Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 25/11/2005 14:33 (GMT+7)

Những mốc thời gian quan trọng

-Là tổ chức chính trị xã hội như: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị, hội Sinh viên.

-Là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp như: Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật, hội Nhà báo, hội Luật gia.

-Là tổ chức xã hội nghề nghiệp…

-Hoặc đơn thuần là tổ chức nghề nghiệp như các tổ chức 81 (gồm các Trung tâm, các Viện do Liên hiệp hội hoặc các Hội lập ra).

Từng loại tổ chức trên được Nhà nước cho hưởng thụ chế độ tài trợ, tài chính, cơ sở vật chất là khác nhau.

Trước năm 1989, tài chính, tài sản, biên chế của Hội hoàn toàn là của Nhà nước. Giai đoạn ấy, về vấn đề quản ký tài chính không có gì đặc biệt, cũng giống như hội Phụ nữ, đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động, MTTQ (Ngày nay gọi là các tổ chức đoàn thể, nhưng thực ra cũng vẫn còn hoạt động như một cơ quan nhà nước trong lĩnh vực tài chính, tài sản). Việc quản lý tài sản, tài chính là theo chế độ cơ quan nhà nước.

Năm 1989 có thể coi là một mốc quan trọng. Đó là thời gian Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Chỉ thị 01 ngày 05/01/1989về việc quản lý tổ chức, và hoạt động của các hội quần chúng, xác định nguyên tắc 3 “tự”: tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm. Đây cũng là thời điểm đáng lưu ý khi nói đến quản lý tài chính của hội. Lương, kinh phí do hội tự bảo trợ. Trong khối liên hiệp lúc đó có trên 10 hội, nghe vậy như tiếng sét giữa trời quang. Người bấy nay được Nhà nước nuôi dưỡng, nay phải tự lo. Trước đây, trong quyết định thành lập hội chúng tôi có ghi rõ biên chế, ngân sách được cấp không khác gì các đoàn thể, quản lý tài chính theo chế độ giống như với các cơ quan Nhà nước. Giờ gọi là tổ chức Phi chính phủ thì không còn có chuyện ấy nữa. Khó khăn, nhưng là với những tư duy cũ, thụ động. Còn với những người có khả năng thì đây thực sự là một cơ hội tốt để hoạt động và làm giàu một cách hoàn toàn chính đáng.

Từ sau 1989, nhất là sau khi có Chỉ thị 45/CT-TW của Bộ Chính trị xác định ở điều 4 : Liên hiệp hội ở Trung ương và địa phương được Nhà nước hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để có thể đóng góp thiết thực vào việc đào tạo, nghiên cứu, sản xuất kinh doanh, tư vấn, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, dịch vụ khoa học công nghệ nhằm phục vụ cho công cuộc CNH-HĐH đất nước và tạo thêm nguồn kinh phí cho hoạt động của Liên hiệp hội và các hội thànhviên. Đây là thời kỳ trong Hội vừa có cơ quan hành chính sự nghiệp, vừa có trường, Viện, vừa có doanh nghiệp, vừa có Cty TNHH. Chúng tôi thường nói đây là thời kỳ mà tổ chức của mình là 3 trong 1, hay 5 trong 1. Là tổ chức không vụ lợi nhưng lại được phép lập ra những cơ quan hoạt động hoàn toàn với mục đích lợi nhuận, nhưng chúng tôi có thể lấy lợi nhuận của anh vụ lợi này để nuôi anh không vụ lợi…Song điều đáng chú ý ở đây là đã bắt đầu có những quy định cụ thể của Nhà nước đối với tài sản của Hội. Một thành viên của hội có thể nói trắng, thẳng rằng mình có 2-3 tỷ đồng là nguồn gốc ở đâu ra, điều mà với một công chức Nhà nước không thể có, hoặc nếu có thì cũng không thể giải thích một cách minh bạch được. Đây là điều mà trước đây không thể có. Điều này dẫn đến việc quản lý tài chính đối với các tổ chức này của Hội cũng trở nên đa dạng. Và điều đáng nói ở đây là đã bắt đầu có sự phân biệt về nguồn tài chính cũng như các loại tài sản có nguồn gốc khác nhau trong tổ chức Hội. So với Chỉ thị 01 ngày 5-1-1989 quy định mọi tài sản phải thuộc về Nhà nước hết, không thừa nhận phần tài sản nào thuộc hội, thì cho đến Nghị định 88 (năm 2003) đã có nhiều tiến bộ…

Chức năng, nhiệm vụ và vấn đề sở hữu tài sản của Hội sau khi đã được xác định lại rõ ràng như vậy, thì nguồn thu ngân sách của các Hội cũng từ đó có những thay đổi khác trước, trong đó nguồn thu từ các khoản viện trợ. Theo Nghị định 258/TTg ngày 14/6/1957, chỉ có hai cơ quan: Bộ Nội vụ và UB Hành chính liên khu, khu, thành phố hoặc tỉnh cho phép được nhận tiền hoặc tài sản của bất cứ ai trừ hội phí của hội viên. Thì cho đến Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 đã cho phép những dự án sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài có mức vốn từ 500.000USD, và các khoản viện trợ phi dự án dưới 200.000USD (trừ một số trường hợp) thủ trưởng các cơ quan TW của các tổ chức nhân dân được quyền phê duyệt.

Như vậy nguồn tài chính hoạt động các hội ngày nay sẽ bao gồm:

1-Tài sản và tài chính có nguồn gốc từ Nhà nước, nguồn gốc này thuộc sở hữu Nhà nước, chế độ quản lý là chế độ quản lý tài chính tài sản công.

2-Tài sản, tài chính có nguồn gốc từ viện trợ phi chính phủ là thuộc sở hữu của Hội, Hội có quyền được quản lý để thực hiện các nội dung hoạt động của mình một cách có trách nhiệm và hiệu quả. Tuyệt đối không được chuyển thành sở hữu cá nhân dưới mọi hình thức. Nhà nước chỉ quản lý trên sổ sách.

3-Tài chính, tài sản có nguồn gốc do hoạt động kinh tế, dịch vụ của Hội mà có; tài chính tài sản này chịu mọi chế độ kể cả thuế như đối với các công ty TNHH. Tài chính, tài sản này được phân chia, hội viên tham gia được thụ hưởng theo quy đinh của Điều lệ các Hội.

4-Đáng chú ý, tuy trong nhiều Chỉ thị, Nghi quyết của Đảng và Nhà nước có đề cập đến việc tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ của các Hội, nhưng hiện nay điều đó mới chỉ dừng ở chủ trương.

Trước đây, về tài sản, tài chính của Hội, đặc biệt là việc giải quyết khi hội giải thể, sáp nhập, chia tách… đều do Nhà nước quyết định, cả đối với Hội do Nhà nước tài trợ và các Hội khác. Còn Thông tư 32 của Bộ Tài chính ban hành lần này (2005) lại tách bạch ra được nguồn tài sản, ngân sách ngoài Nhà nước của các Hội. Đây sẽ là những nguồn được quản lý theo một phương thức hoàn toàn khác. Đây lại là một sự cởi mở nữa đối với hoạt động tài chính của Hội. Tuy nhiên về công tác quản lý thì Hội cũng phải có trách nhiệm thực hiện đúng chế độ, đúng mục đích, xét duyệt và thanh quyết toán đúng theo luật tài chính và các pháp lệnh kế toán thống kê đã quy định.

Sự cởi mở, ưu ái của Nhà nước đối với hoạt động tài chính của các tổ chức Hội như vậy phần nào đã và sẽ tạo điều kiện cho các Hội hoạt động ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên đứng trên cương vị là một người đã nhiều năm gắn bó với hoạt động của Hội, tôi cũng xin đưa ra một số vấn đề có liên quan đến việc quản lý tài chính của Hội, có thể nói là còn bất hợp lý như sau:

Cho đến nay vẫn còn những sự không công bằng trong việc quản lý các nguồn thu chính đáng từ các Hội. Ví dụ như các cấp trường công lập không chịu một loại thuế nào, còn các trường ngoài công lập do các Hội lập ra phải chịu 2 loại thuế là thuế môn bài và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tương tự như vậy, các tổ chức dịch vụ y tế công lập không phải nộp thuế, còn của các Hội cũng phải chịu thuế môn bài và thuế thu nhập. Đây là vấn đề rất cần xem xét và điều chỉnh lại để các đơn vị này có điều kiện đầu tư thêm về mặt vật chất, đặc biệt là đối với lĩnh vực y tế và giáo dục.

Nguồn: Văn nghệ trẻ, số 47(469)

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.