Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 23/12/2006 17:04 (GMT+7)

Hồng quả đỏ bị rụng

Hồng là cây có tỉ lệ đậu quả cao tương đối. Nhưng cũng như nhiều loại cây ăn quả khác, hồng có tỷ lệ rụng quả sinh lý rất lớn, chiếm tới 95%-97% tổng số quả rụng. Còn lại là quả rụng do quả ra chậm, hoa không được thụ phấn đầy đủ (ở giống có hạt), hạn hán, mưa nhiều hay sâu bệnh. Vì vậy cây hồng rụng quả khi quả có đường kính 2-3 cm là chuyện bình thường.

Nếu hồng rụng quả do hạn hán hay đất nhiều nước quá, thì phải lưu ý khắc phục. Hồng là cây chịu hạn tốt, ưa sống ở nơi đất cao, có mực nước ngầm thấp, nhưng để đất quá khô thì quả có thể bị rụng hàng loạt. Khi quả to, đất quá khô còn làm lá hồng rụng sớm, quả dễ bị rám nắng, nứt và xấu mã. Đồng thời hồng cũng sợ đất sũng nước. Ở đồng bằng, vào mùa mưa, mạch nước ngầm cao, rễ cây nghẹt thở, quả hồng cũng dễ rụng hàng loạt. Nên tìm nơi đất cao, dễ thoát nước để trồng hồng, nếu không, cần làm luống đất cao để trồng, vừa tránh nước ngầm cao lại tạo cho rễ cây ăn sâu vừa kết hợp giúp cây đỡ khô và lấy được nhiều dinh dưỡng.

Ở miền Bắc, hồng thường rụng quả sinh lý khi quả vừa to bằng đầu ngón tay cái và sau này khi đã già, gần chín, hồng còn rụng quả một lần nữa khoảng tháng 7-8, đợt này quả rụng ít hơn.

Ở các nước trồng nhiều hồng, người ta còn tỉa bớt quả tại những chỗ quả được mọc xúm xít, quả nhỏ, quả dị dạng để hạn chế các quả to, dáng đẹp bị rụng và giúp cho các quả còn lại to hơn. Thường mỗi cành nhỏ chỉ để 1-2 quả, cành dài chỉ để 2 - 3 quả, hoặc cứ 15 - 20 lá thì để 1 quả. Nếu cây hồng rụng quả quá nhiều thì đôi khi người ta phải thụ phấn nhân tạo cho hoa hoặc phun thuốc đậu quả.

Hồng cũng không đòi hỏi phân bón nhiều. Nhiều đạm cây cũng dễ bị rụng quả hàng loạt. Thường thì người ta chỉ bón phân cho cây phát triển thêm cành. Từ khi cây bắt đầu ra hoa quả thì thôi. Chỉ khi thấy cây sinh trưởng còi cọc, bộ lá xanh nhạt, cành cây mọc dài không quá 30 cm mỗi năm, thì mới phải bón, dùng loại phân tổng hợp N-P.K tỉ lệ 10.10.10 rắc trên mặt đất xung quanh gốc (cứ mỗi 2,5m đường kính, tính từ gốc thêm ra đến bóng chiếu của tán), rồi tưới cho tan vào lúc cây sắp ra chồi ngọn mới. Kết hợp tỉa bỏ cành sâu, cành yếu, cành mọc nơi quá dày và cành tược.

Nguồn: KH&ĐS Chuyên đề NTDTTS&MN Số 3 10/11/2006

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...