Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 21/01/2005 22:54 (GMT+7)

Nhà thiên văn học Nguyễn Quang Riệu: Lang thang trên dải Ngân hà

Con đường đến với thiên văn học

Sinh ra và lớn lên tại thành phố Hải Phòng, hồi còntuổi thiếu niên, Nguyễn Quang Riệu thường được gia đình dẫn lên ngọn đồi có đài thiên văn Phủ Liễn ở thị xã Kiến An nô đùa. Khu vực này, người ta có thiết bị dùng để nhìn sao. Sau này, khi cùng ngườithân tản cư về vùng nông thôn, mỗi lúc ngắm dải Ngân hà ban đêm mờ mờ ảo ảo, cậu bé Nguyễn Quang Riệu được các nhà nông giải thích rằng có ông vua Thần Nông cúi rạp xuống chân trời dường như để gặtlúa.

Quê ông có truyền thống làm nghề ảnh. Ngay từ thuở nhỏ, ông đã ham mê chụp chân dung các anh em trong gia đình bằng máy ảnh nhà nghề. Sau này sang Paris du học, gia đình khuyến khích ông học ngànhhóa để sau này chế ra phim và giấy ảnh. Tuy nhiên, hình ảnh mái vòm của đài Phủ Liễn và quang cảnh bầu trời tuổi thơ có lẽ đã in sâu vào trí óc ông. Nó ngấm ngầm thúc đẩy vốn đam mê thiên văn học,khơi dậy niềm yêu thích chụp chân dung các vì sao trên trời trong ông. Và rồi, ông dồn hết tâm trí và thời gian đi sâu vào nghiên cứu thiên văn học.

Thời sống ở Pháp, do chiến tranh và bị mất liên lạc với gia đình nên ông cũng như một số sinh viên đồng hương gặp nhiều khó khăn về tài chính. Để tiếp tục học hành và giữ gìn sức khỏe, ông đã làmnhững việc không quá khó nhọc như kèm trẻ em học thêm hoặc làm trợ giáo ở đại học Paris. Sau này, khi đã có công việc cố định tại các cơ quan nghiên cứu, dù vất vả nhưng lúc nào ông cũng cố gắng thamgia, cộng tác tích cực với những đồng nghiệp nước ngoài. “Do tính chất công việc thường nay đây mai đó để sử dụng các kính thiên văn lớn đặt trên các đỉnh núi cao trên thế giới, nên về chuyện giađình, đôi khi tôi gặp nhiều điều phiền phức”, ông thật lòng tâm sự.

Cống hiến cho sự phát triển nước nhà

Ông nhận định: “Vũ trụ là một phòng thí nghiệm lý hóarất phong phú, dường như nó được tạo hoá ban cho loài người sử dụng. Những kỹ thuật dùng trong ngành thiên văn vật lý cũng được áp dụng để nghiên cứu môi trường trái đất, nhằm bảo tồn nơi sinh sốngcủa nhân loại. Đây là những ngành khoa học hiện đại đang được phát triển trên toàn cầu”. Do đó, từ năm 1976, ông thường xuyên về nước tham gia phát triển và phổ biến ngành thiên văn vật lý và ngànhvật lý môi trường. Hai lĩnh vực này lúc ấy hãy còn non trẻ tại nước ta.

Vào thời điểm diễn ra hiện tượng nhật thực toàn phần ngày 25 tháng 10 năm 1995 tại Việt Nam, Nguyễn Quang Riệu được Bộ ngoại giao Pháp cấp kinh phí để mua thiết bị thiên văn mang về Việt Nam. Sau đó,ông đề nghị để lại thiết bị tại Đại học Quốc Gia Hà Nội và Đài thiên văn Phủ Liễn giúp sinh viên thực tập quan sát bầu trời. Cũng nhân dịp này, cùng với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, ông thamgia tổ chức một hội thảo Quốc tế với mục đích giải thích những hiện tượng thiên nhiên. Bên cạnh đó, ông còn trình bày những thành tựu mới đạt được trong ngành thiên văn. Từ đó, hàng năm ông đều dànhít thời gian về nước tổ chức lớp học về môn vật lý vũ trụ và vật lý môi trường tại Đại học Quốc Gia Hà Nội. Đây là chương trình do ông tự khởi xướng, kết hợp giữa Đài Thiên văn Paris, Đại học Quốcgia Hà Nội, Đại học Pierre và Marie Curie Paris với sự tham gia của hội thiên văn Quốc tế. Ông cố gắng mời các nhà khoa học nước ngoài cùng về giảng dạy. Học viên là những cán bộ nghiên cứu và giảngdạy cuả các trường đại học và các viện khoa học trong nước.

Ông không ngừng quan tâm đến vấn đề đào tạo các cán bộ chuyên ngành. Cụ thể ông đã xin học bổng của chính phủ Pháp cho sinh viên Việt Nam và hướng dẫn họ làm luận án tiến sĩ tại Đài Thiên văn Paris.Với mục tiêu phổ biến khoa học, ông đã viết bốn cuốn sách bằng tiếng Việt, in và xuất bản trong nước. Đó là: “Vũ trụ phòng thí nghiệm”, “Lang thang trên dải Ngân hà”, “Sông Ngân khi tỏ khi mờ”, “Bầutrời tuổi thơ”. Ngoài ra, ông còn tham gia soạn một cuốn sách giáo khoa Thiên văn vật lý song ngữ Việt - Anh dành cho sinh viên các trường đại học trong nước. Ông cũng đã viết nhiều bài báo khoa họcđăng trên các báo chí trong nước nhằm giới thiệu ngành thiên văn đến với toàn thể quần chúng.

Dự án tương lai

Trong số những Việt kiều ở Pháp, ông cho biết có nhiềuchuyên gia thế hệ trẻ và chuyên gia lão thành đã từng giữ điạ vị quan trọng trong các cơ quan sở tại. Họ luôn tỏ ý sẵn sàng đóng góp cho nước nhà nhưng thường lại không có đối thoại với trong nước.Hiện nay, dường như chỉ có những Việt kiều tự nguyện tiếp xúc thẳng với các cơ quan chuyên ngành trong nước mới có thể tham gia vào công tác hỗ trợ này. Việt kiều thế hệ trẻ cũng đã về nước thực tậptại các cơ quan ngày càng nhiều. Tuy nhiên, công việc tìm kiếm được đối thoại thích hợp và nhiệt tình cộng tác không đơn giản nên một số Việt kiều còn ngần ngại. Nguyễn Quang Riệu bày tỏ quan điểm:”Nếu các cơ quan trong nước có những đề nghị cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các Việt kiều về đóng góp, tôi nghĩ họ sẽ tham gia hăng hái, nhiệt tình hơn nữa”.

Sau nhiều năm hoạt động khoa học tại các cơ quan nghiên cứu ở nước ngoài, ông luôn muốn đóng góp vào sự phát triển khoa học của nước nhà. Với cương vị là một giám đốc nghiên cứu danh dự, một danhhiệu học thuật của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Pháp dành cho một số cán bộ khoa học cao cấp lão thành, ông vẫn tiếp tục về nước thường xuyên. Ông không sợ vất vả vì mong muốn cùng các đồng nghiệptrong nước phát triển ngành vật lý, áp dụng kỹ thuật này vào việc nghiên cứu vũ trụ, môi trường trái đất và phổ biến khoa học. Ông thường xuyên tổ chức lớp học hàng năm về vật lý vũ trụ và môi trườngtại Đại học Quốc Gia Hà Nội. Mặt khác ông vẫn nhiệt tình tham gia vào đề án xây tại Hà Nội một Cung khoa học, trong đó có nhà chiếu hình vũ trụ. Ông hi vọng một ngày gần đây, nước ta sẽ có một độingũ chuyên gia sẵn sàng sánh vai cùng các nhà khoa học trên thế giới nhằm bảo vệ hành tinh mỏng manh của chúng ta và chinh phục vũ trụ bao la.

Nguồn: Ngọc Vân, VietNamNet ngày 13/05/2004

Xem Thêm

Những bác sĩ phẫu thuật Việt Nam nổi tiếng thế giới
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với văn hóa, ẩm thực mà còn ngày càng chứng minh sự tiến bộ trong lĩnh vực y học và phẫu thuật. Dưới đây là danh sách những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng của Việt Nam được thế giới ghi nhận.

Tin mới

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).