Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 04/05/2011 20:00 (GMT+7)

Tổ GK Đại học Bách khoa nghiên cứu để rà phá thủy lôi và bom từ trường

1. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xuất bản cuốn sách “Tổ GK Đại học Bách khoa nghiên cứu để rà phá thủy lôi và bom từ trường”

Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, vào hai năm 1972-1973 ở Đại học Bách khoa Hà Nội có một tổ nghiên cứu mang mật danh là GK được giao nhiệm vụ “nghiên cứu cơ bản và thiết kế phương án để rà phá thủy lôi và bom từ trường” do Mỹ thả xuất để phong tỏa miền Bắc Việt Nam.

Tổ GK đã khẩn trương nghiên cứu được những quy luật hoạt động cũng như những âm mưu chống rà phá đối với các loại thủy lô và bom từ trường mà Mỹ gọi là “thông minh” nhờ đó đưa ra được các biện pháp rà phá có hiệu quả, không bị thương vong. Rất nhiều đơn vị dân sự cũng như quân sự ứng dụng các biện pháp rà phá này, nhờ đó giao thông thủy bộ của miền Bắc tuy gặp khó khăn nhưng vẫn thông suốt, âm mưu phong tỏa của đế quốc Mỹ thất bại. Mỹ muốn dùng cách phong tỏa miền Bắc để ép ta ký hiệp định hòa bình với điều kiện quân đội miền Bắc phải rút hết ra khỏi miền Nam Việt Nam . Mọi âm mưu của Mỹ đều bị thất bại, cuối năm 1972 đầu năm 1973 hiệp định hòa bình Paris được ký kết.

Miền Bắc ngừng tiếng súng ở trong tư thế người chiến thắng, cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam được đẩy mạnh và cuối cùng ngày 30 tháng 4 năm 1975 cờ đỏ sao vàng bay trên nóc dinh Độc lập, đất nước Việt Nam được thống nhất.

Giữa năm 1973, do hoàn thành tốt những nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ chiến đấu được giao, tổ GK được Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Huân chương chiến công hạng 2. Tất cả 12 thành viên của GK đều được tặng thưởng từ bằng khen của Chính phủ đến huân chương chiến công hạng nhì và hạng ba. Năm 1996, Nhà nước đánh giá cao hoạt động rà phá thủy lôi và bom từ trường trong thời gian chống Mỹ cứu nước nên đã tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật cho công trình phá thủy lôi từ tính 1967-1972. Ở giải thưởng có ghi rõ tên các đơn vị thực hiện công trình này, trong đó có tên tổ GK1 Đại học Bách khoa Hà Nội.

Việc nghiên cứu để rà phá thủy lôi và bom từ trường của tổ GK1 Đại học Bách khoa tính đến nay đã xấp xỉ 40 năm. Những nội dung nghiên cứu, những kết quả nghiên cứu đã triển khai phục vụ chiến đấu của tổ GK1 cũng như tổ chức của tổ GK1 như thế nào trước đây thuộc diện bí mật quân sự không đựơc phổ biến. Về sau khi đã hết chiến tranh, mọi hoạt động đều tập tủng để xây dựng đất nước trong hòa bình những hoạt động như của GK1 lùi dần về dĩ vãng.

Nhưng thỉnh thoảng cũng có khi GK được nhắc đến. Thí dụ khi được hỏi cần phải làm gì để KH&CN thực sự trở thành động lực kinh tế, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân có đưa ra ba nhóm giải pháp, ở nhóm giải pháp thứ ba, có nói:

... Nhà nước nêu xác định những đề tài có ảnh hưởng lớn đến đất nước, coi đó như nhiệm vụ KH&CN của quốc gia, hình thành những tập thể nghiên cứu mạnh, giao cho họ quyền tự chủ cao để họ làm được việc đó. Với cơ chế manh mún hiện nay chúng ta không thể giải quyết được những vấn đề mang tính chiến lược, tầm quốc gia.

Xin minh họa bằng một kinh nghiệm thời kháng chiến chống Mỹ. Khi Mỹ phong tỏa cảng Hải Phòng bằng thủy lôi, Nhà nước giao cho giáo sư Vũ Đình Cự lập nhóm GK1 với cơ chế tự chủ cao, nghiên cứu giải pháp phá thủy lôi. Trong thời gian rất ngắn nhóm GK1 đã thành công, sau này công trình được giải thưởng Hồ Chí Minh. Ngày nay, ta cũng có thể áp dụng tương tự bằng cách giao cho một nhà khoa học chủ trì một dự án lớn, được giao một khoản kinh phí lớn, được quyền chủ động mời và trả lương cao cho các nhà khoa học khác cùng làm việc, chủ động mua sắm thiết bị, tham dự các hội nghị quốc tế, mời chuyên gia nước ngoài hợp tác. Nhà nước chỉ quan tâm đến sản phẩm của dự án. Theo kinh nghiệm của các nước, có như thế mới có thể triển khai thành công các dự án lớn.

(VNExpress, tháng 11 năm 2008)

Ý kiến trên đánh giá cao cách lãnh đạo, tổ chức nghiên cứu của GK1, nhờ đó trong một thời gian ngắn nhóm GK1 đã thành công trong nghiên cứu giải pháp phá thủy lôi.

Những người biết kỹ về hoạt động của GK1, nếu còn thì nay thuộc diện về hưu đã lâu. Những người trẻ hơn, nay còn đang đảm đương nhiều nhiệm vụ thì biết rất ít về GK vì chưa bao giờ được nghe nói, được đọc tài liệu chính thức nào về GK cả. Do đó mỗi khi nghe nói về những thành tích của GK1 như ở ý kiến của thứ trưởng Nguyễn Quân, nhiều người mong muốn tìm hiểu kỹ hơn GK1 đã được tổ chức và đã nghiên cứu thành công như thế nào. Có người viết thư về trường Đại học Bách khoa hỏi về GK1 nhưng ở trường cũng không còn giữ tư liệu gì về GK1 cả.

Nhân chuẩn bị cho kỷ niệm 40 năm đề tài GK1, trường Đại học Bách khoa chủ trương xuất bản cuốn sách “Tổ GK Đại học Bách khoa nghiên cứu để rà phá thủy lôi và bom từ trường”. Tên sách hơi dài nhưng phản ảnh đầy đủ hoạt động của GK, tên tác giả là Tổ GK nhưng trong lời tựa có đề “Trường đã đề nghị hai thành viên của tổ GK1 là Vũ Đình Cự và Nguyễn Xuân Chánh sưu tầm tài liệu còn lại, trao đổi với những thành viên của tổ GK hiện còn ở Hà Nội để viết quyển sách này”.

Sách dày 286 trang, sẽ ra mắt bạn đọc trong tháng 4 năm 2011. Là một trong những người biên soạn, nhân dịp này tôi xin giới thiệu tóm tắt một đôi nét về GK1 có lẽ còn ít người biết đến. Những điều cụ thể, tỉ mỉ hơn đã có đầy đủ ở sách.

2. Tổ GK1 và chung quanh hai chữ GK

Do thua đau ở miền Nam, Mỹ tìm cách đánh phá miền Bắc để ngăn chặn chi viện cho miền Nam và làm suy yếu hậu phương. Mỹ gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, để mở nhiều chiến dịch ném bom, đánh phá miền Bắc kéo dài từ 1964 đến 1968. Trong giai đoạn này, đặc biệt là ở miền Trung, các tuyến giao thông thủy, bộ vừa bị bom đạn trực tiếp, vừa bị rải thủy lôi và bom từ trường nhằm khống chế vận tải cả ngày lẫn đêm. San lấp hố bom, phá bom nổ chậm mà phần lớn là bom từ trường, phá thủy lôi dưới nước... là những công việc đầy hy sinh gian khổ không phải chỉ là của bộ đội công binh mà còn là của nhiều lực lượng đảm bảo giao thông, nhiều dân quân tự vệ.

Trong cuộc chiến tranh leo thang, một mặt phía ta ngày càng thu được nhiều kinh nghiệm để chống phá âm mưu của địch, một mặt địch là một cường quốc lớn đã tìm nhiều cách cải tiến vũ khí để chống lại ta. Riêng về bom từ trường và thủy lôi từ tính vào cuối đợt đánh phá phong tỏa lần thứ nhất tức là cỡ 1967-1968 ta đã phát hiện có những trường hợp rà phá cẩn thận theo các cách đã có kinh nghiệm thì không nổ, nhưng khi xe vận tải thực, tàu chở hàng thực đi qua chúng lại nổ tung. Ta đã bắt đầu thấy Mỹ sử dụng vũ khí thông minh.

Đầu năm 1968 đợt tấn công tết Mậu Thân làm cho Mỹ phải cân nhắc hành động. Ngày 31 tháng 3 năm 1968, Mỹ tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc, sẵn sàng đàm phán chấm dứt chiến tranh.

Cuộc đánh phá phong tỏa miền Bắc lần thứ nhất tạm dừng nhưng chiến tranh chưa thể chấm dứt, thực sự đây chỉ là thời gian ta chuẩn bị đối phó với những âm mưu mới, thâm độc hơn của Mỹ.

Diễn biến chiến trường ở miền Nam ngày càng bất lợi cho Mỹ, nhân dân Mỹ ngày càng phản đối chiến tranh, Quốc hội Mỹ quyết định cuối năm 1972 Mỹ phải chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam đồng thời cuối năm 1972 là thời gian bầu cử tổng thống.

Mỹ đành phải ngồi vào bàn đàm phán để lập lại hòa bình ở Việt Nam nhưng cố ép buộc ta chấp nhận một số điều khoản có lợi cho Mỹ khi chiến tranh kết thúc.

Sau một thời gian dài đàm phán Mỹ cho rằng phải đánh Bắc Việt Nam một đòn quyết liệt thì mới có thế mạnh để ép buộc. Ngày 9 tháng 5 năm 1972, Tổng thống Mỹ tuyên bố Mỹ thả thủy lôi phong tỏa Cảng Hải Phòng và các cảng biển khác đồng thời dùng các loại bom khác để đánh phá và phong tỏa các tuyến đường bộ, đường sắt. Mục đích của việc phong tỏa là chặng đứng mọi sự vận tải theo đường thủy đường bộ làm cho miền Bắc không được tiếp tế, không còn khả năng chi viện cho miền Nam, lúc bấy giờ buộc phải chấp nhận các điều kiện Mỹ đặt ra trong đàm phán hòa bình.

Trong một thời gian ngắn hàng trăm quả thủy lôi lớn đã được thả xuống Cảng Hải Phòng và một số cảng nước sâu, hàng vạn bom từ trường cũng là thủy lôi nhỏ đã được thả xuống các tuyến đường huyết mạch, các sông ngòi luồn lạch... Mỹ cũng đánh đòn tâm lý thông qua phát ngôn và báo chí, nói rằng lần phong tỏa này Mỹ dùng vũ khí thông minh khó chống trả được.

Lãnh đạo cấp cao của ta chắc là đã dự đoán tình hình khó khăn đồng thời những tin tức ban đầu cũng cho thấy là các phương pháp rà phá thủy lôi và bom từ trường đã có nay ứng dụng rất kém hiệu quả, dễ bị thương vong. Do đó đã có chủ trương huy động trí thức ở các trường đại học trực tiếp tham gia vào cuộc chiến đấu chống lại vũ khí thông minh.

Thực hiện chủ trương này Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phan Trọng Tuệ và Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Tạ Quang Bửu quyết định chọn cán bộ trường Đại học Bách khoa Hà Nội làm nhiệm vụ nghiên cứu bom mìn thủy lôi mà Mỹ dùng để phong tỏa, đưa ra các biện pháp chống phá hữu hiệu.

Bộ trưởng Bộ GTVT Phan Trọng Tuệ đã ký quyết định Thành lập tiểu ban rà phá bom mìn thủy lôi trong Ban Đảm bảo Giao thông Bộ nhằm tập trung mọi khả năng nghiên cứu và tổ chức thực hiện công tác rà phá thuộc phạm vi Bộ Giao thông Vận tải được phân công và kết hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng trong công tác này.

Sau khi kê rõ những nhiệm vụ của tiểu ban, ở quyết định có ghi rõ thành lập 7 tổ chuyên môn trong đó tổ chuyên môn thứ nhất là “Tổ nghiên cứu cơ bản và thiết kế phương án do đồng chí Vũ Đình Cự làm tổ trưởng.”

Trong 7 tổ, chỉ có tổ này có cán bộ đều là cán bộ giảng dạy ở Đại học Bách khoa, xem như là kết hợp công tác với Giao thông Vận tải nên đặt tên tắt cho dễ gọi đồng thời giữ bí mật là GK1 với ý nghĩa G là Giao thông Vận tải, K là Đại học Bách khoa và 1 là tổ thứ nhất. Sau này sẽ lập những tổ kết hợp nữa lấy tên là GK2, GK3, v.v. Thực tế nửa cuối năm 1972 có thành lập tổ GK2 trên cơ sở tổ rà phá thủy lôi bằng canô không người lái T5, nay ứng dụng các phương pháp rà phá mới của GK1 để hoạt động phá lôi ở đường sông. Còn các tổ GK3, GK4 thành lập vào những năm sau 1973 làm nhiệm vụ dọn sạch những thủy lôi chưa nổ còn sót lại ở đáy biển.

Khi nói GK là nói chung về sự hợp tác giữa GTVT và ĐHBK, trọng tâm nhất là tổ GK1. Ở giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình phá thủy lôi từ tính và bom từ trưởng có ghi đơn vị tham gia là tổ GK1 Đại học Bách khoa.

3. Tổ chức và nội dung nghiên cứu của GK1

Tổ GK1 gồm 11 thành viên ở Đại học Bách khoa đều là tiến sĩ, phó tiến sĩ và kỹ sư nghiên cứu thuộc các ngành Vật lý, Vô tuyến điện tử, Tự động hóa, Đo lường điện, Kỹ thuật điện... lúc bấy giờ đều gọi chung là cán bộ giảng dạy Đại học Bách khoa. Tổ trưởng tổ GK1 là Vũ Đình Cự, tiến sĩ Toán Lý ở đại học Tổng học Lomonossov về nước công tác năm 1967 ở bộ môn Vật lý. Nhiệm vụ chính thức tổ được giao là “nghiên cứu cơ bản và thiết kế phương án” để rà phá thủy lôi và bom từ trường.

Nội dung của nghiên cứu cơ bản ở đây là tìm hiểu cơ chế hoạt động của các loại thủy lôi và bom từ trường mà Mỹ vừa thả xuống để phong tỏa mà ta chưa biết cách rà phá. Mục đích của việc nghiên cứu cơ bản này là đưa ra được các phương án rà phá để các đơn vị trực tiếp đi rà phá sử dụng nhằm phá thế bị phong tỏa bằng đường thủy, đường sông, đường bộ.

Tổ GK1 đã đi thực tế ở Hải Phòng, biết được loại thủy lôi hiện đại nhất địch vừa thả xuốgn cảng là thủy lôi MK-52, ta đang lúng túng chưa rà phá được. Cảng Hải Phòng đã đưa quả MK-52 “bắt sống” được, tháo ngòi nổ chở về Hà Nội cho tổ GK1 nghiên cứu.

Đồng thời Cảng Hải Phòng cũng như ở các đơn vị đảm bảo giao thông đường sông, đường bộ cho biết là loại thủy lôi hay là bom từ trường nhỏ hơn là MK-36 với đầu điều khiển nổ MK-42 được rải rất nhiều và rất là khó phá. Một số bom từ trường, đặc biệt là các đầu điều khiển nổ MK-42 cũng được đưa về Hà Nội, giao cho tổ GK1 nghiên cứu.

Tổ GK1 lấy nhà A là nơi có các phòng thí nghiệm Vật lý Chất rắn và Vật lý Hạt nhân để làm thành phòng thí nghiệm từ chuyên nghiên cứu thủy lôi và bom từ trường.

Các đầu điều khiển nổ của thủy lôi và bom từ trường được mổ xẻ ra để vẽ sơ đồ điện tử, lý giải nguyên lý hoạt động và bố trí đo đạc các thông số. Các loại cảm biến từ ở đây một loại ở dạng thanh dài (của MK-52) và một loại ở dạng màng mỏng (MK-42) cũng đã được tìm hiểu, phân tích tỉ mỉ.

Tổ GK1 cũng chế tạo ra một cuộn dây Helmholtz lớn để tạo ra từ trường chính xác điều khiển và đo lường được nhằm giả định, bắt chước từ trường do con tàu hay xe ôtô gây ra để tác dụng lên cảm biến của đầu điều khiển nổ. Nhờ những nghiên cứu cơ bản như trên, tổ GK1 không những hiểu được các cơ chế làm cho thủy lôi và bom từ trường nổ mà còn biết được phải tạo ra những xung từ trường lớn, nhỏ, biến thiên nhanh chậm như thế nào mới điều khiển chủ động cho bom từ trường và thủy lôi từ tính nổ được, tức là phá được chúng.

Những kết quả nghiên cứu này được phổ biến ngay cho các đơn vị đi rà phá để rút kinh nghiệm, thay đổi, cải tiến các cách rà phá cũ. Những kết quả nghiên cứu đó cũng đã được sử dụng để thiết kế các phương tiện phục vụ rà phá như các cuộn phóng từ, các rowle đảm bảo xung từ phát ra có tốc độ biến thiên chậm của tàu hay xe gây ra.

Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu cơ bản, tổ GK1 biết được cách thức để khi có những nguyên nhân gây ra từ trường kiểu như khi sét đánh thì thủy lôi và bom từ trường khóa lại không nổ trong một thời gian (loại cũ Mỹ dùng để ném xuống hòn La, khi có sấm sét bị nổ hàng loạt). Từ đó tổ GK1 đã thiết kế chế tạo máy nhiễu hay còn gọi là máy làm câm bom theo nguyên tắc liên tục phát ra những tín hiệu nhiễu như là tín hiệu từ trường do sét đánh gây ra. Vì Mỹ sử dụng thủy lôi và bom từ trường thông minh, có rất nhiều cách cài đặt lắt léo để lừa đối phương nên sau khi rà phá, muốn đi lại đảm bảo thật ant oàn phải dùng thêm máy nhiễu. Tổ GK1 đưa ra nhiều phương án thiết kế các phương tiện để rà phá trên biển, trên sông, để đảm bảo đi lại thật an toàn v.v. và phổ biến rộng rãi cho cả dân sự lẫn quân sự. Hơn nữa tổ GK1 đã phối hợp với các xưởng của trường Đại học Bách khoa chế tạo nhiều thiết bị rà phá cho các đơn vị cần sử dụng nhưng ít có khả năng tự chế tạo.

4. Đánh giá những kết quả nghiên cứu của tổ GK1

Nội dung nghiên cứu cấp trên quy định cho tổ GK1 thực hiện lúc bấy giờ được gọi là đề tài GK1 còn tổ GK1 là tổ thực hiện đề tài.

Gọi là đề tài nhưng chưa bao giwof có tổ chức nghiệm thu đánh giá. Thực tiễn lúc bấy giờ chỉ có Bộ Giao thông Vận tải trực tiếp thu nhận những kết quả nghiên cứu và trực tiếp làm công tác triển khai trước hết là đối với các đơn vị trong Bộ Giao thông Vận tải và mở rộng ra cho các đơn vị quân đội, đơn vị phụ trách đường Hồ Chí Minh. Kết quả đánh giá đều là từ thực tiễn rà phá gửi về qua Bộ Giao thông Vận tải.

Kết quả cụ thể và chung nhất là nhờ nghiên cứu cơ bản ta đã nắm được các quy luật mà địch gọi là thông minh của thủy lôi và bom từ trường, từ đó đưa ra các biện pháp rà phá hiệu quả, ta thắng được âm mưu phong tỏa miền Bắc của đế quốc Mỹ.

Trên cơ sở đó ta rất chủ động trong đàm phán lập lại hòa bình ở hội nghị Paris . Và cuối cùng như ta đã biết sang đầu năm 1973 hiệp định Paris được ký kết mà không có những điều kiện mà trước đây Mỹ cứ ép buộc ta phải chấp nhận.

Rất nhiều đơn vị, cá nhân đã đóng góp hy sinh cho những thắng lợi đó, tổ GK1 chỉ đóng góp một phần nhỏ. Phần đóng góp của tổ GK1 là không tách rời với sự chỉ đạo sáng suốt của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phan Trọng Tuệ và Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Tạ Quang Bửu.

Ba thành viên của GK1 Nguyễn Xuân Chánh, Vũ Đình Cự và Nguyễn Nguyên Phong trao đổi về sơ đồ đầu gây nổ MK-42 (ảnh Văn An chụp năm 1972)

Thành viên tổ GK1 Nguyễn Nguyên Phong đang hướng dẫn các cán bộ đi rà phá thực tế về cách nối điện từ ăcquy vào cuộn dây phóng từ (hình tròn) để đưa lên xe comăngca (đằng sau) đi rà phá (ảnh chụp năm 1972)

Tổ trưởng tổ GK1 trình bày với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh (người ký hiệp định Paris ) về khả năng rà phá thủy lôi và bom từ trường (ảnh chụp năm 1972)

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.