Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 31/08/2021 04:09 (GMT+7)

Phú Yên: Cô giáo chế biến rượu vang từ chuối sứ

Th.S Phạm Thị Ngọc Thùy (37 tuổi) là nữ giảng viên trường Cao đẳng Công Thương miền Trung (thuộc Bộ Công Thương) đã nghiên cứu thành công sản phẩm rượu vang từ chuối sứ.

Rượu vang được sản xuất từ quả nho (các nước châu Âu và Việt Nam). Ngày nay, rượu vang được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu trái cây như: thơm (Dứa) mơ, sơri, dâu hay chuối…Đề tài “Nghiên cứu sản xuất rượu vang chuối sứ” là sản phẩm tôi từng trăn trở và tôi mạnh dạn tham gia kỳ Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật lần thứ 9 (2020-2021) của tỉnh Phú Yên. Th.S Ngọc Thùy, trải lòng.

ThS. Phạm Thị Ngọc Thùy với sản phẩm “Rượu vang từ chuối sứ (Rượu vang trái cây)

Đam mê sáng tạo

Qua tìm hiểu, được biết Th.S Phạm Thị Ngọc Thùy sinh ra và lớn lên ở nông thôn, gia đình chuyên làm nông nghiệp (thôn Phú Thứ, xã Hòa Bình 2, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên; Nay là Khu phố Phú Thứ, TT.Phú Thứ, huyện Tây Hòa, Phú Yên). Sau khi tốt nghiệp cấp 3 trường THPT Lê Hồng Phong (T.T. Phú Thứ, huyện Tây Hòa-Phú Yên) không như bao người bạn nữ cùng trang lứa chọn trường đại học phù hợp với mình như: Kinh tế, Tài chính, Y dược, Sư phạm... ngược lại cô Ngọc Thùy chọn ngành Công nghệ Hóa-Thực phẩm để theo học.

Những năm tháng học Đại Học Lạc Hồng (niên khóa: 2003-2008), chuyên ngành Công nghệ Hóa - Thực phẩm là thời gian đã giúp Ngọc Thùy có thêm kiến thức và thoả lòng đam mê nghiên cứu. Cô giáo Thùy cho biết: “ Bổ ích nhất là khoảng thời gian được thực hành ở phòng thí nghiệm của trường, đặc biệt là trải nghiệm kiến thức đã học bằng những ngày thực tế ở các công ty, xí nghiệp sản xuất thực phẩm…”

Cô Ngọc Thùy bộc bạch: “Ngành Công nghệ Hóa - Thực phẩm, là chuyên ngành khối Kỹ thuật - Công nghệ, chuyên nghiên cứu chế biến thực phẩm. Những lĩnh vực như: Bảo quản chế biến thực phẩm, kiểm tra đánh giá chất lượng thực phẩm, sáng chế và phát triển những sản phẩm mới, điều hành và điều phối dây chuyền sản xuất”; “Nói cách khác công nghệ thực phẩm là toàn bộ những công đoạn, công việc liên quan đến chế biến đồ ăn, thức uống từ dây chuyền sáng chế đến bảo quản và cuối cùng là sản xuất…” cô Ngọc Thùy cho biết thêm.

Sau khi tốt nghiệp Đại học với tấm bằng Kỹ sư Công nghệ Hóa - Thực phẩm, tháng 02/2008 cô Thùy nộp hồ sơ dự tuyển nhân dịp trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa (nay là Cao đẳng Công Thương miền Trung) tổ chức thi tuyển giáo viên….và cô được trúng tuyển làm nghề “Người đưa đò trí thức” ở khoa Công nghệ Hóa của trường từ tháng 04/2008 đến nay và đây là “Bước ngoặt” quan trọng đã tạo cơ hội cho cô thực hiện đam mê nghiên cứu sáng tạo và cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.

Không bằng lòng với kiến thức hiện có, với tính đam mê lĩnh vực hóa học, trong thời gian vừa dạy học cô Ngọc Thùy tranh thủ ôn tập để thi tuyển học Cao học ở trường Đại học Đà Nẵng và cô đã trúng tuyển…Năm 2012 cô Ngọc Thùy tốt nghiệp Cao học với chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm và đồ uống .

Được biết, hiện tại ngoài công tác giảng dạy cô Ngọc Thùy còn đảm nhiệm Công tác hỗ trợ giới thiệu việc làm cho học sinh - sinh viên và quan hệ hợp tác với Doanh nghiệp thuộc trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp của trường. TS. Võ Anh Khuê - Trưởng khoa Công nghệ Hóa (Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung) đánh giá về đồng nghiệp của mình: “Th.S Ngọc Thùy có tinh thần cầu tiến, đam mê nghiên cứu khoa học, nhiệt huyết với nghề, tận tụy giúp đỡ sinh viên, hợp tác với đồng nghiệp”.

Tận tâm nghiên cứu

Đề tài “Nghiên cứu sản xuất rượu vang chuối sứ” là công trình ThS. Ngọc Thùy nung nấu bấy lâu nay. Theo cô Thùy cho biết: “Chuối sứ là nông sản có nhiều ở tỉnh Phú Yên, Chuối hơi khó bảo quản vì đặc tính là mau chín nên chủ yếu là sản phẩm chuối sấy khô. Tuy nhiên, trong thành phần quả chuối có chứa nhiều đường và một lượng Protein, muối khoáng, hợp chất mùi thơm,… rất thích hợp để chế biến rượu vang”; “Tôi thực hiện đề tài sản xuất rượu vang chuối sứ là nhằm tận dụng nguồn nông sản dồi dào này cũng như từng bước năng cao giá trị kinh tế của trái chuối và đa dạng hóa sản phẩm rượu vang trên thị trường” ThS. Ngọc Thùy bộc bạch thêm.

Trao đổi về quy trình kỹ thuật để chế biến rượu vang từ chuối sứ, Th.S Thùy cho biết muốn có sản phẩm trải qua rất nhiều công đoạn, từ quả chuối khi chín, bóc vỏ, làm dập, ngâm ủ để lên men lần 1 (chính), lên men lần 2 (phụ), lắng lóng, đóng chai… và ThS. Thùy, vắn tắc trong quá trình sản xuất rượu vang phải trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 là lên men chính: Xảy ra ở nhiệt độ 20 – 300C khoảng 10 ngày hoặc dài hơn. Điều quan trọng trong giai đoạn này là hoạt động của nấm men tiêu thụ các chất dinh dưỡng, chất có đạm, biến đường thành cồn Ethylic đồng thời liên tục giải phóng CO2 làm tăng nhiệt độ. Cuối giai đoạn lên men chính, dịch lên men trong dần vì protein lắng xuống. Nấm men trong nước quả tươi thường ít hơn nấm mốc nhưng nấm men lại có khả năng phát triển trong điều kiện thiếu oxy hoặc kỵ khí, đồng thời lên men tích tụ rượu. Với điều kiện kỵ khí và nồng độ rượu cao trong dung dịch đã làm ức chế nấm mốc, chính trong điều kiện này nấm men đã phát triển và chiếm ưu thế trong quá trình lên men tự nhiên.

Giai đoạn 1 là lên men phụ: Khi kết thúc quá trình lên men chính, rượu vang có nồng độ rượu thích hợp ức chế hoàn toàn hoạt động của nấm men và giai đoạn lên men phụ bắt đầu. Giai đoạn này không còn lên men rượu ồ ạt nữa mà chỉ lên men chầm chậm phân huỷ những gam đường cuối cùng. Đồng thời khuẩn lactic bắt đầu hoạt động lên men malolactic làm cho rượu bớt chua, CO2 vẫn tiếp tục được giải phóng nhưng ít dần đi. Acid citric được chuyển hoá thành diaxetyl, axetoin, 2– 3 butylenglicol là những tiền chất trong việc tạo chất thơm đặc trưng cho rượu vang. Cuối giai đoạn này, CO2 trong rượu vang được bão hoà, các hạt lơ lửng, các tanat, muối tartrat được lắng xuống làm cho rượu vang trở nên trong.

Giai đoạn 3 là tồn trữ rượu: Đây là giai đoạn làm tăng chất lượng rượu sau 2 – 4 năm tàng trữ trong thùng gỗ với nhiệt độ thấp thì rượu vang lắng trong hơn và hương vị đặc trưng hơn. Vì mùi hương của mỗi loại rượu được hình thành từ quá trình oxy hóa và hình thành các ester. Các ester được hình thành là do sự kết hợp giữa rượu và acid. Quá trình oxy hóa xảy ra nhờ sự có mặt của các phân tử oxy, lượng nhỏ các phân tử oxy này có được từ bên ngoài và chúng chui vào trong qua các khe hở cực nhỏ của thùng chứa rượu. Tuy nhiên, nếu lượng O2 tràn vào quá nhiều, các vi sinh vật không mong muốn sẽ có cơ hội phát triển gây hỏng vang. Hiện tượng này có thể tránh được khi tàng trữ ở nhiệt độ thấp và giữ cho thùng chứa luôn đầy rượu.

TS.Trần Kim Quyên, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung, chi sẻ: Sản phẩm rượu vang từ chuối sứ (Rượu vang trái cây) của cô Ngọc Thùy đã có kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn và Đo lương chất lượng 3 (Tổng Cục Tiêu chuẩn và Đo lường chất lượng-Bộ KH&CN). Hy vọng giải pháp này tham gia Hội thi STKT lần thứ 9 của tỉnh có kết quả cao, không những niềm vui của cô Ngọc Thùy mà còn là vinh dự của trường đã góp phần cho Hội thi thành công” ./.

 Tác giả bài và ảnh: Huỳnh Đức Thế (Liên hiệp Hội Phú Yên)

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.