Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 30/03/2023 23:42 (GMT+7)

Đại hội Chi hội Nhà báo Tạp chí Truyền thống và Phát triển

Sáng 28/3, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí Truyền thống và Phát triển (Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển - Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Đại hội (nhiệm kỳ 2023- 2025).

tm-img-alt

Quang cảnh Đại hội

Tới dự Đại hội, về phía đại diện Hội Nhà báo Việt Nam có bà Vũ Thị Hà - Trưởng Ban Công tác hội phụ trách Hội Nhà báo Việt Nam, ông Lê Xuân Bách, chuyên viên Ban công tác Hội, Hội Nhà Báo Việt Nam. Về phía Tạp chí Truyền thống và Phát triển, có GS.TS Đặng Cảnh Khanh - Chủ tịch Hội đồng quản lý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển, Chủ tịch Hội đồng biên tập Tạp chí Truyền thống và Phát triển; Nhà báo Đỗ Thị Kim Anh - Tổng Biên tập Tạp chí Truyền thống và Phát triển; Nhà báo Đặng Vũ Cảnh Linh - Tổng Thư ký tòa soạn; Nhà báo Lê Doãn Hưng - Phó Tổng Thư ký Tòa soạn, cùng đại diện lãnh đạo Viện, các phòng, ban và toàn thể Hội viên của Chi hội Nhà báo Tạp chí Truyền thống và Phát triển.

Phát biểu tại Đại hội, bà Vũ Thị Hà- Trưởng Ban Công tác hội phụ trách Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: "Tạp chí cần phát huy thế mạnh của mình theo đúng tôn chỉ mục đích của Tạp chí trong việc truyền cảm hứng văn hóa truyền thống cho giới trẻ, có nhiều bài viết chuyên sâu, mang tính nghiên cứu khoa học về văn hóa, truyền thống hơn nữa. Trong thời gian tới, Tạp chí sẽ thành lập được hội đồng Xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp theo đúng quy chế của Hội Nhà báo Việt Nam.

Qua đây, Hội Nhà báo Việt Nam cũng sẽ có những công tác kết nối giao lưu hiệu quả hơn nữa đối với Chi hội Tạp chí Truyền thống và Phát triển. Hiện Hội Nhà báo liên tục mở các lớp học đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các phóng viên, biên tập viên của Tạp chí Truyền thống và phát triển nói riêng và các cơ quan báo chí khác nói chung để trau dồi kỹ năng nghiệp vụ".

tm-img-alt

Bà Vũ Thị Hà- Trưởng Ban Công tác hội phụ trách Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại Đại hội

Trên cơ sở đóng góp ý kiến của Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, GS.TS Đặng Cảnh Khanh- Chủ tịch Hội đồng quản lý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển, Chủ tịch Hội đồng biên tập Tạp chí Truyền thống và Phát triển đã có những chia sẻ, chỉ đạo về định hướng phát triển của Tạp chí nói chung và của Chi hội nói riêng.

tm-img-alt

GS.TS Đặng Cảnh Khanh - Chủ tịch Hội đồng quản lý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển, Chủ tịch Hội đồng biên tập Tạp chí Truyền thống và Phát triển chia sẻ tại Đại hội.

Theo GS.TS Đặng Cảnh Khanh, Tạp chí có 2 mảng truyền thống và phát triển, vừa kế thừa những tinh hoa văn hóa truyền thống của Việt Nam vừa phát huy những giá trị lịch sử, bài học kinh nghiệm quý báu của dân tộc. Bên cạnh đó, Tạp chí cũng cần có các chuyên mục đăng tải các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật mang tính nghiên cứu chuyên sâu, phát huy triệt để lợi thế cũng như thế mạnh của Tạp chí theo đúng tôn chỉ mục đích hoạt động".

Hiện, Tạp chí có thế mạnh rất lớn khi tập hợp được nhiều thế hệ nhà báo lão thành có bề dày kinh nghiệm tham gia sinh hoạt, cùng với đó, Chi hội thu hút được đông đảo các nhà báo trẻ tài năng, yêu nghề. Thời gian tới, Chi hội Tạp chí cần gắn kết hoạt động giữa Chi hội Tạp chí với Hội Nhà báo Việt Nam để đưa các hoạt động sinh hoạt Chi hội ngày càng phong phú và đi vào chiều sâu.

tm-img-alt

Nhà báo Đặng Vũ Cảnh Linh - Tổng Thư ký tòa soạn đọc báo cáo Tổng kết công tác Chi hội

Trước đó, báo cáo Tổng kết công tác, phương hướng nhiệm vụ Chi hội Nhà báo Truyền thống và Phát triển trong nhiệm kỳ 2019- 2021, Nhà báo Đặng Vũ Cảnh Linh - Tổng thư ký tòa soạn cho biết, Tạp chí Truyền thống và Phát triển là cơ quan ngôn luận của Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển, phải tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động. Bên cạnh đó, trong bối cảnh báo chí đang đứng trước những thách thức do sự phát triển của truyền thông kỹ thuật số và mạng xã hội, việc in ấn, phát hành, thu hút độc giả của tạp chí in còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, Tạp chí vẫn chưa được cấp phép hoạt động Tạp chí điện tử nên hoạt động chuyên môn, công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng còn hạn chế, nhất là tiếp cận, cập nhật và cung cấp thông tin thường xuyên, nhanh chóng, phục vụ kịp thời độc giả.

Mặc dù, còn nhiều khó khăn song dưới sự chỉ đạo đúng đắn và quyết liệt của Ban lãnh đạo, Hội đồng biên tập, Tạp chí đã nhanh chóng ổn định, kiện toàn tổ chức, đưa hoạt động quản lý và chuyên môn vào nề nếp quy củ, thông qua việc ban hành hệ thống các quy chế, quy định, nội quy hoạt động của Tạp chí. Tạp chí luôn xuất bản các ấn phẩm theo đúng định kỳ, nội dung trong giấy phép hoạt động báo chí.

Hiện nay, Tạp chí Truyền thống và Phát triển có hơn 30 cán bộ làm việc chính thức ở các vị trí phóng viên, biên tập viên, cán bộ IT, cán bộ hành chính, văn phòng, truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện và gần 60 cộng tác viên có chuyên môn, nghiệp vụ trên nhiều vùng, miền trong cả nước.

Tạp chí đã có vị trí nhất định trong giới khoa học, trí thức nói riêng và độc giả nói chung. Tạp chí cũng có thương hiệu, uy tín, chỗ đứng trong các hoạt động khoa học và truyền thông. Tạp chí đã được chứng nhận là Tạp chí khoa học có mã số ISSN và được tính điểm 0,5 cho các công trình nghiên cứu khoa học ngành Văn hóa học. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan Bộ, ngành trung ương và địa phương đã chủ động liên hệ, ký các hợp đồng liên kết truyền thông, viết bài khoa học, bài tuyên truyền trên Tạp chí, qua đó đảm bảo các nguồn thu cho tạp chí, phát triển kinh tế báo chí theo đúng định hướng lành mạnh, tích cực. Đáng chú ý, trong nhiệm kỳ 2019-2021, Chi hội Nhà báo Tạp chí đã cùng Ban lãnh đạo Tạp chí Truyền thống và Phát triển thực hiện các hồ sơ, thủ tục xin gia hạn giấy phép hoạt động Tạp chí in cho Tạp chí. Tạp chí đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép hoạt động Tạp chí in số 575/GP-BTTTT ngày 6/12/2022 với 1 số ấn phẩm chính xuất bản mỗi tháng/1 kỳ và 2 ấn phẩm chuyên đề, xuất bản định kỳ 3 tháng/kỳ.

Bên cạnh đó, Tạp chí và Chi hội Tạp chí đã nhận sự tin tưởng và ký hợp đồng với một số cơ quan nhà nước về tuyên truyền phổ biến các quan điểm, chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điển hình như Tuyên truyền về Luật Cảnh sát biển Việt Nam (2018) với Bộ Tư Lệnh Cảnh sát biển; Chương trình phát triển nông thôn mới với Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội; tuyên truyền văn hóa, con người Danh thắng Tràng An với Ban Quản lý Danh thắng Tràng An – Ninh Bình và nhiều cơ quan, doanh nghiệp khác.

Đặc biệt, lãnh đạo Viện nghiên cứu Truyền thống và Phát triển và Lãnh đạo Tạp chí Truyền thống và Phát triển luôn quan tâm đến phương án xây dựng tổ chức Chi hội Nhà báo Tạp chí Truyền thống và Phát triển. Lãnh đạo Tạp chí cũng đã tổ chức họp, phân công các nhân sự chủ chốt tham gia ứng cử vào Ban Thư ký chi hội; khẩn trương đôn đốc, hướng dẫn các phóng viên, nhà báo hoàn thiện hồ sơ để xin cấp thẻ Hội viên Hội Nhà báo; đồng thời chuẩn bị các phương án, hồ sơ thủ tục để khẩn trương tiến hành Đại hội theo đúng quy định của Hội.

tm-img-alt

Các đại biểu đóng góp ý kiến tại Đại hội

Trong nhiệm kỳ 2023-2025, Chi hội Nhà báo Tạp chí Truyền thống và Phát triển đặt ra mục tiêu có trọng tâm, trọng điểm nhằm đưa hoạt động của Chi hội ngày càng lớn mạnh và phát triển.

Cụ thể, Chi hội tiếp tục bám sát thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Hội Nhà báo Việt Nam, các nhiệm vụ trọng tâm của Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Chi hội Quán triệt thực hiện nghiêm túc Luật Báo chí năm 2016, 100% hội viên không vi phạm Luật Báo chí; quán triệt thực hiện tốt 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.

Chi hội đặt mục tiêu 100% hội viên đăng kí thi đua, thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Cùng với đó, Chi hội tích cực đổi mới nhận thức, tăng cường các biện pháp, các hình thức mới trong công tác giáo dục, bồi dưỡng, nâng nâng cao bản lĩnh cách mạng, nhận thức chính trị - xã hội cho hội viên, cán bộ, phóng viên, nhân viên và cộng tác viên Tạp chí Truyền thống và Phát triển.

Đồng thời, Chi hội tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí cho hội viên, cho cán bộ và nhân viên của tạp chí; tích cực tham mưu cho Ban Biên tập nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức Tạp chí in, hướng đến xây dựng Tạp chí điện tử Truyền thống và Phát triển trong tương lai. Chủ động tham mưu Ban Biên tập xây dựng cơ chế, chính sách đối với cán bộ, hội viên, đội ngũ người làm báo cơ sở; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên – nhà báo; tham gia có hiệu quả vào công tác quản lý, chỉ đạo báo chí dưới sự hướng dẫn và quy định của Hội Nhà báo Việt Nam.

Tại Đại hội, một số hội viên Chi hội Nhà báo Tạp chí Truyền thống và Phát triển đã có những tham luận, đóng góp ý kiến cho phương hướng hoạt động của Chi hội trong nhiệm kỳ mới.

tm-img-alt

Bà Vũ Thị Hà- Trưởng Ban Công tác hội phụ trách Hội Nhà báo Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Thư ký Chi hội mới nhiệm kỳ 2023-2025

Nhân dịp này, với tinh thần nhất trí cao, Đại hội đã bầu ra Ban Thư ký Chi hội Nhà báo Tạp chí Truyền thống và Phát triển nhiệm kỳ 2023 - 2025 gồm 3 đồng chí: Đồng chí Đặng Vũ Cảnh Linh chức danh Thư ký Chi hội; Đồng chí Đỗ Thị Kim Anh chức danh Ủy viên chi hội; Đồng chí Thân Trung Dũng chức danh Phó Thư ký Chi hội, Uỷ viên phụ trách Công tác kiểm tra.

Đại hội đã thông qua Nghị quyết Đại hội Chi hội Nhà báo Tạp chí Truyền thống và Phát triển nhiệm kỳ 2023 - 2025 với sự nhất trí, quyết tâm cao.

Xem Thêm

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Thái Bình: Hội thảo về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên
Chiều 07/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học: “Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Đồng Thụy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Trần Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nguyễn Đức Luận đồng chủ trì hội thảo
An Giang: Giao lưu và kết nối cộng đồng LGBT
Chiều ngày 25/10, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, Ban Quản lý Dự án VUSTA - Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS cùng với Liên hiệp Hội An Giang đã phối hợp với Mạng lưới Cộng đồng LGBTQ + An Giang tổ chức buổi giao lưu "GALA YOU&ME, prEP NGAY ĐI".
Đã mở ra môi trường cởi mở, minh bạch trong hoạt động hội
Ngày 08/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 126/2024/NĐ-CP, Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội tại Việt Nam với nhiều điểm mới. Nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 26/11/2024, thay thế cho các quy định cũ (Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Nghị định 33/2012/NĐ-CP) nhằm cải tiến và đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp trong việc thành lập, vận hành và quản lý các tổ chức hội.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.