Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 16/06/2005 20:59 (GMT+7)

“Nhà hóa sinh”... lớp 10!

Đề tài mang lại vinh dự cho cô học sinh lớp 10 Sinh, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, chính là ""Sử dụng hỗn hợp đất sét và xơ giấy để khắc phục nạn ô nhiễm nguồn nước hồ Bảy Mẫu trong công viên Thống Nhất, thành phố Hà Nội"". Trang sẽ đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi quốc tế tại Stockholm, Thuỵ Điển.

Ý tưởng của đề tài bắt nguồn từ một hiệu sách cũ khi Trang cùng một người bạn tới đó để xem qua. Tuy nhiên, Trang đã tìm thấy một cuốn sách nói về đất sét - loại đất có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ và kim loại nặng. Do học chuyên sinh nên Trang cũng biết vi sinh vật bám trên màng cellulose của gỗ phân giải chất hữu cơ và kim loại nặng. Thế là em nảy ra ý tưởng kết hợp đất sét và xơ giấy để loại bỏ chất ô nhiễm trong nước. ""Ban đầu bố mẹ ngăn cản dữ lắm bởi lúc đó là thời gian thi học kỳ, thi học sinh giỏi. Nhưng em vẫn say mê làm một mình và cuối cùng bố mẹ em cũng đồng ý khi em hứa là vẫn sẽ học tập tốt"", Trang tâm sự.

Để có vật liệu làm thí nghiệm, Trang phải cùng bố mẹ tới làng Phong Khê, Bắc Ninh, để xin xơ giấy. May là đất sét thì được bố lấy giúp. Còn tìm tài liệu về môi trường thì khó hơn rất nhiều: sách môi trường ở Thư viện Hà Nội thì rất ít trong khi Trang lại chưa đủ tuổi để làm thẻ ở Thư viện Quốc gia. Do vậy, Trang phải tìm thông tin trên internet và nhờ một người bạn đang học ở ĐH Khoa học Tự nhiên mượn thêm sách. Tiếp đến là công việc thí nghiệm kéo dài hai tháng, bắt đầu từ giữa tháng 2/2005. Phòng thí nghiệm chính là  mảnh sân thượng rộng chừng 20m 2, lúc nào cũng lấm đầy đất sét: trộn đất sét với xơ giấy với tỷ lệ 1:1 rồi vo thành viên nhỏ, phơi khô trong bóng râm. Mẹ của Trang cho biết: ""Em nó làm thí nghiệm tới mấy tháng trời, nặn nặn, phơi phơi tới cả nghìn viên, đầy hết sân thượng"". Còn Trang thì cười hồn nhiên: """Em không nhớ phải thí nghiệm bao nhiêu lần thì mới thành công, chỉ biết là ban đầu do chưa biết trộn nên đổ nước vào là hỗn hợp nhão nhoét cả ra"".

Công đoạn tiếp theo là tới Hồ Bảy Mẫu để lấy mẫu nước. Thấy một cô bé cứ xắn quần phăm phăm lội xuống hồ để lấy thứ nước vừa bẩn vừa hôi, nhiều người tò mò đổ xô lại xem, chỉ chỉ trỏ trỏ, khiến Trang không khỏi ngượng ngùng. Mẫu nước có màu vàng đục, hôi thối và nhiều cặn lơ lửng. Sau khi bỏ các viên đất vào mẫu nước này vài ngày,  Trang quan sát bằng mắt và thấy nước trong hơn, không còn hôi và rêu bắt đầu bám trên các viên đất. Sở dĩ phải quan sát bằng mắt vì Trang không có đủ thời gian cũng như thiết bị thí nghiệm để đo các chỉ số sinh hoá và hoá học của nước hồ trước và sau thí nghiệm. Từ đó, Trang kết luận có thể dùng đất sét và xơ giấy để làm sạch nước ô nhiễm. Ngoài ra, sau khi được sử dụng để lọc nước 2 tuần, các viên đất vẫn giữ được chất lượng. Sau đó, có thể dùng chúng để bón cho cây.

Theo Hội đồng giám khảo, đề tài của Trang được đánh giá cao do có chiều sâu, được trình bày khoa học hơn rất nhiều so với bài thi của Triệu Tiến Chuẩn, thí sinh đoạt giải Nhất trong Cuộc thi lần thứ nhất. Ngoài ra, Trang và những thí sinh khác lọt vào vòng chung khảo không chỉ dừng lại ở ý tưởng mà còn bắt tay vào thực hành, thí nghiệm để biến ý tưởng đó thành hiện thực, có giá trị khả thi. Theo TS Nguyễn Ngọc Sinh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giám khảo, do các thí sinh còn là học sinh nên chưa thể đòi hỏi bài dự thi của các em giống luận án mang tính kinh viện. Mục đích của cuộc thi là khuyến khích tinh thần sáng tạo, tập nghiên cứu khoa học của học sinh, tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng thông qua chủ đề nước. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng do thiếu thiết bị thí nghiệm trong học tập nên học sinh Việt Nam còn yếu về tính thực nghiệm so với học sinh nước ngoài.

Trang cho biết, mơ ước của em là sẽ tiếp tục thực hiện đề án trên để cải thiện tình trạng ô nhiễm nước. Tới đây, khi sang Thuỵ Điển dự thi, Trang hy vọng sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm bảo vệ môi trường từ các nước bạn và thông điệp mà em mang tới cuộc thi là: ""Để người dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường thì phải làm cho họ hiểu được lợi ích từ hoạt động bảo vệ môi trường"".

Minh Sơn
Nguồn: VietNamNet ngày 15/6/2005

Xem Thêm

Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Bộ Chính trị điều động, phân công đồng chí Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Chiều 5-9, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.
Liên hiệp Hội Việt Nam tham gia cuộc họp của Ban Thư ký của tổ chức phổ biến kiến thức khoa học thế giới
Vào ngày 26/8, Ban Trù bị của Tổ chức quốc tế về Phổ biến kiến thức khoa học (WOSL) đã tổ chức buổi họp trực tuyến với sự tham gia của đầy đủ các tổ chức thành viên. Buổi họp do Thạc sĩ Yin Hao, Tổng Thư ký Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc chủ trì.
Thanh Hoá: Phản biện đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh
Sáng ngày 30/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” với sự tham dự của các thành viên Hội đồng khoa học phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội; các cơ quan, đơn vị liên quan.
An Giang: Liên hiệp hội bầu bổ sung nhân sự lãnh đạo
Sáng 27/8, Ban Thường vụ Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành mở rộng lần thứ 5, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Hồng Châu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Châu; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện sở, ngành, hội có liên quan.