Bảo vệ môi trường - Những đóng góp mới
Màng tự hủy “hòa hợp” với môi trườngMới đây, nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học công nghiệp (Bộ Công nghiệp) đã chế tạo thành công màng tự hủy “hòa hợp” với môi trường từ vật liệu chính là tinh bột sắn phối trộn với po-ly-me cótỷ trọng thấp (LDPE). Kết quả cho thấy, sau ba tháng ngâm nước, màng tự phân hủy rõ rệt, tính năng cơ lý giảm đáng kể. Nước ngâm có mùi bột chua, bề mặt màng rất nhớt. Nếu đem rửa sạch, sấy khô, màngsần sùi, xuất hiện nhiều lỗ thủng, dễ bị vụn nát. Các nhà khoa học đã đưa ra công thức pha chế tỷ lệ 20% tinh bột là thích hợp nhất để sản xuất màng tự hủy. Loại màng này có thể dùng làm túi ươm cây,màng giữ sương giữ ẩm trong nông nghiệp.
Xử lý nước thải của cơ sở sản xuất thuốc trừ sâu
Với những công nghệ truyền thống như phân hủy sinh học, thủy phân trong môi trường kiềm, việc xử lý nước thải trong sản xuất thuốc trừ sâu thường không được triệt để. Để khắc phục những nhược điểmcủa công nghệ truyền thống nêu trên, Trung tâm công nghệ hóa học và môi trường (Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) đã nghiên cứu và áp dụng thành công công nghệ ECHEMTECH xử lý nướcthải sản xuất thuốc trừ sâu tại Công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn. TS Trần Mạnh Trí, Giám đốc Trung tâm công nghệ hóa học và môi trường, chủ nhiệm đề tài cho biết: “Nhờ áp dụng hai quá trình công nghệcao FEROZONE và FENTON vào xử lý nước thải kết hợp với các phương pháp sinh học, hiệu quả phân hủy các loại thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, trừ cỏ, gốc clo hữu cơ, phôt-pho hữu cơ, gốcca-ba-mat, py-rê-thro-it. . .đạt trên 97-99%. Công nghệ này cũng có thể áp dụng xử lý các loại nước thải ô nhiễm bởi các chất hữu cơ bền vững, khó hoặc không thể phân hủy sinh học như nước thải ngànhdệt nhuộm, hóa chất... Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh lấy mẫu kiểm tra xác nhận chất lượng nước thải đạt loại A theo TCVN 5945-01995, dư lượng thuốc trừ sâu trong nước thảisau xử lý nhỏ hơn 0,01 ppm và trên cơ sở đó đã cấp giấy chứng nhận cho phép đưa hệ thống xử lý nước thải đi vào hoạt động. Hệ thống xử lý nước thải của Công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn đã hoạt động ổnđịnh từ giữa năm 2001 đến nay.
Sản xuất phân bón từ rác
Các nhà khoa học thuộc Viện công nghệ sinh học (Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia) đã bắt tay vào nghiên cứu công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ các chất phế thải. Các nhàkhoa học đã phân lập được một số chủng vi sinh vật chịu nhiệt có khả năng phân hủy nhanh các chất hữu cơ (chủ yếu là các chất chứa xen-lu-lô). Nhờ đó đã rút ngắn quá trình ủ rác bớt 14 ngày so vớiquy trình đang áp dụng và tăng 20% lượng bùn trong phân bón. Các vi sinh vật có khả năng sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật, cố định ni-tơ, phân giải hợp chất phốt-phát khó tan.
Bên cạnh rác, ngành chế biến nông sản thực phẩm kết hợp với chăn nuôi ở nước ta cũng “đóng góp” vào môi trường một lượng mùn không nhỏ, trở thành nguồn ô nhiễm thứ cấp nếu không có biện pháp khắcphục. Cũng giống như công nghệ chế biến rác phục vụ ngành nông nghiệp, một số chủng vi sinh có khả năng chuyển hóa nhanh các chất hữu cơ trong bùn đã được tuyển chọn để xây dựng quy trình kỹ thuậtsản xuất phân bón. Việc nghiên cứu sản xuất phân bón không chỉ được thực hiện từ hai nguồn rác thải nói trên mà còn có thể sản xuất từ bã mía. Thành công trên sẽ góp phần giải quyết nhu cầu sử dụngphân bón đang ngày càng gia tăng mà vẫn đảm bảo vấn đề môi trường.
Nguồn: Hoàng Anh, Nhân dân cuối tuần số 23 ngày 08/06/2003