Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 13/11/2006 15:04 (GMT+7)

Có thể điền khuyết tiểu sử Trần Quốc Toản?

Chỗ khiếm khuyết thiếu trong tiểu sử Trần Quốc Toản có thể một phần do nhà chép sử, cũng có thể do hoàn cảnh đất nước nhiều thế kỷ luôn luôn ở trong tình trạng có chiến tranh nên không thể lưu trữ và giữ gìn toàn vẹn các sử liệu. Tư liệu lịch sử thành văn có thể chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng những di tích, di vật – những sử liệu sống, có thể bổ sung để lưu danh những người có công với nước. Về làng Sặt (nay là thôn Trang Liệt, xã Đồng Quang, huyện từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) chúng ta có thể bổ sung thêm nhiều tư liệu giúp điền khuyết tiểu sử Trần Quốc Toản, thêm vào đó là tận mắt chứng kiến các di tích, di vật liên quan đến gia đình Trần Quốc Toản còn hiện hữu ở đó. Trần Quốc Toản sinh năm Mậu Thìn (1268) tại trang Bà Liệt, làng Sặt, là con trai của Trần Bà Liệt và là cháu nội của Thượng hoàng Trần Thừa (1184 - ?). Trần Bà Liệt là một đô vật nổi danh khắp xứ Đông Ngàn (nay là Từ Sơn), trấn Kinh Bắc, được nhân dân suy tôn là “Đô Liệt”, sau được sung quân phục vụ triều Trần, trở thành võ tướng. Khi quân Nguyên Mông có âm mưu xâm lược nước ta thì ông được vua Trần Thánh Tông (1258 -1278) phong chức Hoài Đức vương, chỉ huy một đạo quân phòng thủ. Chi tiết này rất quan trọng để khẳng định nguồn gốc xuất thân của Trần Quốc Toản.

Ngoài các chi tiết đã biết, chúng ta phải làm phép so sánh với các sự kiện lịch sử đương thời để lý giải, cắt nghĩa, từ đó dựng được tiểu sử chân xác của Trần Quốc Toản. Chàng là con nhà võ, ham học sử, đọc sách nên tinh thông cả võ nghệ và giỏi văn chương, xứng đáng là bậc hậu thế tài danh của nhà Trần. Thàng 10 năm Nhâm Ngọ (1282), khi vua Trần triệu tập Hội nghị Bình Than (tên bến ở sông Lục Đầu, thuộc xã Trần Xá, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) bàn kế đánh giặc, Trần Quốc Toản mới 15 tuổi (tính tuổi theo âm lịch); theo đó, có thể suy ra Trần Quốc Toản sinh năm 1268. Thế là có thêm một căn cứ chính xác. Các sự kiện tiếp sau thì như chúng ta đã biết : Do Trần Quốc Toản còn nhỏ, vua không cho dự bàn chuyện nước, chỉ khen ngợi và ban cho một quả cam; Trần Quốc Toản vì mải nghĩ việc lớn, vừa căm thù giặc, vừa thẹn mình chưa được coi là người lớn, đã bóp nát quả cam trong tay mình lúc nào không biết. Chi tiết này đã dược các tác phẩm văn học khai thác, trở thành chi tiết không thể thiếu khi nói về Trần Quốc Toản. Trần Quốc Toản đã bí mật tập quân, rèn binh, sắm vũ khí... được hơn một nghìn nghĩa binh trẻ tuổi, dựng cờ “Phá cường địch, báo Hoàng ân” chờ ngày diệt giặc.Năm 1285 khi quân Nguyên kéo sang, Trần Quốc Toản đã chỉ huy quân sĩ anh dũng đánh địch. Chàng đã lập được nhiều chiến công với các chiến thắng Tây Kết (trên sông Hồng, thuộc Khoái Châu, Hưng Yên), Như Nguyệt (nằm trong đoạn Thị Cầu, Bắc Ninh hiện nay)... Đội quân của chàng được triều đình công nhận và tước danh Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản được phong trong chiến trận. Trung tuần tháng 6 năm 1285, trong trận chiến đấu với bọn tàn quân giặc ở sông Như Nguyệt, Trần Quốc Toản anh dũng hy sinh khi mới 18 tuổi (cũng theo cách tính tuổi theo âm lịch). Chính vua Trần Nhân Tông đã làm văn tế, truy phong tước vương (Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ, quyển V, chép rất rõ điều này). Căn cứ sự kiện trên, có thể khẳng định thêm một lần nữa : Năm sinh – năm mất của Trần Quốc Toản là 1268 – 1285.

Nói thêm về quê hương Trần Quốc Toản : Hầu như chưa có tư liệu tin cậy về quê nội của người anh hùng. Làng Sặt là quê mẹ của Trần Bà Liệt, cũng tức là quê ngoại của Trần Quốc Toản. Hiện ở đó còn dấu tích khu ruộng 41 mẫu, xưa kia là “Rừng Sặt”, nơi có “Trần triều sơn lăng”, từng được ghi trong địa bạ. Hương ước của làng cũng qui định khu ruộng đó được dành riêng để trồng cây lấy gỗ phục vụ việc kiến thiết và tu sửa đình chùa. Đình làng Sặt thờ Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải. Khi Trần Bà Liệt mất, thi hài ông được đưa về an táng tại đây. Theo đó, có thể khẳng định rằng làng Sặt là đất thang mộc của nhà Trần, nơi có gia trang của Hoài Đức Vương Trần Bà Liệt. Làng Trang Liệt hôm nay là làng văn hoá cấp quốc gia, một địa chỉ văn hoá được đón nhiều đoàn khách về tham quan, học tập, cổ vũ cho một vùng quê văn hiến đang phát triển trong thời đại mới, cùng góp phần bồi đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Nguồn : TC Xưa – Nay, số 265, 8/2006

Xem Thêm

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.
Đề xuất giải pháp triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao vùng ĐBSCL
Ngày 18/4, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bạc Liêu (Liên hiệp hội) và Sở Khoa học Công nghệ tỉnh tổ chức Hội thảo: Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” - Những vấn đề đặt ra.
Nhiều ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học gửi tới kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV
Tại hội thảo “Một số ý kiến của trí thức khoa học công nghệ gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV” diễn ra sáng 9/4, các chuyên gia, nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung quan trọng về kinh tế-xã hội, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW...
Xây dựng ngành năng lượng bền vững cần sự tham gia tích cực của đội ngũ trí thức và nhà khoa học
Để có thể xây dựng và phát triển ngành năng lượng và điện lực Việt Nam theo hướng bền vững, xanh, TS. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh cần phải có sự tham gia tích cực của đội ngũ khoa học và trí thức trong công tác tư vấn và phản biện...

Tin mới

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.
Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.