Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 28/10/2021 15:28 (GMT+7)

Để báo chí không bị “lép vế” trước sự “tấn công” của mạng xã hội

Sáng 27-10 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên Hiệp hội Việt Nam) tổ chức cuộc hội thảo “Vai trò của báo chí Liên Hiệp hội Việt Nam trước sự phát triển của không gian mạng”. PGS. TS Phạm Quang Thao - Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và  PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - UVTV Hội Nhà báo Việt Nam, TBT Tạp chí Người làm báo đồng chủ trì hội thảo

Quang cảnh hội thảo

Cuộc hội thảo tập trung thảo luận những vấn đề ảnh hưởng từ sự phát triển thông tin trên không gian mạng để cócái nhìn đúng đắn, khách quan về không gian mạng, từ đó tìm ra giải pháp cho hệ thống truyền thông báo chí của Liên Hiệp hội Việt Nam phát triểnvà sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị,mang tính khách quan, tính định hướng cao, thu hút đông đảo bạn đọc.

PGS.TS Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch Liên Hiệp hội Việt Nam phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch Liên Hiệp hội Việt Nam nêu rõ, hệ thống báo chí của Liên Hiệp hội Việt Nam đã luôn chú trọng thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích và chấp hành đầy đủ các quy định hiện hành của Luật Báo chí 2016, Luật Xuất bản, pháp luật của Nhà nước. Các hoạt động trọng tâm của Liên Hiệp hội Việt Nam về Tư vấn giám định và phản biện xã hội; Phổ biến kiến thức, khoa học và công nghệ; hợp tác quốc tế… đã được thôngtin kịp thời, đầy đủ và đa dạng. Tuy nhiên,để hoạt động báo chí của Liên Hiệp hội Việt Nam phát huyđược thế mạnh, thực hiện đúng vai trò là cơ quan ngôn luận, cơ quanthông tin hữu hiệu của Đảng, Nhà nước thì các cơ quan báo chí trong hệ thống Liên Hiệp hội Việt Nam cần phải tiếp tục cố gắng hơn nữa, phải đặt ra và thực hiện lộ trình, phương hướng phát triển để đưa tờ báo của mình thực sự là công cụ thông tin tuyên truyền có nhiều đóng góp tích cực và hiệu quả vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước và của Liên Hiệp hội Việt Nam.

Nhà báo Bùi Hoàng Tám (báo Dân Trí) tham luận tại hội thảo

Theo nhà báo Bùi Hoàng Tám (báo Dân Trí), các cơ quan báo chí ngày nay đang chịu nhiều áp lực và thách thức từ mạng xã hội. Sự phát triển của không gian mạng khiến mọi người đều có thể là “nhà báo”. CácFacebooker, Youtuber… có mặt ở khắp mọi nơi, đua nhau đưa thông tin, mà phần lớn, đó là những thông tin sai lệch, thậm chí bịa đặt. Sự chậm trễ của báo chí chính thống, một mặt làm cho công chúng phải tiếp cận sớm các thông tin giả mạo, dẫn đến nhận thức sai lầm, mặt khác làm cho báo chí chính thống dần dần mất vai trò trên mặt trận truyền thông. Để một tờ báo có thể phát triển trong không gian mạng hiện nay, theo nhà báo Bùi Hoàng Tám, cần có người đứng đầu xứng tầm, tài năng và dũng khí. Ngoài ra phải có nội dung tốt, thông tin chính xác và công nghệ để truyền tải nôi dung đó.

Nhà báo Trần Trọng An – Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Gia Đình Mới phát biểu

Nêu ý kiến ý kiến vềphát triển tạp chí điện tử chuyên biệt trong bối cảnh không gian mạng hiện nay, nhà báo Trần Trọng An – Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Gia Đình Mới nêu rõ, không gian mạng ngày càng rộng mở do sự phát triển của công nghệ, báo chí dần mất thếđộc quyền trong việc đưa thông tin nhanh, đa diện vào tay các nền tảng xuyên biêngiới như Facebook, Youtube, Tiktok.Không gian dành cho báo chí lại ngày càng bị thu hẹp cả về phạm vi đưa tin lẫnkhả năng tìm kiếm doanh thu.Xu hướng này đặt những người làm báo trước sự lựa chọn mang tính sống còn:Phát triển hệ thống báo chí có thu phí hoặc phát triển báo chí chuyên biệt trên cơ sở thông tin có kiểm chứng, có hệ thống chuyên gia uy tín đồng hành.Theo nhà báo Trần Trọng An, báo chí chuyên biệt là mô hình phù hợp với xu hướng quy hoạch báo chí cũng như có thể tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh của từng cơ quan báo chí.Với xu hướng này, tạp chí có thể tùy nghi lựa chọn chuyên biệt theo nội dung (ví dụ: ô tô xe máy, nghe nhìn, y học) hoặc theo đối tượng độc giả (phụ nữ, đànông, người chơi golf, người chơi cây cảnh…). Mỗi cơ quan tạp chí có thể tận dụng ưu thế riêng của lĩnh vực mình, lan tỏa cáccông trình nghiên cứu, lý luận, các thông tin tích cực, hữu ích tới bạn đọc thông qua mạng xã hội.Thực tiễn cho thấy, có nhiều trang thông tin điện tử, không có lợi thế như báo hoặc tạp chí, nhưng họ phát triển theo mô hình chuyên biệt khá thành công cả về cách thu hút độc giả cũng như thu hút nguồn thu từ quảng cáo trực tuyến.

Nhà báo Nguyễn Danh Châu – PTBT Báo Tri thức và cuộc sống phát biểu

Nhà báo Phạm Việt Long –Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển phát biểu nêu rõ: Không gian mạng đang phát triển mạnh mẽ, mang tính bùng nổ. Trong khi đó, công tác quản lý chưa phát triển kịp. Sự thúc đẩy báo chí nói chung và báo chí Liên hiệp tham gia mạnh mẽ vào mạng chưa đủ độ. Thậm chí,còn có tình trạng quay lưng lại mạng xã hội, muốn kìm hãm sự phát triển của nó.Để khẳng định vai trò truyền thông trên không gian mạng, theo nhà báo Phạm Việt Long, cần thay đổi từ phía quản lý, từ nhận thức tới hành động, nhằm tạo ra cơ chế cho báo chí tham gia mạnh mẽ mạng Internet. Trong đó, cần coi trọng báo chí điệntử. Mặt khác, muốn chiếm lĩnh không gian mạng thì báo chí nói chung, báo chí Liên hiệp Hội nói riêng cần được đổi mới từ nhận thức tới hành động. Phải tăngcường đầu tư, nhất là đầu tư về nhân lực, trí tuệ, công nghệ để bản thân tờ báo, tạpchí điện tử đó đủ sức mạnh tiến công, chiếm lĩnh không gian mạng. Mặt khác,báo chí điện tử cần có các hoạt động trên các nền tảng khác của mạng xã hội, nhưFacebook, Tik Tok, Youtube... với tư cách một trang Fanpage, hoặc trang cá nhân của những nhà báo để góp phần truyền tải thông tin đúng đắn lên không gian mạng.

Nhà báo Vũ Tuấn Anh, Tổng biên tập tạp chí Doanh nhân và Pháp lý phát biểu

Nhà báo Vũ Tuấn Anh, Tổng biên tập tạp chí Doanh nhân và Pháp lý cho rằng, môi trường internet  phát triển quá nhanh và sự tự do trong việc đăng tải tin tức lên trang tin điện tử cũng như các trang mạng xã hội dẫn tới việc khó kiểm soát thông tin chính thống của các cơ quan báo chí đưa tin trung thực, tin cậy với thông tin giả, tin rác đang trộn lẫn, cạnh tranh nhau trên không gian mạng. Vì vậy việc liên minh giữa các cơ quan báo chí để bảo vệ nguồn thông tin chính thống, tin cậy là việc làm rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Để có thể chung sống với mạng xã hội, chia sẻ thị phần quảng cáo cũng như tồn tại trong môi trường cạnh tranh tin tức thì các cơ quan báo chí cần liên kết với nhau trong việc đưa tin bản quyền, dẫn tin của nhau; bắt tay nhau trong việc cùng chia sẻ nguồn tin, có cùng quan điểm để phát triển luồng thông tin, tuyến bài viết, đề tài triển khai. Điều này có thể gây thiệt thòi cho các tờ báo lớn hơn, có lượng view cao hơn các tờ báo, tạp chí nhỏnhưng trong không gian mạng thì hoàn toàn có thể lấp đầy bằng cách đưa tin sớm hay chia sẻ thông tin trước trên không gian mạng.

Nhà báo Nguyễn Thiệu Anh -Tạp chí Sức khỏe và Môi trường phát biểu

Nhà báo Nguyễn Thiệu Anh, Viện trưởng Viện Sức khỏe và Môi trường, Tạp chí Sức khỏe và Môi trường cho rằng, đã đến lúc báo chí phải thay đổi. Mỗi giai đoạn phát triển của xã hội đều đặt ra những cơ hội và thách thức riêng với báo chí. Trước sức ép của mạng xã hội, điều quan trọng là người làm báo phải luôn vững ngòi bút, vượt lên chính mình để bắt kịp xu hướng phát triển báo chí hiện đại, đồng thời phải góp phần cho sự ổn định chính trị - xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước. Thông tin báo chí có nguồn gốc rõ ràng, thông tin chuyên ngành, chuyên sâu, có thể phân tích, bình luận đa chiều - điều mà mạng xã hội không làm được.

PGS. TS Nguyễn Thành Lợi, Ủy viên thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Người làm báo

PGS. TS Nguyễn Thành Lợi, Ủy viên thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Người làm báo khẳng định, báo chí cần coi mạng xã hội vừa là đối tác vừa là đối thủ cạnh tranh. Mạng xã hội là kênh thu thập thông tin, kênh kiểm chứng thông tin, kênh mở rộng thông tin, kênh quảng bá thương hiệu cho tòa soạn. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới báo chí như: Hiện tượng tin giả tràn lan, tác động lớn đến nguồn thu của báo chí, dễ bị mạng xã hội dẫn dắt thông tin. Muốn phát triển tòa soạn, cơ quan báo chí, tạo được thương hiệu cần có nội dung tốt, công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, làm đúng tôn chỉ mục đích của tờ báo; bảo đảm kinh tế của tòa soạn; xác định rõ nhóm công chúng khác nhau để tìm công chúng đích; xây dựng và định vị thương hiệu cho tòa soạn, có những sản phẩm báo chí có giá trị, có tác động xã hội.

Tin:PV.; ảnh: Văn Nam

Xem Thêm

Phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
Ngày 22/3 tại An Giang, Trung tâm Chứng nhận chất lượng và phát triển doanh nghiệp (thuộc Vusta) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Liên hiệp hội An Giang đã tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - năm 2024”.
Lạm bàn về Tạp chí khoa học hiện nay!
Theo công bố của Bộ Thông tin & Truyền thông, hiện nay cả nước có 6 cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện, 127 báo, 673 tạp chí (trong đó có hơn 300 tạp chí khoa học); 72 cơ quan phát thanh, truyền hình.
Lãnh đạo Liên hiệp Hội Việt Nam, Cục Xuất bản và Vụ Báo chí - XB (Ban Tuyên giáo Trung ương) làm việc với NXB Tri thức
Ngày 26/2/2024, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch LHHVN đã chủ trì buổi làm việc với Nhà xuất bản Tri thức. Cùng tham dự buổi làm việc có Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh, Tổng thư ký Nguyễn Quyết Chiến, các đồng chí lãnh đạo các phòng ban và toàn thể cán bộ, người lao động của Nhà xuất bản Tri thức.

Tin mới