Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 29/05/2006 14:25 (GMT+7)

Đã từng có đề nghị mức lương cho các GS có nhiều cống hiến phải ngang với … lương Thủ tướng!

* Nhiều cán bộ công chức không muốn nhà khoa học lương cao hơn mình..

Điều chỉnh mức lương cho các nhà khoa học không phải là đề tài mới song vẫn mang đầy tính thời sự. Rất nhiều quan điểm khác nhau được bàn luận. Rốt cuộc, tới nay, chuyện lương vẫn khiến nhiều nhà khoa học bức xúc. Báo Đời sống & Pháp luật xin chuyển tới một phần sự bức xúc đó tới bạn đọc qua cuộc phỏng vấn với Giáo sư - Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam.

Phóng viên : Theo Giáo sư, các nhà khoa học có đủ sống với mức lương hiện tại?

GS.VS. Vũ Tuyên Hoàng: Đã từ nhiều năm nay, các nhà khoa học đều nói rằng không đủ sống với mức lương Nhà nước quy định. Nếu chỉ trông vào đồng lương của một nhà khoa học đơn thuần thì họ sống rất thiếu thốn, thậm chí nghèo. Do đó, họ buộc phải chân trong chân ngoài đi làm thêm, không thể tập trung toàn tâm, toàn ý vào công việc cơ quan. Tôi đã từng biết có một tiến sĩ khoa học phải bỏ nghề để kinh doanh nhà hàng. Rất đau khổ khi nghĩ tới cảnh phải phục vụ khách hàng, vân dạ với tất cả các đối tượng vào quán, song bất đắc dĩ phải chấp nhận để có tiền cho con ăn học. Chuyện lương đã nhiều người kêu lắm rồi, nhưng Nhà nước vẫn cư thực hiện theo kiểu bình quân chủ nghĩa. Trung bình mỗi người khoảng hơn một triệu đồng/tháng. Trong khi một cô tiếp viên hoặc một anh phục vụ ở nhà hàng còn có mức lương cao hơn nhiều. Ở nhiều nước khác, những nhà khoa học có đóng góp lớn thì lương rất cao. Chung quy có thể bởi chúng ta chưa có sự đánh giá đúng mức các nhà khoa học.

Phóng viên : Đã có tình trạng Nhà nước trả lương thấp rồi bù lại bằng cách cho các nhà khoa học làm những đề tài để cải thiện thu nhập, dẫn đến hiện tượng tiêu cực như có những đề tài không hữu ích vẫn được rót chi phí rất lớn để chia chác. Giáo sư nghĩ thế nào về chuyện này?

GS.VS. Vũ Tuyên Hoàng: Cũng không hẳn như vậy. Đã có nhiều đề tài lớn được thực hiện thành công, hiệu quả như những đề tài tạo giống, thâm canh, cải tạo cây trồng vật nuôi… trị giá tiền tỷ trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên cũng có những đề tài quá kém, điển hình như trong lĩnh vực khoa học xã hội. Tôi hơi ngạc nhiên trước những đề tài chỉ có mười mấy triệu đồng, không hiểu làm được những gì. Đây có lẽ là sự bình quân chủ nghĩa, chia nhỏ để mọi người cùng có việc để làm, hiệu quả rất thấp.

Phóng viên : Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về việc đó, thưa Giáo sư?

GS.VS. Vũ Tuyên Hoàng: Trách nhiệm thuộc về Nhà nước, về cơ quan phát tiền, bởi họ không hiểu thực sự thế nào là khoa học công nghệ. Chúng ta luôn nói khoa học công nghệ là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng chính sách đối với trí thức còn rất nhiều thiếu sót.

Phóng viên : Vậy mức lương cho các nhà khoa học nên được áp dụng như thế nào?

GS.VS. Vũ Tuyên Hoàng: Cần có mức lương cho họ đủ sống. Tuy nhiên, nếu nâng lương phù hợp thì lại vấp phải vấn đề là có độ chênh lệch với công chức của các cơ quan Nhà nước. Các công chức đó dứt khoát sẽ lại kêu ca. Và rồi lại tiếp tục không thực hiện được.

Phóng viên: Vấn đề lương cho các nhà khoa học đã được bàn luận từ bao giờ?

GS.VS. Vũ Tuyên Hoàng: Đã khá lâu rồi. Từ khi đồng chí Lê Duẩn còn làm Tổng bí thư, đã giao cho GS. Trần Phương, lúc đó là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, soạn thảo về việc lương cho các nhà khoa học, trước hết là cho các giáo sư. GS. Trần Phương đã đề nghị mức lương cho các giáo sư có nhiều cống hiến phải ngang bằng mức lương của Thủ tướng. Thế nhưng từ đó đến nay, mọi chuyện vẫn chỉ trên giấy.

Phóng viên : Vậy thì lương cho các nhà khoa học có phải là vấn đề không thể giải quyết được?

GS.VS. Vũ Tuyên Hoàng: Hoàn toàn có thể giải quyết được nếu chúng ta bỏ được chủ nghĩa bình quân, sự đố kỵ và có sự đánh giá đúng đắn về những cống hiến của các nhà khoa học đối với xã hội.

Phóng viên : Gầy đây, Bộ Khoa học Công nghệ đưa ra đề án “Một số chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ khoa học công nghệ giai đoạn 2006-2010”, theo đó, các nhà khoa học có cống hiến thực sự sẽ được hưởng mức lương 1.000-2.000 USD/tháng. Đề án này liệu có khả thi?

GS.VS. Vũ Tuyên Hoàng: Khó khả thi lắm, khi mà trong xã hội và ngay cả các cơ quan Nhà nước cũng chưa có quan niệm đúng đối với các nhà khoa học. Mình có thừa tiền để tăng lương nhưng vẫn không làm được do áp lực nhiều cán bộ công chức Nhà nước không muốn các nhà khoa học được hưởng lương cao hơn mình. Đề nghị và kiến nghị thì rất hay nhưng chúng tôi cũng không mấy hi vọng vì đã nghe quá nhiều, đã từng phấn khởi và tin tưởng nhiều rồi. Nên chăng đối với các nhà khoa học có nhiều đóng góp, Nhà nước nên có những khoản phụ cấp ngoài lương. Như vậy còn khả thi. Chứ còn tăng lương cho các nhà khoa học như các nước trên thế giới thì Việt Nam chưa làm được.

Nguồn: Đời sống & Pháp luật, số 57, 13/5/2006, tr 11

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phát triển kinh tế báo chí trong chuyển đổi số
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ sinh thái truyền thông, chuyển đổi số là một trong những giải pháp cấp thiết và quan trọng hàng đầu nhằm đạt mục tiêu “hiện đại hóa” hoạt động báo chí theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.