Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 27/10/2006 23:47 (GMT+7)

Cách phòng trị rầy mềm hại mãng cầu xiêm

Hỏi: Không rõ tại sao gần đây trên cây mãng cầu xiêm của gia đình tôi có nhiều con sâu đeo bám trên nụ bông hoa và cả trên đọt non mới ra. Chúng nhỏ hơn hạt mè, hình bầu dục, đầu nhỏ, nhưng bụng lại lớn, nhìn gần giống như giọt nước sắp rớt, màu đỏ hồng hoặc nâu đen. Chúng làm đọt, lá non cong queo, còi cọc, nếu mật số cao có thể làm cho nụ và bông hoa khô đi, không đậu trái. Xin cho biết đó là sâu gì? Cách phòng trị? (Nguyễn Minh Phương ở Tam Hiệp, Châu Thành, Tiền Giang).

Trả lời: Qua mô tả, có thể khẳng định cây mãng cầu nhà bạn bị rầy mềm gây hại. Loại rầy này có khả năng gây hại cả cà phê, trà, xoài, đu đủ, dưa leo, ca cao, đặc biệt là cây thuộc họ cam quýt như chanh, cam ngọt, bưởi, quýt tiều, quýt đường...

Cơ thể của chúng có hình bầu dục, bóng có kích thước rất nhỏ, hình dáng hơi giống trái lê (giống như giọt nước sắp rớt), màu nâu đen hay nâu đỏ hơi hồng. Con trưởng thành đực (thường ít gặp) luôn có cánh. Con trưởng thành cái có hai dạng: có cánh (dài khoảng 2 ly) và không có cánh. Trong điều kiện bình thường ở vùng nhiệt đới như nước ta, nếu có thức ăn phù hợp (đọt, lá non, bông, trái non mới ra...), rầy cái thường không có cánh và sinh sản đơn tính là chủ yếu (đẻ trực tiếp ra con chứ không đẻ trứng). Do vậy chúng tích luỹ mật số rất nhanh, nếu không phát hiện và diệt trừ kịp thời thì rất dễ bị gây hại nặng. Còn dạng có cánh chỉ xuất hiện khi mật số của rầy cao, lá mãng cầu đã già (hết thức ăn phù hợp), chúng sẽ bắt cặp và di chuyển tìm nguồn thức ăn khác, sinh sản tạo quần thể mới để duy trì nòi giống.

Rầy trưởng thành và rầy non tập trung bu bám ở mặt dưới của lá, cành, đọt non, nụ hoa, hoa và cả trái non (không thấy chúng có mặt trên bộ phận già) để chích hút nhựa, làm cho chồi, lá non biến dạng, lá cong queo, còi cọc, không phát triển được, giảm khả năng tăng trưởng của cây. Nụ hoa, hoa và trái non không phát triển được, nếu nặng sẽ bị vàng, khô héo và rụng. Cũng giống như nhiều loài rầy rệp khác, ngoài gây hại trực tiếp thì trong chất bài tiết của rầy còn có chứa nhiều chất đường mật, đây là môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát sinh, phát triển phủ kín cả cành - lá, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây.

Trong tự nhiên, rầy mềm có khá nhiều thiên địch, chúng khống chế mật số không cho rầy mềm gây hại lớn cho cây. Thế nhưng những năm gần đây, cho nhà vườn sử dụng quá nhiều thuốc BVTV, làm quần thể thiên địch bị tiêu diệt rất nhiều, khiến cho rầy mềm nhiều lúc tự do phát triển, gây hại nặng.

Để hạn chế tác hại của rầy mềm bạn phải theo dõi vườn mãng cầu thường xuyên,đặc biệt là vào các đợt cây mãng cầu ra đọt, lá non, ra hoa, trái non. Nếu thấy rầy có mật số cao thì sử dụng thuốc hóa học phun xịt. Để bảo vệ quần thể thiên địch đang có sẵn trong vườn cây, đồng thời tiết kiệm tiền thuốc, không nên phun xịt tràn lan, chỉ xịt trực tiếp vào những chỗ có rầy bu bám (đọt non, lá non, cành non, hoa, trái non...). Để tránh rầy kháng thuốc nên luân phiên sử dụng nhiều loại như Bassa 50 EC (hoặc Bascide 50 EC), Trebon 10 EC, Supracide 40 EC (hoặc Suprathion 40 EC), dầu khoáng DC-Tron.

Nguồn:Kinh tế Nông thôn - Số 23 (509) - Thứ hai, ngày 5/6/2006

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...