Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 11/07/2011 21:15 (GMT+7)

Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1954-1975

Tháng 4-1956, khi Hải quân VNCH ra tiếp quản quần đảo Hoàng Sa thì phát hiện một số đảo phía đông trong đó lớn nhất là đảo Phú Lâm (Woody) đã bị quân lính Trung Quốc bí mật chiếm đóng trái phép. Chính quyền VNCH trên thực tế chỉ kiểm soát được các đảo phía tây. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, VNCH vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các đảo mà Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép phía đông quần đảo Hoàng Sa. Lúc này, trên đảo Pattle (Hoàng Sa) có nhà cửa, căn cứ quân sự, đài khí tượng, hải đăng trong hệ thống quốc tế, miếu Bà, cầu tàu và bia chủ quyền của Việt Nam. Cùng thời gian này, quân lính Đài Loan cũng đã chiếm đóng trái phép đảo Ba Bình (Itu Aba), đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.

Bia chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa trước năm 1974

Ngày 1-6-1956, Ngoại trưởng VNCH Vũ Văn Mẫu ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi trấn giữ các đảo chính ở phía Tây quần đảo Hoàng Sa, ngày 22-8-1956, quân đội VHCH đổ bộ lên các đảo chính của quần đảo Trường Sa, dựng cột đá chủ quyền và treo cờ trên các đảo. Ngày 22-10-1956, Sắc lệnh số 143/NV của Tổng thống VNCH thay đổi địa giới các tỉnh và tỉnh lỵ tại miền Nam (Nam Việt). Trong danh sách các đơn vị hành chính Nam Việt đính kèm theo Sắc lệnh đó có Bà Rịa-Vũng Tàu được đổi thành tỉnh Phước Tuy và đảo Hoàng Sa (Sắc lệnh chú thích là Spratly) trong quần đảo Trường Sa thuộc về tỉnh Phước Tuy cùng tên với quần đảo Hoàng Sa (Paracels) ở phía bắc. Ngày 13-7-1961, Sắc lệnh số 174/NV của Tổng thống VNCH đặt quần đảo Hoàng Sa trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, nay đặt thuộc tỉnh Quảng Nam. Thành lập một đơn vị hành chính cấp xã và lấy tên là xã Định Hải, trực thuộc quận Hòa Vang. Xã Định Hải đặt dưới quyền một phái viên hành chánh.

Ngày 4-9-1958, Trung Quốc ra Tuyên bố về chủ quyền lãnh hải Trung Quốc rộng 12 hải lý, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa). Ngày 14-9-1958, Thủ tướng Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng ký Công hàm: "Ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ Nước CHND Trung Hoa”. Thực chất Công hàm này cũng chỉ cho biết Chính phủ VNDCCH tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, không hề đề cập tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo ông Lưu Văn Lợi, cựu Trưởng Ban Biên giới Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Công hàm này là một cử chỉ tốt đẹp về tình hữu nghị, ủng hộ Trung Quốc lúc Mỹ đưa Hạm đội 7 tới eo biển Đài Loan. Sử dụng Công hàm này với mục đích tranh chủ quyền các quần đảo là một sự xuyên tạc; việc biến một cử chỉ hữu nghị thành tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa là vô lý. Trên thực tế, theo Hiệp định Genève, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía nam vĩ tuyến 17, thời gian này thuộc quyền quản lý của chính quyền VNCH. [Trung Quốc cố tình sử dụng Công hàm ngày 14-9-1958 của Chính phủ VNDCCH như một tài liệu có tính pháp lý và lịch sử để đòi hỏi chủ quyền trên các quần đảo của Việt Nam là một đề tài cần được phân tích đầy đủ để nhận thấy ý đồ cùng thủ đoạn tinh vi của họ trong chuỗi chiến lược lâu dài thôn tính Biển Đông. Chúng tôi sẽ có dịp trình bày vấn đề này trong một bài mang tính chuyên đề khác].

Rạng sáng ngày 21-2-1959, nhiều ngư dân Trung Quốc lên một số đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa nhưng đã bị Hải quân VNCH phát hiện bắt giữ sau đó hoàn trả lại cho Trung Quốc. Theo các tài liệu của VNCH, đây không phải là lần đầu ngư dân Trung Quốc tìm cách lên các đảo của Việt Nam. Ngày 13-7-1971, Bộ truởng Ngoại giao VNCH Trần Văn Lắm có mặt tại Hội nghị lần thứ VI của Hiệp hội các Quốc gia châu Á-Thái Bình Dương ở Manila (Philippines) tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Ông Lắm cũng nhắc lại lời tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của cựu Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tại Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) năm 1951. 

Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hạm đội 7 – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cũng rút quân và các thiết bị ra khỏi vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trạm Khí tượng Thủy văn trên đảo Hoàng Sa thời Việt Nam Cộng Hòa

Ngày 6-9-1973, Bộ trưởng Nội vụ của chính quyền VNCH ký Nghị định sửa đổi việc quản lý hành chính đối với quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy. Tới 4 tháng sau, ngày 11-1-1974, Trung Quốc tuyên bố việc sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy của VNCH là sự lấn chiếm lãnh thổ của Trung Quốc và nhắc lại các yêu sách vô lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 12-1-1974, Chính phủ VNCH ngay lập tức ra Tuyên bố bác bỏ các yêu sách vô lý của Trung Quốc về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 15-1-1974, Trung Quốc bắt đầu triển khai một lực lượng hải quân mạnh mẽ trong đó có nhiều tàu được ngụy trang thành tàu đánh cá có máy bay yểm trợ. Mặt khác, Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH cũng điều động tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) đến Hoàng Sa để tăng cường sự canh phòng khu vực. Ngày 16-1-1974, HQ-16 phát hiện sự có mặt của Hải quân Trung Quốc đang dựng cờ trên các đảo Quang Ảnh, Hữu Nhật... HQ-16 dùng quang hiệu yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi lãnh hải Việt Nam. Phía Trung Quốc đáp trả bằng yêu cầu VNCH rời khỏi "lãnh hải” Trung Quốc. Trước sự gia tăng gây hấn của tàu chiến Trung Quốc, Hải quân VNCH tăng cường khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Lực lượng tăng cường của VNCH có các toán biệt hải được lệnh đổ bộ đến các đảo hạ cờ Trung Quốc. Vài vụ xô xát đã xảy ra, súng đã nổ trên đảo Quang Hòa và một vài đảo khác.

Ngày 16-1-1974, Chính phủ VNCH ra tuyên bố bác bỏ các luận cứ của Trung Quốc và đưa ra những bằng chứng rõ ràng về pháp lý, địa lý, lịch sử để xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lúc này, hai bên bắt đầu bố trí lực lượng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, các chiến hạm của hai bên chỉ còn cách nhau khoảng 200m.

Ngày 19-1-1974 lúc 10 giờ 25 phút, cuộc hải chiến bắt đầu. Một chiến hạm của Trung Quốc bị bốc cháy trước hỏa lực của hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Các chiến hạm Trung Quốc dồn sức đánh trả khiến HQ-10 bị trúng đạn trên đài chỉ huy và hầm máy chính, bốc cháy, hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử nạn. Hai bên đấu súng khoảng 45 phút, cùng thời điểm đó Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH nhận được thông tin cho biết một số phóng lôi hạm và chiến đấu cơ MIG của Trung Quốc từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Nhận thấy tương quan lực lượng không cân xứng, các chiến hạm VNCH được lệnh rút khỏi quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc chiếm đoạt hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa từ tay quân đội VNCH bằng vũ lực kể từ thời điểm này.

Sau trận hải chiến, VNCH đã ra nhiều tuyên bố cũng như cung cấp các chứng cứ lịch sử về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 20-1-1974, quan sát viên của VNCH tại Liên Hợp Quốc yêu cầu Hội đồng Bảo an xem xét việc Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa. Qua thông điệp ngoại giao được gửi đến các nước ký kết Hiệp định Paris 1973, VNCH nhắc lại sự đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp một phiên đặc biệt về vấn đề Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.  

Ngày 26-1-1974, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và tuyên bố lập trường về "chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”. 

Ngày 1-2-1974, chính quyền VNCH quyết định tăng cường phòng thủ ở quần đảo Trường Sa, đưa thêm lực lượng ra đóng ở 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Qua đại sứ ở Manila (Philippines), VNCH khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng trong ngày 1-2-1974, Đoàn đại biểu của VNCH ra Tuyên bố tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Luật Biển Caracas khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tố cáo Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa. Ngày 30-3-1974, VNCH tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội đồng Kinh tế - Tài chính Viễn Đông họp tại Columbia. Ngày 14-2-1974, Bộ Ngoại giao VNCH công bố Sách Trắng về Hoàng Sa và Trường Sa. 

Sau chiến thắng Buôn Ma Thuột, nhận thấy thời cơ chiến lược đã tới, Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam ngay trong mùa khô 1975 bao gồm các đảo và quần đảo Trường Sa, Côn Lôn, Phú Quốc... trên Biển Đông. Trung ương đặc biệt quan tâm tới việc nhanh chóng hoàn thành việc giải phóng, tiếp thu các đảo và quần đảo nói trên về tay Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN). Ngày 9-4-1975, có tin Hải quân VNCH rút khỏi các đảo và quần đảo trên Biển Đông, Bộ Tư lệnh Hải quân QĐNDVN đã ngay lập tức cho lực lượng ra tiếp thu các đảo và quần đảo. Từ ngày 14 đến ngày 28-4-1975, Hải quân QĐNDVN đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiếp quản các đảo trên Biển Đông trong đó có quần đảo Trường Sa. 

Chính quyền Việt Nam thống nhất sau đó vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Xem Thêm

Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Tin mới

Trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024
Tối 28/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ (KHCN) Việt Nam năm 2024.
Quảng Ngãi: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền cho trí thức
Chiều 9/5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức và Hội viên của Câu lạc bộ Lê Trung Đình tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề “Tình hình Biển Đông gần đây và chính sách của Việt Nam”.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Phát động Chiến dịch phục hồi rừng “Rừng xanh lên 2025” tại Sơn La
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5 và Ngày Môi trường Thế giới 05/06, ngày 25/5, Liên Hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hạt Kiểm lâm Vân Hồ, Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển cộng đồng (RIC) và chính quyền địa phương phát động trồng hơn 18.000 cây bản địa tại hai xã Song Khủa và Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu – tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác.
Hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững
Dự án Hỗ trợ phục hồi rừng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt là Chủ dự án với mục tiêu hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng.
Vĩnh Long: Tập huấn nâng cao nhận thức về ứng phó khí hậu gắn với kinh tế xanh
Sáng ngày 23/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long (Liên hiệp hội) phối hợp với Chi cục Môi trường và Kiểm lâm – Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh, Đảng ủy, UBND xã Thuận Thới, Hợp tác Xã Thuận Thới tổ chức Hội nghị “Tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác, ứng phó khí hậu gắn với kinh tế xanh”.
Liên hiệp hội Hà Tĩnh: 30 năm một chặng đường phát triển
Kể từ khi mới thành lập đến nay, hệ thống tổ chức của Liên hiệp hội tỉnh Hà Tĩnh không ngừng được bổ sung, kiện toàn và phát triển. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển tổ chức, Liên hiệp hội đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ, khắc phục thách thức, nắm bắt cơ hội để tạo động lực vươn lên.
Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.