Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 05/09/2009 06:06 (GMT+7)

Cây Ngọc lan làm thuốc

 

Trong khuôn viên các đình, chùa, công viên và ven đường phố, người ta thường trồng cây Ngọc lan hoa trắng hoặc Ngọc lan hoa vàng để tạo cảnh đẹp, cho bóng mát và lấy hoa thơm, thường dùng làm hoa cúng. Các cây này có nguồn gốc ở Ấn Độ, nhưng đã được trồng ở nước ta từ lâu đời. Chúng cùng thuộc chi Giổi (Michelia), với 21 loài, một chi lớn nhất trong họ Ngọc lan (Magnoliaceae) ở Việt Nam.

Cây Ngọc lan hoa trắng, hay Ngọc lan ta (Micheliaxalba DC.). Đây là loài lai (có dấu x trước tên loài). Cây gỗ, cao tới 15m, đường kính thân tới 30cm. Lá to, mỏng, mọc so le, hình trái xoan hẹp, dài 10 – 25cm, rộng 4 – 9cm, đầu lá thuôn nhọn, gốc là hình nêm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông thưa, cuống lá dài 1,5 - 2cm. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, bao hoa có 10 mảnh màu trắng, hình ngọn giáo, dài 3 - 4 cm, rộng 3 - 5mm, không phân đài và tràng, xếp xoắn ốc, mùi rất thơm; nhiều nhị; cuống nhuỵ dài khoảng 4mm, bộ nhuỵ gồm nhiều lá noãn rời, xếp theo đường xoắn ốc trên đế hoa dài. Mỗi lá noãn có một vòi nhuỵ ngắn, cong ra ngoài. Quả tụ, hình nón, gồm nhiều đại, mỗi đại có 1 - 8 hạt hình trứng. Mùa hoa: tháng 4 - 9.

Theo các nhà khoa học Trung Quốc (1984), hoa chứa tinh dầu (0,24%), với 24 thành phần như Me- metylbutyrat, linalol, metylêugnol… lá tươi cũng chứa tinh dầu (0,7%), alcaloid và hợp chất phenol. Vỏ thân và rễ chứa các alcaloid như ushinsumin, salicifolin, michelabin… Hoa còn được dùng để ướp chè.

Theo Đông y, hoa, lá, rễ Ngọc lan có vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng chống ho, làm long đờm, ích phế, lợi tiểu. Y học dân gian dùng lá Ngọc lan (15 - 30g) chữa viêm phế quản, bệnh đường tiết niệu, lợi tiểu; Vỏ có tác dụng giảm thân nhiệt; Hoa dùng trị ho gà, viêm phế quản (6 - 12g hoa, đun sôi rồi thêm mật ong uống), viêm tuyến tiền liệt, bạch đới; Rễ dùng chữa viêm đường tiết niệu, mụn nhọt và điều hoà kinh nguyệt. Ở Philippines, người ta dùng nước sắc hoa cho người bị sẩy thai uống.

Chú ý: Tránh nhầm lần với cây Ngọc lan Tây (Cananga odorata, thuộc họ na Annonaceae).

Cây Ngọc lan hoa vàng, còn gọi là Hoàng lan, Sứ vàng (Michelia champaca L.).

Ngọc lan hoa vàng Michelia champaca Cây gỗ lớn, cao đến 25 m hoặc hơn, đường kính thân tới 60 - 80cm, cành và lá non có lông mềm. Lá đơn, mọc so le, có lông ở mặt dưới, phiến lá hình trái xoan hẹp, dài 10 - 20cm và rộng 4 - 9cm, đầu lá có mũi nhọn, gốc là hình nêm rộng hoặc tròn, cuống lá dài 2 - 4cm. Hoa rất thơm, bao gồm 15 - 20 mảnh màu vàng cam, hình mũi mác, dài 2 - 4cm, rộng 4 - 5mm, không phân hoá thành đài và tràng, xếp theo một đường xoắn ốc. Nhị nhiều, có chỉ nhị ngắn và dẹt. Cuống nhuỵ dài khoảng 3mm. Bộ nhuỵ gồm nhiều lá noãn rời, xếp theo một đường xoắn ốc trên đế hoa lồi. Quả tụ, gồm nhiều đại xếp sít nhau, mỗi đại có 2 - 4 hạt. Cây ra hoá tháng 6 - 7, có quả tháng 9 - 10.

Loài này phân bố từ Ấn Độ, Trung Quốc tới Malaysia. Ở nước ta, cây mọc hoang ở tỉnh Đắc Lắc, Đồng Nai và thường được trồng ở các công viên, đình chùa. Vỏ thân, rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Lá và hoa thường dùng tươi. Quả thu hái vào mùa đông.

Hoa và lá chứa tinh dầu (tỷ lệ 0,11% trong hoa), với thành phần chính là iso – eugenol, metyl – eugenol, và alcôhl benzylic, linalol, geraniol. Tinh dầu này có giá trị như tinh dầu hoa hồng, được dùng làm chất thơm. Vỏ chứa alcaloid.

Theo Đông y, rễ, hoa và quả có vị đắng, tính mát; có tác dụng khu phong, trừ thấp, kiện vị, chỉ thống. Trong dân gian, người ta dùng vỏ cây làm thuốc trị sốt, sốt rét, ho. Vỏ rễ tươi đem sắc uống để chữa mụn nhọt, làm thuốc điều kinh. Lá có tác dụng giải độc, nấu nước súc miệng khi bị đau họng. Hoa, quả dùng làm thuốc trị đau dạ dày, lợi tiểu trong chứng đau thận và trong bệnh lậu, chống nôn. Hạt dùng làm thuốc trị giun.

Theo tài liệu nước ngoài, ở Ấn Độ, người dân lấy dịch lá trộn với mật ong trị rối loạn thần kinh. Ở Malaysia và Philippines, người dân dùng quả trong bài thuốc trị bệnh phong thấp. Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ và quả cũng được dùng trị phong thấp, đau dạ dày, và hóc xương. Cây Ngọc lan hoa vàng còn có tác dụng sinh tinh, tốt cho mắt và tim.

Ở Việt Nam, chưa thấy những công trình nghiên cứu về hai loài Ngọc lan để làm thuốc, đặc biệt cây Ngọc lan hoa vàng. Trong khi đó, các nước ở châu Á đều có nhiều kinh nghiệm sử dụng những cây này.

Ngọc lan hoa vàng Michelia champaca

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...