Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 20/01/2005 22:46 (GMT+7)

Gesner (1516 -1665): Nhà động vật học và thực vật học lỗi lạc

Ngoài những giờ đến lớp, Konrad đã có dịp theo ông bác đi đây đi đó để kiếm tìm các loại cây lá, có lẽ vì vậy mà tình yêu thiên nhiên hoa trái đã sớm định hình trong tâm trí cậu thiếu niên ham họchỏi. Ở trường cậu Konrad cũng được các thầy dạy yêu thương quý mến vì tính nết chăm chỉ, đầu óc thông minh khác thường: chỉ sau hai năm đến lớp, cậu đã đọc được nhiều tập sách của các tác giả LaMã và Hy Lạp.

Cha của ông là một tín đồ theo nhà cải cách tôn giáo Ulrich Zwingler (1484-1531), ở Zurich, và đã bị tử thương trong một trận chiến với những người Thiên Chúa giáo, nên cậu thiếu niên Konrad mồ côicha lúc vừa tròn mười lăm tuổi. Nhưng Konrad thật may mắn là có ba ông thầy đã tận tình giúp đỡ: một người nhận làm cha nuôi, một thầy khác chu cấp nơi ăn chốn ở trong suốt ba năm trời, và một thầynữa thì lo tiền bạc để cậu có thể tiếp tục lên Strasbourg học. Rồi sau đó, cả ba thầy lại đóng góp công sức để chàng thanh niên Gesner được đến học ở Bourges và nghiên cứu văn học và ngôn ngữ ởParis. Chỉ có một điều làm cả ba thầy đều cảm thấy thật phiền lòng: đó là lúc chàng thanh niên Gesner mười chín tuổi quyết định lập gia đình với một cô gái trẻ, ngoan nhưng nghèo và chẳng có chút củacải gì mang về nhà chồng. Tuy buồn phiền nhưng các thầy vẫn không bỏ rơi chàng thanh niên chưa nghề nghiệp và địa vị trong xã hội. Ba ông lại kiếm cho Gesner một chỗ dạy học tại Zurich rồi thuyếtphục những người quen biết cho chàng vay nợ để theo học trường Y khoa ở Basel.

Gesner lên đường tới thành phố Basel ở cách Zurich khoảng sáu mươi cây số về phía Tây Bắc, sát biên giới nước Đức, kế bên bờ sông Rhin. Tại đây, có trường đại học nổi tiếng cổ xưa nhất được xây dựngtừ năm 1459. Cảm nhận được lòng yêu thương vô hạn của các thầy nên Gesner quyết chí học tập và làm việc. Kết quả đầu tiên của những năm tháng ở Basel là cuốn từ điển Hy Lạp - La Tinh đã được xuất bảnnăm 1537, khi Gesner vừa tròn hai mươi mốt tuổi. ít lâu sau, Gesner được bổ nhiệm làm giáo sư dạy tiếng Hy Lạp và Do Thái ở Viện Hàn lâm Lausanne (1537-1540). Nhờ công việc dạy học nên cuộc sống giađình được ổn định và Gesner có thể yên tâm tiếp tục học tập.

Thời gian trôi qua nhanh chóng, chàng trai Gesner hai mươi lăm tuổi tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa ở Đại học Basel. Sau một thời gian hành nghề ở nhiều thành phố châu Âu, Gesner đến Venezia, một thành phốở miền Đông Bắc Italia, bên bờ biển Adriatic để nghiên cứu các biển (1545). ít lâu sau, Gesner trở về thành phố Zurich quê hương để nhận giảng dạy thêm môn Vật lý tại trường Carolinum. Lúc ba mươitám tuổi, Gesner được bổ nhiệm làm bác sĩ của thành phố; vài năm sau trở thành giáo sư môn Khoa học tự nhiên tại Đại học Zurich.

Ngoài lĩnh vực y học, Gesner say mê tìm hiểu các loài cây cỏ, hoa lá. Trước kia, cây cỏ thường được mô tả theo tổng thể, nhưng nay ông lại chú ý đến từng chi tiết các phần của cây, hoa và hạt giốngkèm toàn bộ hình dáng. Gesner là người đầu tiên xác định sự khác biệt giữa giống (genus) và loài (species), cũng như giữa loại (order) và lớp (class). Một điều được ông luôn khẳng định là hiếm cóloài cây nào mà giống (genus) không thể chia tách thành hai hoặc nhiều loài (species), Gesner nêu ví dụ những tác giả chỉ mô tả một loại cây long đờm (gentiane), còn ông thì mô tả đến mườiloại.

Sau khi cho in cuốn “Lịch sử cây cỏ” (Paris, 1541) và tập tài liệu Y học phổ cập (1545) nhấn mạnh đến vai trò dinh dưỡng của sữa, Gesner tập trung toàn bộ sức lực cho những bộ sách lớn. Ông dự địnhdành hơn mười năm (1545-1555) biên soạn bộ sách đầu tiên có nhan đề “Tủ sách toàn năng”, gồm 20 tập. Đây là một bảng liệt kê (bằng tiếng La tinh, Hy Lạp và Do Thái), khoảng 1.800 tác giả cổ xưa đượcsắp xếp theo thứ tự chữ cái, kèm tiêu đề các công trình nghiên cứu, những trích dẫn, bàn luận về những đóng góp của mỗi tác giả. Năm 1584 là năm kết thúc bộ sách với 19 tập, đáng tiếc là tập 20 gồmphần y học không bao giờ được hoàn tất. Sau đó bộ sách được bổ sung thêm (1549) tập 21, đây là một tài liệu bách khoa về Thần học.

Ngay sau khi kết thúc bộ sách lớn, Gesner lại bắt tay vào công việc biên soạn bộ “Lịch sử động vật” gồm 5 tập, (1551-1587). Có thể coi đây là công trình tham khảo chủ yếu về Động vật học của thế kỷXVI, trong đó các động vật được xếp loại theo thứ tự chữ cái, với mục đích sửa chữa những hiểu biết sai lầm thời đó cũng như loại bỏ những huyền thoại. Đối với mỗi con vật, ông dành 8 phần bàn luận,bao gồm: tên gọi (theo nhiều ngôn ngữ khác nhau), hình thái ngoài và sự phân bố theo địa dư, cách ứng xử của con vật theo môi trường sống kèm bệnh tật, bản chất và các bản năng, những lợi ích của convật (trong chăn nuôi, săn bắn), thức ăn, những vị thuốc xuất xứ từ con vật và cuối cùng, phần 8 luận bàn về triết học, văn học cũng như những kiểu cách ví von dân dã liên quan đến con vật (thí dụ như“ứng xử kiểu bò mộng”, “suy nghĩ như đầu bò”…). Tuy nhiên, cách phân loại đôi khi hơi tùy tiện: các động vật có vú được phân chia thành hai nhóm: hoang dã và gia súc, nhóm thứ hai này lại được chianhỏ thành những động vật tập quần, có sừng (trâu…) hoặc không có sừng (ngựa, heo, chó và cả mèo). Tập đầu tiên dày 1.100 trang, đề cập đến các loài bốn chân đẻ con, kèm nhiều hình vẽ tuyệt đẹp đượcxuất bản năm 1551 (Zurich). Liên tiếp trong ba năm sau đó, ra đời ba tập bàn về các động vật bốn chân đẻ trứng (1554), về chim (1555) (ông là người đầu tiên mô tả chim bạch yến), về cá cùng với cácđộng vật khác sống dưới nước (1556). Cho tới hai mươi năm sau khi Gesner qua đời, mới xuất bản thêm tập thứ 5 (cũng là tập cuối cùng) viết về rắn (1587). Bộ sách vĩ đại này gồm tổng cộng bốn nghìnnăm trăm trang, một nghìn bản khắc gỗ kèm trích dẫn hai trăm năm mươi tác giả nổi tiếng. Bốn tập đầu bộ sách (về sau được dịch sang tiếng Đức, Zurich, 1563) trở thành tài liệu tham khảo chủ yếu củangành Động vật học hiện đại. Gesner đã viết bộ sách với văn phong rất trau chuốt và dành riêng 176 trang cỡ lớn để mô tả ngựa, 40 trang về cừu và 30 trang về voi, kèm nhiều hình vẽ thật đẹp khắc trêngỗ. Ông quan niệm những kiến thức về Động vật học rất cần thiết đối với tất cả mọi người, từ thầy thuốc, thợ săn đến người nấu bếp; và việc nghiên cứu tìm hiểu đời sống động vật, ong, kiến cũng làmcho đời sống con người thêm phong phú. Tuy nhiên, ông không chú ý mô tả thật khoa học các hình thái bên ngoài. Do vậy, những động vật sống ở châu Âu mà ông đã có dịp quan sát (như loài có vú, chim,cá, rắn, giun và cả những côn trùng) đều được minh họa rất đẹp. Ngược lại những động vật sống ở châu á, châu Phi và châu Mỹ đều được minh họa đơn thuần qua lời kể truyền miệng. Vì thế nhiều hình vẽđã làm độc giả phải ngạc nhiên bật cười (hơn nữa ông còn thêm nhiều chi tiết thần thoại như con rắn thần, động vật một sừng). Gesner là người đầu tiên mô tả nhiều dạng nửa vật nửa người như con“jumar”, một dạng động vật lai tạp, hư ảo, mang hình nửa ngựa, nửa bò, như dạng quái vật đầu người mình ngựa; cá lai giữa cá chình với rắn vipe; con hươu cao cổ lai tạp giữa lạc đà với báo, sư tử laibáo, bò đực lai ngựa cái. Có điều đặc biệt là tất cả những động vật được mô tả đều rất sống động như những con vật có thật ở vùng Bắc châu Phi. Trong suốt quá trình nghiên cứu tìm hiểu các động vật,ông đã nhận được rất nhiều mẫu vật từ khắp nơi gửi tặng, nào là những xương, da động vật hiếm, nào là những vỏ sò, sừng trâu bò. Mỏ con chim toucan kỳ lạ vùng Nam Mỹ và những mẫu động vật hóa thạchcũng được gửi đến.

Mặc dù đã bỏ nhiều công sức cho bộ sách “Lịch sử động vật” vĩ đại và danh tiếng Gesner đã vang dội khắp châu Âu, nhưng ông vẫn chưa hài lòng mà lại tiếp tục hoàn tất một bộ sách mới mang nhan đề “Làmquen với các ngôn ngữ khác” (1555) để ghi nhận và giải nghĩa khoảng 130 ngôn ngữ đã được biết đến ở thời đó.

Ông còn viết những tập tài liệu nhỏ (xuất bản liên tục hai mươi năm, từ 1751 đến 1771) để chuẩn bị cho bộ sách “Môi trường Thực vật học”. Nhằm biên soạn bộ “Bách khoa toàn thư Thực vật học” tương ứngvới bộ sách về động vật suốt nhiều năm, ông sưu tập rồi cấy trồng nhiều mẫu cây đã kiếm nhặt được trên các triền núi Alpes. Về phương diện này, có thể coi Gesner như người mở đường cho ngành SinhThực vật học núi cao. Ngoài việc thành lập một Viện Bảo tàng, ông còn xây dựng được một kho lưu trữ khoảng 1.500 bản khắc gỗ, họa hình về cây cỏ, động vật do chính ông thực hiện. Những chi tiết vềcây cỏ, hoa trái, những mô tả tỉ mỉ cây cảnh trong cuốn sách “Hoa nước Đức”, chứng tỏ tài quan sát tinh tường của Gesner vượt trội hơn hẳn các nhà Sinh học trước đó cũng như đương thời.

Đối với những người dân bình thường, Gesner lại nổi tiếng vì tình yêu thiên nhiên, ông thường đến nơi thôn quê hoặc các vùng núi non hiểm trở vừa để ngắm nhìn cảnh đẹp vừa để sưu tầm những loại câylá quý hiếm. Độc giả thời đó (1555) đã say mê đọc cuốn truyện ông kể về chuyến leo tới đỉnh Gnefstein thuộc dãy núi Pilatus, Thụy Sĩ, với những đoạn văn mô tả đầy cảm xúc chân thật. Niềm yêu mếnphong cảnh núi non quê hương của ông đã ảnh hưởng đến nhiều nhà khoa học sau này (như De Saussure ở thế kỷ XVIII) và khơi nguồn cho ngành Địa chất học núi cao.

Được phong tước quý tộc lúc bốn mươi tám tuổi, Gesner là một thầy thuốc, một nhà Động vật học, Thực vật học, giáo sư tiếng Hy Lạp, một nhà nghiên cứu Từ điển học đầy tài năng. Nhưng suốt nhiều nămtháng cuối đời, ông sống trong cảnh nghèo túng, bệnh tật, đôi mắt cận thị từ xưa lại thêm mệt mỏi sau những tháng ngày miệt mài nghiên cứu, việc đọc sách đã làm ông luôn bị rối loạn thị lực.

Khi bệnh dịch hạch bùng nổ tràn lan khắp Zurich, trên cương vị một thầy thuốc, ông đã chữa trị cho rất nhiều người bệnh tại thành phố quê hương nhưng cuối cùng chính căn bệnh này lại bùng phát ởBasel ngày 13 tháng 12 năm 1565, đã cướp đi sinh mạng của nhà khoa học lỗi lạc Gesner, lúc đó ông mới tròn bốn mươi chín tuổi.

Gần hai thế kỷ sau khi ông qua đời, bộ sách “Thực vật học” (1753-1759) mới được xuất bản nhưng cũng làm giới khoa học châu Âu kinh ngạc về tài năng ghi chép, quan sát của ông, đồng thời khẳng địnhGesner là một nhà Thực vật học lỗi lạc trong công việc phân loại cây cỏ. Với tài năng xuất chúng và những đóng góp to lớn cho khoa học, Gesner đã được Cuvier (1769-1832, nhà Động vật học, người Pháp)tôn vinh là “Plinius của Thuỵ Sĩ”.

Nguồn: Trần Phương Hạnh, 17 nhà khoa học lỗi lạc, NXB Trẻ, TP. HCM, 2003.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.