Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 15/06/2005 16:28 (GMT+7)

Phải chăng Lý Thường Kiệt (tức Ngô Tuấn) là cháu năm đời của Ngô Quyền?

Sách này có nêu lên cội nguồn họ Ngô như sau:

Gia phả họ Ngô ghi được từ thế kỷ 7-8 cho biết: Thuỷ tổ là Ngô Nhật Đại, một nông dân ở châu Ái (Thanh Hoá xưa). Ông sinh ra Ngô Nhật Dụ, làm nghề dạy học. Sau đó, hậu duệ là Ngô Đình Thực trở thành một hào trưởng ở địa phương. Ông Thực sinh ra Ngô Mân. Ông Mân được cử làm Thứ sử ở Đường Lâm (Phúc Thọ - Hà Tây) và sinh ra Ngô Quyền (như vậy, Đường Lâm là sinh quán của Ngô Quyền, còn chính quán ở Đồng Phong (T.M nhấn mạnh).

Sách ghi tiếp: Lớn lên, Ngô Quyền về quê, làm nha tướng và là con rể của Dương Đình Nghệ (Lấy bà Dương Thị Ngọc. Gia phả họ Dương còn ghi ba con trai của Dương Đình Nghệ là Dương Nhất Kha, Dương Nhị Kha, Dương Tam Kha (T.M ghi chú thêm)). Về sau Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết để tranh chức Tiết độ sứ. Ngô Quyền đã đem quân bản bộ ở Ái Châu ra giết Kiều Công Tiễn để trả thù cho bố vợ. Sau khi đánh quân Nam Hán, Ngô Quyền làm vua được 6 năm. Con trưởng của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập lên nối ngôi nhưng bị Dương Tam Kha cướp ngôi. Về sau Dương Tam Kha bị Ngô Xương Văn lật đổ. Xương Văn (em Xương Ngập) lên ngôi, xưng là Nam Tấn Vương và mời anh cùng cầm quyền xưng là Thiên Sách Vương. Gia phả còn ghi Ngô Xương Ngập sinh ra Ngô Xương Xí.

Ngô Xương Xí sinh ra Ngô Xương Ấp và Ngô Ích Vệ (còn có bản chép là Ngô Xương Yên và Ngô Án Ngữ).

Ngô Ích Vệ sinh ra Ngô Hiến và Ngô Tuấn.

Ngô Tuấn chính là Lý Thường Kiệt (vì có công nên được ban họ vua). Nếu đúng như vậy, Ngô Tuấn là cháu 5 đời của Ngô Quyền.

Tác giả Lê Bá Chức ngoài việc tra cứu gia phả họ Ngô ở Đồng Phong còn tham khải thêm một cuốn gia phả của người họ Ngô hiện ở Canada (có cả chữ Hán và bản dịch tiếng Việt) để đối chiếu và khẳng định.

Hậu duệ các đời kế tiếp có ghi Ngô Ma Lư (vợ là Nguyễn Thị Đào) sinh ra Ngô Đô, Ngô Đô sinh ra Ngô Tây. Ngô Tây (vợ là Trinh Thị Kim) sinh ra Ngô Kinh. Về sau Ngô Kinh lên Lam Sơn, được Lê Khoáng (thân phụ Lê Lợi) gả con gái là Lê Thị Mươi cho (như vậy là Ngô Kinh lấy em gái Lê Lợi). Ông Kinh sinh ra được 4 con trai là Ngô Từ, Ngô Đức, Ngô Khiêm, Ngô Thầm.

Ngô Kinh và con là Ngô Từ đều tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ buổi đầu (phụ trách quân lương) nên đều được xếp vào bậc khai quốc công thần. Ngô Từ lấy Đinh Thị Ngọc Kế (con gái Đinh Lễ) sinh được 11 con trai và 8 con gái. Bà Ngô Thị Ngọc Dao, thân mẫu vua Lê Thánh Tông là một trong số 8 người con gái ấy. Gia phả còn ghi chị bà Ngọc Dao là Ngọc Xuân cũng lấy vua Lê Thái Tông. Như vậy, cả hai chị em đều là hoàng phi.

Vậy ta nên bàn xem Lý Thường Kiệt có phải là cháu 5 đời của Ngô Quyền như gia phả họ Ngô đã ghi hay không?

1. Gia phả họ Ngô ở Đường Lâm và trong các sử cũ cũng chỉ ghi thân phụ Ngô Quyền là Ngô Mân, không thấy ghi các đời trước. Không lẽ gì một người đã làm vua mà lý lịch lại không ghi ông nội? (gia phả họ Ngô ghi ông nội Ngô Quyền là Ngô Đình Thực).

2. Lý lịch của Lý Thường Kiệt lại còn mơ hồ hơn nữa. Sử sách cũ và cuốn “Danh tướng Việt Nam” (của Nguyễn Khắc Thuần) viết tới 10 trang về chiến công chống Tống, bình Chiêm, coi như đệ nhất công thần thời Lý (đã phục vụ ba triều vua đời Lý) mà cũng chỉ ghi quê ở làng An Xá, sau rời về bãi Cơ Xá (nay thuộc Ngọc Thuỵ - Gia Lâm - Hà Nội). Thậm chí cũng không ghi tên bố và dòng họ, chỉ ghi tên thực là Ngô Tuấn.

3. Xét năm sinh của Ngô Quyền (năm 898) và năm sinh của Lý Thường Kiệt (năm 1019), cách nhau 121 năm. Năm thế hệ cách nhau 121 năm cũng là điều hợp lý, có thể chấp nhận được.

4. Lý Thường Kiệt không có con, chỉ nuôi một người con gái nuôi quê ở Thanh Hoá. Bà này cũng đã từng ra mặt trận để hầu hạ bố nuôi và được thờ ở Đại Yên - quận Ba Đình - Hà Nội. Tại sao con gái nuôi lại ở Thanh Hoá. Phải chăng quê ở gốc tổ ?

Tóm lại, theo thuyết Ngô ích Vệ là thân phụ của Ngô Tuấn (Lý Thường Kiệt) như gia phả họ Ngô ở Đồng Phong - Yên Định - Thanh Hoá đã ghi cũng đáng tin cậy. Và cái gen võ tướng trong người Lý Thường Kiệt bắt nguồn từ tài thao lược của Ngô Quyền và các con Ngô Quyền. Và dòng võ tướng này còn kéo dài nhiều đời dưới triều Lê.

Nguồn: Xưa&Nay số 215 tháng 7/2004.

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.