dân binh, nửa phục nửa đánh, nhử quân địch đuổi, phục binh bốn bề nổi dậy, xuất kỳ bất ý, giặc tán loạn. Quân nhà Lê chém được hai tướng giặc. Hai chiến đệ được phong Quận công (Lan quận và Ngọc quận); Đinh Bạt Tụy phụng chỉ ở lại quân doanh, tham mưu hoạch định quân cơ.

Năm Quý Mùi 1583, triều đình xét chiến công Đường Nang, Đinh Bạt Tụy được thăng Bộ binh tả thị lang, từ ấy được phép, hễ có quân cơ bất cứ giờ nào cũng được vào trình tấu. Ở cương vị này, Đinh Bạt Tụy viết thư dụ hàng một số tướng Mạc như: Đông đạo tướng Kỳ Quận công, Nam đạo tướng Nam Dương hầu. Số này quy mệnh triều đình đều được thăng chức tước.

Nhờ Tiết chế thu phục các huyện Gia Viễn, Yên Mô, Yên Khang và nhờ những chiến công trên, ngày 1-2 Ất Dậu, 1585, ngài được thăng tước Bá.

Thời ấy hai xứ Thanh Nghệ đã yên, nhưng Thăng kinh chưa bình được. Xem bản đồ chiến cục, triều đình quyết tâm tiến thủ. Đinh Bạt Tụy khâm chỉ hiệp cùng Lai Quận công tiến đánh Thăng kinh. Trên đường hành quân, vừa được mấy ngày, Lai Quận công mệnh chung. Đinh Bạt Tụy cho tướng về tâu hành tại. Được lệnh lên thay. Sau trận thắng này, nhân lúc khuyết viên Thượng thư Binh bộ, nhà vua chuẩn y giao phó cho Đinh Bạt Tụy.

Năm Đinh Hợi, 1587, Quang Hưng 10 (Mạc Mạt Để, Đoan Thái 3) có sắc.

Sắc tuyền lực, đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Binh bộ tả thị lang Tào xuyên bá trụ quốc thượng trật Đinh Bạt Tụy. Vị phả hữu tư vọng, hữu triều thần tả tướng Thái uý trưởng quốc công Trịnh Tùng thiểm nghị, khả vị Tuyên lực công thần đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu Binh bộ thượng thư Tào xuyên bá trụ quốc thượng trật - Cố.

Quang Hưng thập niên, bát nguyệt, sơ bát nhật.

Lên giữ chức Thượng thư, Đinh Bạt Tụy lưu lại hành tại, mưu nghị, điều binh, nắm quân tình, dân nguyện. Mấy tháng sau, xét đức hạnh và học vấn, theo đề nghị của Tả tướng, nhà vua thăng Đinh Bạt Tụy hàm Đông các đại học sĩ, nhập thị kinh diên (Sắc ngày 5-11 Quang Hưng 10).

Lúc này, quân Mạc đã quay lại Thăng kinh. Triều đình dồn toàn quân tiến thảo. Đinh Thượng thư tháp tùng đại giá thân chinh.

Ngày 17-4 năm Kỷ Sửu, Quang Hưng thứ 12 (1589), Đinh Thượng thư lâm bệnh, mệnh trung trên đường hành quân, thọ 74 tuổi. Nhà vua thân đến viếng và triều đình lập đoàn hộ tang, đưa thi thể về bản quán.

Ngày 3-10 năm Quang Hưng thứ 12, truy tặng Phúc khuê hầu.

Sau nửa thế kỷ nội chiến, đến năm Tân Mão (1591) Tiết chế Trịnh Tùng mở cuộc hành quân lớn, bắt được Mạc Mậu Hợp, chiếm lại Kinh thành.

Ngày 16-4 năm Quý Tỵ (1593) vua lên chính điện coi chầu, trăm quan chúc tụng, đánh dấu sự nghiệp Trung hưng hoàn thành. Nhân dịp này, truy thưởng danh thần: Xét Đinh Bạt Tụy đứng đầu chế khoa, phụng sự ba đời vua (Trung Tông, Anh Tông, Thế Tông), văn võ kiêm tư, lập nhiều công tích, chuẩn cấp 10 mẫu tế điền tại thôn Bùi Ngọa.

40 năm sau, ngày 6-5 Kỷ Tỵ (1629) được truy phong Khê Quận công, tước vị cao nhất trong hệ công hầu. Từ đó về sau còn được các triều đại truy phong Thượng đẳng thần và chuẩn cấp 10 mẫu tế điền như cũ.

Lê triều Cảnh Hưng năm thứ 2 (1744), ân tứ đôi câu đối khắc trên bảng đồng:

Mậu tài giáp nhất danh cập đệ/ Thiên tá Trung Hưng

Bình Thuận sơ nhị bách vu kim/ Địa dư chính khí.

Có nghĩa là: Người đứng đầu chế khoa Mậu Tài (Đinh Bạt Tụy) là trời cho để giúp sự nghiệp Trung Hưng của nhà Lê.

Kể từ đầu triều Bình Thuận đến nay đã gần 200 năm, đất còn lưu chính khí (nói về đất thiêng Thổ Ngoạ).

250 năm sau, Bùi Huy Bích (1744-1818), tiến sĩ khoa Kỷ Sửu, Cảnh Hưng 30 (1769), làm quan tới chức Đông các hiệu thư, tước Kinh lịch bá, Đốc đồng Nghệ An… Văn chương, đức nghiệp vào hàng tôn soái đương thời, là bạn của cháu 7 đời cụ Thượng Đinh, đã viết lời tựa “Đinh gia thế phả”:

Người ta biết công đức cụ Thượng, càng phải biết công đức có từ lớp cha, ông để lại; càng khâm phục công đức ấy về sau càng soi rọi tấm gương cho đời đời con, cháu nối tiếp noi theo giữ gìn đức nghiệp. Họ đã không làm hổ thẹn với tiền nhân. Đấy chính là: “Nhất điểm chân cơ”, điểm chốt để con người ta đạt tới “Nguyên dương”, điều tốt đẹp nhất.

300 năm sau, nhân dịp tu tạo đền đền thờ lần thứ 3 (1838) con cháu dâng một số đôi câu đối ca ngợi công đức và sự tôn nghiêm nơi thờ phụng. Trong đó có câu:

Tam bách niên trụ thạch phiên hàn/ Tú chung hà hải

Thập bát diệp công, hầu, bá, tử/ Môn trụ trâm anh

Cửa huyền tôn tiến sĩ Đinh Nhật Thận (Đinh Viết Thận).

Có nghĩa là: 300 năm từ khi Đinh Bạt Tụy thành danh cho tới nay họ Đinh luôn là trụ đá làm phên dậu cho nước nhà, tú khí dào lên sông biển; 18 chi phái họ Đinh đều có công, hầu, bá, tử… cửa này tụ nhóm trâm anh…

Nguồn: Xưa và Nay - Số 249. Tháng 12-2005.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...