Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 05/06/2024 10:40 (GMT+7)

Điểm sáng về phát triển cộng đồng, bảo bệ môi trường

Với đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, nhiệt tình, năng động, Trung tâm Nghiên cứu Quản trị tài nguyên vùng cao (CEGORN) đã kêu gọi các nguồn lực và hỗ trợ thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và quản trị tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên tại khu vực miền Trung,

tm-img-alt

Kiểm tra chất lượng măng sản phẩm măng khô Mã Liềng

Hỗ trợ cải thiện sinh kế cho cộng đồng Trung tâm CEGORN đã xây dựng, đề xuất các dự án liên quan đến cải thiện sinh kế cho cộng đồng đã phối hợp với chính quyền địa phương các xã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sẵn có tại địa phương như hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong, bao tiêu sản phẩm đối với mật ong và xây dựng thương hiệu mật ong trở thành sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Quảng Bình.

Hiện nay, sản phẩm mật ong Tuyên Hoá được thị trường ưa chuộng với mức tiêu thụ tương đối cao; phối hợp với UBND xã Lâm Hoá xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ máy móc thiết bị, hướng dẫn kỹ thuật cho cộng đồng người Mã Liềng sản xuất, chế biến măng khô từ măng nứa tươi có sẵn, hỗ trợ UBND xã Lâm Hoá xây dựng thành công sản phẩm măng khô thành sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh.

Ngoài ra, CEGORN cũng đã thúc đẩy Công ty TNHH sinh thái Miền Tây Quảng Bình cam kết hỗ trợ bao tiêu toàn bộ sản phẩm Măng khô;Phối hợp với tổ chức Nghiên cứu nông lâm quốc tế ICRAF và phòng NN&PTNT huyện Tuyên Hoá, CEGORN hỗ trợ cộng đồng người dân sinh sống tại khu vực vùng đệm khu vực quy hoạch rừng đặc dụng thực hiện 100 mô hình nông lâm kết hợp thông qua việc tập huấn kỹ thuật và cấp con giống (gà, ong, giun quế, cá), cây giống (cây ăn quả, cây lâm nghiệp) cho các hỗ gia đình tham gia dự án. Hiện nay các mô hình đã mang lại giá trị kinh tế từ thu hoạch và kinh doanh các sản phẩm từ dự án như: Gà thịt, mật ong, và cá lồng... Bên cạnh đó, CEGORN còn tham gia nhiều chương trình, lễ phát động của các các cơ quan, tổ chức khác như: ủng hộ bằng vật chất đối với các chương trình xây dựng nông thôn mới, gây quỹ cho người khuyết tật; mua bút ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da Cam; ủng hộ đồng bào bị bão, lũ; ủng hộ phong trào “Cả nước vì Trường Sa”; ủng hộ các giải thể dục thể thao địa phương…

Hỗ trợ giao đất giao rừng và quản lý rừng bền vững

CEGORN phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum và UBND huyện Kon Rẫy - tỉnh Kon Tum triển khai Dự án “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số”.

Nhiều hoạt động trong khuôn khổ dự án hỗ trợ giao đất giao rừng và quản lý rừng bền vững đã được thực hiện: Khảo sát, xác định địa bàn thực hiện dự án; Thành lập các ban quản lý rừng cộng đồng; tổ chức các khoá tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng sau giao rừng (FPIC, quyền và nghĩa vụ của cộng đồng sau giao đất giao rừng, sử dụng thiết bị thông minh vào các hoạt động tuần tra, bảo vệ rừng….).

Kết thúc dự án: 10 cộng đồng thuộc 03 xã của huyện Kon Rẫy đã được Nhà nước giao 478,91 ha rừng gắn với đất lâm nghiệp; Mỗi cộng động được hỗ trợ 01 điện thoại thông minh để phục vụ cho việc sử dụng phần mềm SMART cho công tác tuần tra rừng. Mỗi xã được hỗ trợ 01 máy tính xách tay phục vụ tổng hợp kết quả tuần tra, bảo vệ rừng; Các quy ước quản lý, bảo vệ rừng của các cộng đồng được giao rừng đã được UBND huyện phê duyệt; Mỗi cộng đồng được hỗ trợ 01 Quỹ phát triển rừng với số tiền 14 triệu đồng/cộng đồng.

Tuyên truyền và phổ biến pháp luật:

Đây là lĩnh vực được CEGORN quan tâm và chú trọng triển khai thực hiện với khá nhiều chương trình, dự án nhằm tuyên truyền và phổ biến pháp luật đến cộng đồng đặc biệt là người dân tộc thiểu số, bao gồm: Thực hiện sáng kiến “Tăng cường nhận thức về Luật phòng chống tác hại rượu bia cho trẻ em và đồng bào dân tộc thiểu số tại Quảng Bình”.

Dự án được thực hiện tại các xã Thượng Hoá, Trọng Hoá, Dân Hoá - huyện Minh Hoá và xã Lâm Hoá - huyện Tuyên Hoá. Sáng kiến bước đầu đã cung cấp được những kiến thức cơ bản về pháp luật liên quan đến rượu bia cho cộng đồng; Trong khuôn khổ Dự án “ Con người, Linh trưởng, Thực vật: Đồng quản lý đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế tại Việt Nam”, CEGORN phối hợp với cơ quan kiểm lâm, chính quyền địa phương các xã Đồng Hoá, Thạch Hoá, Thuận Hoá và Sơn Hoá tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho cộng đồng về động vật hoang dã và bảo tồn đa dạng sinh học (tập huấn về bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người và bảo tồn đa dạng sinh học; thúc đẩy tổ bảo tồn tự nguyện tổ chức các đợt tuyên truyền cho người dân về các nội dung liên quan đến khu vực quy hoạch rừng đặc dụng; thiết kế và cắm các bảng biển truyền thông…). Nhận thức người dân đã tăng lên khá nhiều thông qua việc: người dân chủ động báo với tổ bảo tồn tự nguyện khi có các trường hợp vi phạm liên quan đến khu vực quy hoạch rừng đặc dụng; trao trả các loài động vật bắt được và nuôi nhốt cho kiểm lâm thả trở lại rừng.

Lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học:

Từ năm 2020, với nguồn ngân sách huy động gần 6,5 tỷ đồng, CEGORN cùng với chính quyền địa phương các xã Đồng Hoá, Thạch Hoá, Thuận Hoá và Sơn Hoá - huyện Tuyên Hoá đã nỗ lực để thực hiện nhiều hoạt động nhằm bảo tồn các loài động vật hoang dã, trong đó đáng chú ý là loài Vọoc gáy trắng (Vọoc Hà Tĩnh). Đây là một trong những loài linh trưởng nguy cấp cần ưu tiên bảo tồn. Bên cạnh đó, cũng phát hiện thêm những cá thể Khỉ Mốc cần bảo tồn tại các khu vực này. Bên cạnh bảo tồn loài Vọoc gáy trắng tại huyện Tuyên Hoá, hiện nay CEGORN cũng đang thực hiện các chương trình dự án nhằm góp phần bảo tồn các loài động vật hoàng dã khác như: Vượn Siki tại vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Chà vá chân nâu tại tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

Trồng cây và phục hồi rừng:

Từ tháng 3/2021 đến nay, thông qua nguồn lực xã hội hoá để thực hiện hoạt động trồng và phục hồi rừng bằng cây bản địa của Công ty TNHH Trồng và Phục hồi rừng Việt Nam (VARS), CEGORN đã phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan kiểm lâm 02 huyện Tuyên Hoá và Minh Hoá thực hiện Chương “Trồng và Phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh”.

Tính đến nay, chương trình đã hỗ trợ cho 107 chủ rừng là cộng đồng, hộ gia đình trồng được 238,59 ha rừng với hơn 265.000 cây bản địa (Lim xanh, Giỗi, Sưa đỏ, Lát hoá, Gáo vàng…) tại 13 xã thuộc huyện Tuyên Hoá và 02 xã thuộc huyện Minh Hoá với số tiền hơn 7,6 tỷ đồng.

tm-img-alt

Bàn giao cây giống cho người dân trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Gianh

Đóng góp xây dựng chính sách từ kinh nghiệm và bài học thực tiễn:

Thông qua việc thường xuyên thực hiện các hoạt động tại thực địa, từ những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, CEGORN đã có nhiều chương trình, hoạt động nhằm đóng góp chính sách như: Góp ý Dự thảo Nghị định về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản trong lâm nghiệp; Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật lâm nghiệp; Kiến nghị về giao đất, giao rừng quản lý rừng tự nhiên trong quá trình thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng”; Góp ý Dự thảo Thông tư Hướng dẫn thực hiện Dự án 1, Dự án 2, Dự án 4, Dự án 9 và Tiểu dự án 1, Tiểu dự án 2 của Dự án 10 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển Kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2023, giai đoạn I: từ 2021 đến năm 2025; Góp ý Luật đất đai (sửa đổi).

Nguyên nhân thành công và bài học kinh nghiệm

Có được những kết quả trên, trước hết là nhờ đội ngũ cán bộ CEGORN có trình độ chuyên môn và nhiệt huyết với công việc. Trong đó có những cán bộ đã công tác trong lĩnh vực này đã hơn 25 năm, gắn bó rất lâu với người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Các cán bộ CEGORN ý thức được sứ mệnh, giá trị của mình trong việc thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ cộng đồng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

CEGORN đã biết tranh thủ sự giúp đỡ của một số cơ quan thuộc Quốc hội, Các bộ ngành và Mặt trận Tổ quốc để tiến hành các hoạt độngh thu thập bằng chứng khoa học tư vấn cho việc xây dựng chính sách, tham gia các đoàn giám sát của Quốc hội và đóng góp vào các báo cáo chính sách do các cơ quan trên chủ trì thực hiện.

CEGORN luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của các cơ quan trực thuộc Vusta như Văn phòng, Ban Hợp tác quốc tế, Ban Tổ chức, Ban Khoa học Công nghệ… để nâng cao năng lực tổ chức, phối kết hợp thực hiện các chương trình dự án, phê duyệt dự án và đóng góp các bằng chứng khoa học cho xây dựng chính sách;

Đặc biệt CEGORN tạo mối quan hệ tốt và nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan tại địa phương như: UBND tỉnh Quảng Bình; Liên hiệp hội tỉnh Quảng Bình; UBND huyện Tuyên Hóa, và các cơ quan, ban ngành có liên quan; Sự tin tưởng của các đối tác trong việc phối hợp xây dựng các đề xuất ý tưởng dự án, phối hợp triển khai tại thực địa. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, những thuận lợi, CEGORN cũng đang còn gặp nhiều khó khăn thách thức như việc phê duyệt hồ sơ dự án hiện nay còn khó khăn,mất khá nhiều thời gian do phải lấy ý kiến của nhiều bên liên quan nên việc thực hiện Dự án thường muộn hơn so với kế hoạch.

Xem Thêm

Tìm giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học
Ngày 4/10 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) đã tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học” . Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Gia Hưng và Trưởng ban Truyền thông và phố biến kiến thức Vusta Lê Thanh Tùng chủ trì hội thảo.

Tin mới

Tìm giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra của Liên hiệp Hội Việt Nam
Trong tình hình mới hiện nay, trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, một trong những nội dung, giải pháp được đề cập trong giai đoạn tới là hoàn thiện thể chế trọng dụng trí thức, người hiền tài, tiếp tục hoàn thiện môi trường và tạo các điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức cống hiến, sáng tạo…
Trường THPT Giao Thủy chung tay bảo vệ môi trường
Sáng ngày 21/10, Trường THPT Giao Thủy, Liên hiệp Hội Việt Nam Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Nam Định, Huyện Đoàn Giao Thủy tỉnh Nam Định tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.
Đã mở ra môi trường cởi mở, minh bạch trong hoạt động hội
Ngày 08/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2024/NĐ-CP, Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội tại Việt Nam với nhiều điểm mới. Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 26/11/2024, thay thế cho các quy định cũ (Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Nghị định 33/2012/NĐ-CP) nhằm cải tiến và đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp trong việc thành lập, vận hành và quản lý các tổ chức hội.
An Giang: Tăng cường hợp tác với các cơ sở giáo dục, đào tạo
Nhận thấy tiềm năng và thế mạnh vượt trội của Trường Cao đẳng Nghề An Giang và Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP.HCM), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp Hội) đã chủ động thúc đẩy hợp tác và mời hai đơn vị này là thành viên chính thức.
Bắc Giang: Ngày hội Sáng tạo năm 2024
Liên hiệp hội tỉnh vừa phối hợp với Trường TH, THCS, THPT FPT Bắc Giang, Công ty TNHH Phát triển công nghệ giáo dục BG STEAM vừa tổ chức Ngày hội Sáng tạo năm 2024, với 02 hoạt động chủ đạo gồm: Hội thảo: “Vì một Cuộc thi thực chất và hiệu quả” và Trải nghiệm, tham gia trò chơi vận hành robot.