Không “hành chính hóa” hoạt động của tổ chức hội
PV:Thưa ông, nhiều tổ chức hội đã phản ứng khá gay gắt về việc Bộ Nội vụ dự kiến sẽ chuyển các hội về dưới sự quản lý trực tiếp của bộ, ngành trong cùng lĩnh vực hoạt động. ý kiến của ông về vấn đề này ra sao?
Bộ trưởng Đỗ Quang Trung (BT):Trước tiên, tôi khẳng định, dự thảo văn bản đó không nói rằng sẽ chuyển các hội về dưới sự quản lý của bộ. Việc xây dựng văn bản này là dựa theo Luật Tổ chức Chính phủ và các bộ có chức năng quản lý nhà nước đối với các hội theo ngành và lĩnh vực. Nếu hội thuộc về ngành hoặc lĩnh vực nào thì sẽ có bộ tương ứng thực hiện quản lý nhà nước. Thứ hai, không có chuyện bộ trở thành cấp trên của hội. Việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước chỉ nhằm đảm bảo quy hoạch của ngành, lĩnh vực do bộ chịu trách nhiệm quản lý, đồng thời huy động, khuyến khích các hội vào thực hiện chức năng phản biện kỹ thuật đối với các nội dung của ngành, lĩnh vực đó. Thứ ba, tổ chức hội cũng sẽ được tham gia vào thực hiện chương trình, dự án của ngành, lĩnh vực mà mình có liên quan. Đó là lợi ích của tổ chức hội khi tham gia vào hoạt động của bộ, ngành.
PV:Vậy bộ, ngành sẽ thực hiện quản lý nhà nước đối với tổ chức hội như thế nào?
BT:Các bộ sẽ thực hiện quản lý nhà nước đối với tổ chức hội theo chức năng quản lý của mình. Ví dụ, Bộ Tài chính thì quản lý về tài chính theo Luật Ngân sách nhà nước, còn Bộ Nội vụ thì quản lý hội theo chức năng đã được Chính phủ giao. Nhưng tôi nhấn mạnh rằng, Bộ Nội vụ không phải là cấp trên của bất cứ hội nào và không hề có ý định chuyển tổ chức hội về bộ, ngành để quản lý.
PV:Hình thức quản lý của bộ, ngành đối với tổ chức hội thực hiện ra sao, thưa ông?
BT:Hiện cả nước có trên 300 tổ chức hội ở Trung ương, trong đó có hơn 100 hội được thành lập từ năm 1998 đến nay đều đã có bộ quản lý, nhưng các hội này không có ý kiến gì. Hoàn toàn không có việc các bộ can thiệp quá sâu vào hoạt động của tổ chức hội, mặc dù theo quy định thì không có hội nào lại không chịu sự quản lý của Nhà nước. Những hội được thành lập từ năm 1998 đến nay đều có ý kiến của bộ khi xin phép thành lập, còn nhân sự, điều lệ hoạt động... của hội thì các bộ không can thiệp. Bộ Nội vụ chỉ làm chức năng phê chuẩn điều lệ, nhân sự do hội trình lên mà thôi.
PV:Ông đánh giá thế nào về hiệu quả của sự phối hợp hoạt động giữa bộ và tổ chức hội hiện nay?
BT:Theo tôi, các hội sẽ tiếp tục phát triển về cả số lượng lẫn chất lượng, vì đây là yêu cầu khách quan của sự phát triển. Càng ngày, sự hoạt động của các tổ chức hội, tổ chức quần chúng càng trở thành một hình thức rất tốt để phát huy sức mạnh của nhân dân tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các hội đã đóng góp rất tích cực vào quá trình này, như tham gia phản biện dự án của các bộ, đồng thời các bộ cũng có những hỗ trợ tích cực để hội phát triển. Cần phải hiểu rằng, một bên là Nhà nước với đại diện là cấp bộ làm chức năng quản lý nhà nước, một bên là người dân, và ở giữa chính là tổ chức hội, đoàn thể xã hội làm nhiệm vụ cầu nối. Sự liên thông này mang lại hiệu quả tốt. Vì vậy, chúng ta không nên cắt khúc, chia cắt sự liên thông và dừng quan niệm bộ là cấp trên của tổ chức hội.
PV:Có ý kiến cho rằng, nếu cần quản lý thì chỉ cần Bộ Nội vụ thực hiện là đủ?
BT:Khi họp với các bộ, ngành, tôi vẫn nói rằng, Bộ Nội vụ không phải là cấp trên của bất cứ hội nào, mặc dù chúng tôi hiện đang có quyền cho phép các hội hoạt động. Cho phép ở đây là phải theo luật, khi tổ chức hội làm đúng theo quy trình mà Chính phủ đã quy định, thì chúng tôi cấp giấy phép hoạt động. Điều quan trọng là hội phải đảm bảo sự tự nguyện, tự lo được về kinh phí và đảm bảo được lợi ích của các thành viên. Theo tôi, cần tránh việc hành chính hóa hoạt động của hội, vì sẽ làm xơ cứng hoạt động và không đúng với tính chất của hội.
Bộ trưởng Đỗ Quang Trung (BT):Trước tiên, tôi khẳng định, dự thảo văn bản đó không nói rằng sẽ chuyển các hội về dưới sự quản lý của bộ. Việc xây dựng văn bản này là dựa theo Luật Tổ chức Chính phủ và các bộ có chức năng quản lý nhà nước đối với các hội theo ngành và lĩnh vực. Nếu hội thuộc về ngành hoặc lĩnh vực nào thì sẽ có bộ tương ứng thực hiện quản lý nhà nước. Thứ hai, không có chuyện bộ trở thành cấp trên của hội. Việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước chỉ nhằm đảm bảo quy hoạch của ngành, lĩnh vực do bộ chịu trách nhiệm quản lý, đồng thời huy động, khuyến khích các hội vào thực hiện chức năng phản biện kỹ thuật đối với các nội dung của ngành, lĩnh vực đó. Thứ ba, tổ chức hội cũng sẽ được tham gia vào thực hiện chương trình, dự án của ngành, lĩnh vực mà mình có liên quan. Đó là lợi ích của tổ chức hội khi tham gia vào hoạt động của bộ, ngành.
PV:Vậy bộ, ngành sẽ thực hiện quản lý nhà nước đối với tổ chức hội như thế nào?
BT:Các bộ sẽ thực hiện quản lý nhà nước đối với tổ chức hội theo chức năng quản lý của mình. Ví dụ, Bộ Tài chính thì quản lý về tài chính theo Luật Ngân sách nhà nước, còn Bộ Nội vụ thì quản lý hội theo chức năng đã được Chính phủ giao. Nhưng tôi nhấn mạnh rằng, Bộ Nội vụ không phải là cấp trên của bất cứ hội nào và không hề có ý định chuyển tổ chức hội về bộ, ngành để quản lý.
PV:Hình thức quản lý của bộ, ngành đối với tổ chức hội thực hiện ra sao, thưa ông?
BT:Hiện cả nước có trên 300 tổ chức hội ở Trung ương, trong đó có hơn 100 hội được thành lập từ năm 1998 đến nay đều đã có bộ quản lý, nhưng các hội này không có ý kiến gì. Hoàn toàn không có việc các bộ can thiệp quá sâu vào hoạt động của tổ chức hội, mặc dù theo quy định thì không có hội nào lại không chịu sự quản lý của Nhà nước. Những hội được thành lập từ năm 1998 đến nay đều có ý kiến của bộ khi xin phép thành lập, còn nhân sự, điều lệ hoạt động... của hội thì các bộ không can thiệp. Bộ Nội vụ chỉ làm chức năng phê chuẩn điều lệ, nhân sự do hội trình lên mà thôi.
PV:Ông đánh giá thế nào về hiệu quả của sự phối hợp hoạt động giữa bộ và tổ chức hội hiện nay?
BT:Theo tôi, các hội sẽ tiếp tục phát triển về cả số lượng lẫn chất lượng, vì đây là yêu cầu khách quan của sự phát triển. Càng ngày, sự hoạt động của các tổ chức hội, tổ chức quần chúng càng trở thành một hình thức rất tốt để phát huy sức mạnh của nhân dân tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các hội đã đóng góp rất tích cực vào quá trình này, như tham gia phản biện dự án của các bộ, đồng thời các bộ cũng có những hỗ trợ tích cực để hội phát triển. Cần phải hiểu rằng, một bên là Nhà nước với đại diện là cấp bộ làm chức năng quản lý nhà nước, một bên là người dân, và ở giữa chính là tổ chức hội, đoàn thể xã hội làm nhiệm vụ cầu nối. Sự liên thông này mang lại hiệu quả tốt. Vì vậy, chúng ta không nên cắt khúc, chia cắt sự liên thông và dừng quan niệm bộ là cấp trên của tổ chức hội.
PV:Có ý kiến cho rằng, nếu cần quản lý thì chỉ cần Bộ Nội vụ thực hiện là đủ?
BT:Khi họp với các bộ, ngành, tôi vẫn nói rằng, Bộ Nội vụ không phải là cấp trên của bất cứ hội nào, mặc dù chúng tôi hiện đang có quyền cho phép các hội hoạt động. Cho phép ở đây là phải theo luật, khi tổ chức hội làm đúng theo quy trình mà Chính phủ đã quy định, thì chúng tôi cấp giấy phép hoạt động. Điều quan trọng là hội phải đảm bảo sự tự nguyện, tự lo được về kinh phí và đảm bảo được lợi ích của các thành viên. Theo tôi, cần tránh việc hành chính hóa hoạt động của hội, vì sẽ làm xơ cứng hoạt động và không đúng với tính chất của hội.
Bộ trưởng Bộ Nội Vụ |