Cây cối cũng là một nguồn metan
Nghiên cứu này, dựa trên cơ sở các quan sát trong phòng thí nghiệm, dường như được củng cố thêm bởi các quan sát không được công bố về nồng độ metan ở vùng Amazon của Braxin.
Cho đến nay, người ta cho rằng các nguồn metan tự nhiên chủ yếu chỉ giới hạn trong các môi trường có vi khuẩn hoạt động trên thảm thực vật ở điều kiện ít oxy, như các vùng đầm lầy hoặc các cánh đồng lúa.
Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu của Frank Keppler, thuộc Viện Max Planck ở Heidelberg, Đức, đã phát hiện thấy tác động mới này khi nghiên cứu sự phát thải của lá cây và cỏ trong các điều kiện tương tự như điều kiện thoáng khí. Điều làm cho các nhà khoa học ngạc nhiên là tất cả các sách giáo khoa viết về sinh hóa thực vật dường như đã bỏ qua sự kiện là metan được tạo ra bởi nhiều loại cây, thậm chí ngay cả ở nơi có nhiều oxy. Luợng khí metan được sản sinh ra gia tăng khi không khí có nhiệt độ cao hơn và khi có nhiều ánh nắng Mặt trời. Bài báo đánh giá hiện tượng không giải thích được này có thể chiếm tới 10-30% lượng phát thải metan của thế giới. Những sự liên quan khả dĩ được David Lowe thuộc Viện Nghiên cứu Nước và Không khí Quốc gia của Niu Dilân, phân tích trong Tạp chí Nature. Theo David: "Hiện nay, người ta cho rằng chỉ có các khu rừng mới có thể làm tăng sự nóng lên bởi khí nhà kính thông qua phát thải metan hơn là làm giảm nó bằng cách thu trữ cacbon đioxyt".
Nếu điều này là đúng, nó sẽ có những tác động lớn liên quan đến các quy định của Nghị định thư Kyoto về sự biến đổi khí hậu, cho phép các nước và các hãng tiếp tục thải khí thải từ đốt nhiên liệu hóa thạch như than và dầu bằng cách tài trợ cho việc trồng rừng mới hoặc bảo tồn các khu vực đã bị phá rừng.
Tuy nhiên, một số chuyên gia về khoa học về sự biến đổi khí hậu và các chính sách cho rằng còn quá sớm để đi đến kết luận này. TS. Halldor Thorgeirsson, Phó Tổng Thư ký của Ban Thư ký về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (UN Climate Change Secretariat) cho biết, mặc dù nghiên cứu này rất hấp dẫn, tác động tổng thể của nguồn metan mới được phát hiện này vẫn còn mang tính chất suy đoán. Cần nghiên cứu thêm vấn đề này, tuy nhiên, nghiên cứu này không xem xét các số liệu trắc lượng về phát thải metan trực tiếp từ các cánh rừng và đây chính là điều cần thiết để có thể bàn luận tốt hơn về việc rừng có tác dụng như thế nào đối với khí hậu. TS. Thorgeirsson cho biết thêm, hệ thống tính toán "tín dụng" (Credits) của rừng theo Nghị định thưKyotocho phép cập nhật các phát hiện khoa học để áp dụng vào đánh giá ích lợi của khí hậu của tất cả các dự án cụ thể.
Nguồn: BBC News.com; vista3/5/2006