Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 09/11/2006 22:40 (GMT+7)

Áo vỏ cây ở các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên

Trong khi đó, những tập đoàn người săn bắn, rồi sau tiến lên chăn nuôi đại gia súc thì kỹ thuật may mặc lại có nguồn gốc từ việc sử dụng da thú làm đồ mặc. Các loại áo xẻ ngực, hai thân áo được khâu nối trên bờ vai, trang trí bằng kỹ thuật khâu đáp... là những vết tích chưa phai mờ từ nguồn gốc này.

Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn đọc có một cái nhìn đại thể về vai trò của những tấm vỏ cây rừng trong đời sống ở các xã hội nông nghiệp làm lúa rẫy.

Cũng như nhiều cư dân khác trên thế giới, các dân tộc bản địa vùng Trường Sơn - Tây Nguyên trong quá khứ cũng sử dụng phổ biến loại y phục bằng vỏ cây. Trước khi biết đến kỹ thuật dệt và các loại vải dệt, hẳn là đã có một thời rất dài, tổ tiên của nhiều dân tộc chủ yếu dùng các loại vỏ cây sẵn có trong thiên nhiên để làm vật dụng (chăn, túi, đệm...), trong đó có vật che thân (tấm choàng, váy, áo... Nên nhớ rằng, váycũng dùng cho cả nam giới - như kiểu sà rông). Có thể coi những đồ mặc này như là loại y phục cổ sơ. Ngày nay, những y phục vỏ cây mà giới nghiên cứu coi là quý hiếm (được lưu giữ trong nhiều bảo tàng địa phương) vẫn còn thấy một số đồng bào ở những vùng xa xôi hẻo lánh sử dụng trong sinh hoạt.

Mỗi dân tộc đều chọn lựa một vài loại vỏ cây sẵn có tại rừng núi quê hương mình để khai thác làm đồ mặc. Ban đầu họ khai thác loại vỏ cây có kích thước lớn, đập mỏng, phơi khô rồi dùng nguyên một miếng để khoác vào người. áo vỏ cây chẳng những giúp đồng bào chống được giá rét, mà còn thích nghi với một số hoạt động như khi đi khai thác song mây, phát rẫy, cắt lá lợp nhà và đặc biệt là trong khi đi săn bắt ở rừng sâu.

Người Mnông đi săn voi rừng, ngoài bộ đồ vỏ cây còn chuẩn bị một số tấm vỏ cây để lót trên lưng voi. áo djărcủa tộc người này cũng dệt bằng sợi vỏ cây bĩlhoặc cây rbâu. Dệt xong gấp đôi, khoét cổ làm áo. áo djărhơi mỏng và dệt không kín, dùng để mặc khi trời nóng và đi lao động. Trong lễ hội, người ta ít khi mặc áo djăr.

Người Ê-đê và Mnông gọi áo bằng vỏ cây là áo kroh, tức áo cứng. Hình thức giống áo mặc mát của đồng bào: áo hở nách, chỉ che hai thân sau và trước; hai vạt trước được khép lại bằng những dây buộc.

Người Hà-lăng ở Bắc Tây Nguyên phải đi rất xa, vào tận rừng nguyên sinh để tìm cây l’oong ka poong(một loại giống cây mít rừng) để làm đồ mặc. Ngoài ra, vỏ cây còn được dùng vào một số công việc khác như làm chiếu, vách nhà, lợp nhà, quai đeo gùi, dây chão... Người ta còn dùng vỏ cây để bó xác thay cho quan tài đưa đi mai táng.

Đồ mặc bằng vỏ cây tồn tại đến tận giữa thế kỷ XX. Trong tiểu thuyết “Đất nước đứng lên”, Nguyên Ngọc miêu tả làng Kông Hoa - dân tộc Ba-na của Anh hùng Núp - cũng còn nhiều người mặc áo vỏ cây. Đồ mặc bằng vỏ cây còn thấy phổ biến trong cộng đồng người Rục ở miền Tây tỉnh Quảng Bình. Năm 1960, lần đầu tiên được biết đến họ thì họ vẫn còn “ăn lông ở lỗ”, cư trú trong hang đá, sinh hoạt còn nhiều tàn tích của cư dân nguyên thủy. Họ dùng vỏ cây sui, lấy đá cuội đập bẹt ra sau khi ngâm nước, rồi lấy mảnh vỏ ấy quấn ngang eo làm váy hoặc “sà rông”.

Khi viết về các dân tộc ở miền núi Bắc Trung Bộ, Mạc Đường có nói đến tập quán ăn mặc của họ như sau: “Trước đây, người Rục, Arem, Sách và các tộc người săn bắt, thu hái khác, phần lớn không có quần áo để mặc. Họ lấy vỏ cây sui đập dập và phơi khô để mặc. Đàn bà lấy mảnh sui quấn vào người thay váy gọi là “puồng”. Đàn ông dùng vỏ sui thắt ngang lưng làm khố gọi là “chơ toi”. Đàn ông cũng như đàn bà đều dùng một tấm vỏ sui lớn quấn từ lưng qua vai che ngực và bụng gọi là “kché”...

Người Ta-ôi thường sử dụng loại váy ngắn ( amưng) được làm bằng vỏ cây abâyngâm nước đập bẹt và kết lại làm đồ mặc.

Người Cơ-tu, ngày xưa, thường lấy vỏ cây hơ mớt, hơ mon, hơjoong, chrơ dđangơ duôngg, ta đuých... để làm váy - áo che thân. Người ta chọn những thân cây có đường kính 40 - 50cm, cắt thành từng khúc theo kích thước phù hợp với yêu cầu rồi lột thành từng mảng để làm đồ mặc. Để tấm vỏ cây được mềm, sau khi hơ lửa cho nóng đều, người ta dùng một khúc cây đã khắc rãnh lồi lõm để đập dập. Đập xong, lột bớt lớp vỏ ngoài, chỉ để lại lớp vỏ trong. Sau đó ép thẳng, cắt xén, khoét lỗ, chắp nối, khâu lại thành váy, áo...

Để chắp nối các mảnh vỏ cây lại, người ta dùng dây gai, cây bhơ nương- loại cây rất dẻo và chắc làm chỉ khâu. Nếu có tấm vỏ cây lớn, người ta chỉ cần khoét lỗ làm thành cổ áo, rồi gài thêm các sợi dây vào bên mép áo để khi mặc thì thắt lại với nhau thay cho nút áo. Chăn, chiếu cũng được làm bằng vỏ cây này, người ta dùng dây kết lại thành tấm lớn hơn. Đôi khi đồng bào còn lấy loại mây rục vót thật mỏng và đan thành hoa văn trên váy - áo. Có nơi, đồng bào xẻ tấm áo vỏ cây thành từng ô nhỏ để khi mặc vừa mát, vừa đẹp. Dưới các mép váy - áo, người ta còn cắt thành hình răng cưa để làm trang trí.

Ở các buôn - làng, khi cây bông vải đã được trồng phổ biến, nghề dệt vải đã phát triển thì loại vỏ cây nói trên ít khi được sử dụng. Chỉ số ít những người đàn ông nghèo khổ, sống độc thân, hay những nô lệ gia đình hoặc nhà nào đó không có khả năng trồng bông - dệt vải, không có gì để đổi lấy bông, vải làm quần áo thì mới chịu mặc váy - áo vỏ cây. Người ta cũng có thể xẻ vỏ cây để làm sợi dệt thành tấm rồi may váy - áo.

Đồ mặc bằng vỏ cây có ảnh hưởng sâu sắc đến tập quán may mặc sau này của các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên nói chung, người Cơ-tu nói riêng, và là yếu tố định hình nên truyền thống, phong cách trang phục của các dân tộc. Sự kế tục và phát triển từ y phục vỏ cây lên y phục bằng vải dệt khá rõ nét.

Cho đến nay, về mặt loại hình, kiểu khố, áo, váy, chăn... của các tộc người không khác cơ bản với kiểu khố, áo, váy, chăn... làm bằng vỏ cây của tổ tiên họ. Khi quan sát về trang phục cổ truyền của các dân tộc, có thể khẳng định đồ mặc bằng vỏ cây là cơ sở, hình mẫu ban đầu của đồ mặc bằng vải thổ cẩm ngày nay.

Nguồn: Tạp chí Dân tộc-Thời đại số 95/2006

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...