Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 25/02/2005 21:50 (GMT+7)

Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động: Nhu cầu bức xúc của các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Hiện nay, 49 Hội khoa học và kỹ thuật ngành ở Trung ương thuộc hệ thống Liên hiệp hội đã tập hợp được một bộ phận khá đông đảo trí thức khoa học và công nghệ thuộc hầu hết các lĩnh vực học thuật vàchuyên ngành khác nhau, đó là những chuyên gia quản lý, nghiên cứu, giảng dạy, sản xuất trong các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sản xuất kinh doanh, ngoài ra các Hội còn thu hút được nhiều nhà khoahọc có trình độ và kinh nghiệm, một số không ít là các chuyên gia có uy tín cao ở nhiều ngành khác nhau đã nghỉ chế độ, cũng như một số người lao động có kỹ năng. Đó là những hội viên của các HộiKH&KT Việt Nam, một nguồn nhân lực có tiềm năng phong phú trong xã hội cần được phát huy và tận dụng trong tiến trình đi vào kinh tế tri thức phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.

Với cơ cấu tổ chức của một Hội Khoa học và kỹ thuật ngành Trung ương về cơ bản gồm có hệ thống dọc đó là các Hội KH&KT ở các Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hiện nay con số này là 306, nhưvậy trung bình mỗi tỉnh trong cả nước có khoảng 05 Hội khoa học và kỹ thuật cấp tỉnh, con số này quả là quá khiêm tốn, trong khi một số Hội khoa học và kỹ thuật đã phát triển tổ chức đến hầu hết cácTỉnh, thành (Hội Luật gia Việt nam, Hội đông y Việt Nam, Hội Làm vườn Việt Nam...) thì còn rất nhiều Hội chỉ có từ 1 đến không quá 10 tổ chức chân rết ở các địa phương. Việc hình thành các HộiKH&KT cấp Tỉnh do UBND Tỉnh quyết định, song sự hướng dẫn của cấp Trung ương Hội trong quá trình thành lập cũng như hoạt động sau này là rất quan trọng.

Ngoài các Tỉnh, thành Hội thì hình thức hội, phân hội chuyên ngành và chi hội cơ sở là phổ biến, hiện nay có hơn 8000 chi Hội khoa học và Kỹ thuật hoạt động trong phạm vi cả nước, số Hội thành lậpđược từ 5 chi hội trở xuống chiếm 36,7%, từ 16 chi hội trở xuống chiếm 80%, thông thường ở các cơ sở có từ 03 đến 05 hội viên thì có thể lập một chi hội. Trong các Hội KH&KT thì hoạt động phântheo chuyên ngành cũng là nét đặc thù: ví dụ như Tổng hội y dược học Việt Nam có 37 Hội chuyên ngành thành viên; Hội Địa chất Việt Nam có 10 phân hội chuyên ngành, tuy nhiên số Hội không có phân hộichuyên ngành vẫn còn chiếm 20,8%, số Hội có từ 12 phân hội trở xuống chiếm 83,3%; trung bình mỗi Hội có 6 phân hội.

Vậy các Hội khoa học và kỹ thuật có những hoạt động gì để thu hút Hội viên? Đây là câu hỏi được tập trung thảo luận trong rất nhiều hội thảo và cũng được trả lời với nhiều ý kiến khác nhau. Một trongnhững chức năng, nhiệm vụ quan trọng của Hội là tập hợp và đoàn kết các cán bộ KH&KT trong ngành mình để thực hiện các nhiệm vụ như: Nghiên cứu khoa học, Đào tạo và phổ biến kiến thức cho hộiviên và cho quảng đại quần chúng, đưa nhanh ứng dụng tiến bộ KH&KT vào sản xuất và đời sống và hợp tác Quốc tế trên lĩnh vực chuyên môn của mình...Ngoài ra với đặc thù của mình mỗi Hội còn thựchiện nhiều nhiệm vụ xã hội khác nữa.

Hình thức thông tin cho hội viên và phổ biến kiến thức chủ yếu qua kênh các tờ báo, tạp chí, tờ tin của Hội, hiện nay số báo chí trong hệ thống Liên hiệp hội lên đến 70, còn loại hình các câu lạc bộkhoa học được tổ chức khoảng 40. Việc phổ biến kiến thức và nâng cao trình độ hội viên còn được thực hiện dưới dạng các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và Quốc tế, tuy nhiên việc Hội tham giavào các tổ chức Hội Quốc tế cũng gặp những khó khăn nhất định vì Hội thường không dễ dàng gì trong việc đóng niên liễm theo quy định của một tổ chức Hội Quốc tế, hơn nữa các cuộc họp thường niênnhiều khi Hội cũng không thể tham dự được vì không có kinh phí. Đây là thiệt thòi lớn cho các Hội KH&KT cũng như cho đất nước vì nó là một kênh thông tin Quốc tế về khoa học- công nghệ rất quantrọng. Ngoài ra trong quá trình hội nhập các Hội nghề nghiệp đã góp phần đáng kể làm cho thế giới hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam, hình ảnh thật của Việt Nam đến được với các bạn bèQuốc tế thông qua hoạt động hợp tác khoa học và kỹ thuật, từ đó tăng thêm mối thiện cảm và ủng hộ về nhiều mặt của bạn bè Quốc tế và thực chất các Hội KH&KT đã đóng góp quan trọng trong việc thựchiện đường lối đối ngoại nhân dân của Đảng.

Công tác đào tạo, đào tạo lại cho hội viên và quảng đại quần chúng được các Hội khoa học và kỹ thuật hết sức quan tâm và đã tổ chức được nhiều khoá học ở các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau với chấtlượng và nội dung thiết thực được xã hội thừa nhận, một số đơn vị làm tốt công tác này như: Hội Kế toán Việt Nam, Hội Tin học, Hội Kinh tế Việt Nam và nhiều đơn vị nghiên cứu triển khai và làm dịchvụ khoa học và công nghệ khác (hiện nay trong toàn bộ hệ thống Liên hiệp hội có khoảng 200 đơn vị)...Hoạt động nghiên cứu khoa học, xoá đói giảm nghèo, phát triển cộng đồng và tư vấn, phản biện vàgiám định xã hội được thực hiện thường xuyên với sự tham gia của nhiều chuyên gia liên ngành và chuyên sâu đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Đánh giá cao vai trò to lớn của đội ngũ trí thứckhoa học và công nghệ thời gian qua và trước nhiệm vụ mới của cách mạng, ngày 30/01/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 22/2002/QĐ-TTg giao nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội choLiên hiệp hội và các Hội thành viên, đây là một vinh dự lớn lao song cũng là trọng trách nặng nề của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới.

Cán bộ chủ chốt của các Hội khoa học và kỹ thuật đều có trình độ: 100% có trình độ đại học trở lên, hơn 60% uỷ viên Ban chấp hành và Ban Thường vụ có trình độ trên đại học, tuy nhiên tuổi đời của BCHvà thường vụ đều tương đối cao, tuổi dưới 40 chỉ có 4% ở BCH và 0,2% ở Thường vụ. Cán bộ chuyên trách tại các Văn phòng Trung ương hội trung bình có 6 người trong đó có 4 người làm việc chuyên trách,tuy nhiên vẫn còn 27,5% số văn phòng không có nhân viên chuyên trách. Về các tổ chức chính trị- xã hội khác trong cơ quan Trung ương Hội, thì hiện tại có 41,5% Hội có tổ chức Đảng, 16,2% có tổ chứcCông đoàn và chỉ có 5,4% có tổ chức Đoàn thanh niên. Cơ quan Trung ương Hội tuỳ theo tính chất và nội dung hoạt động có thể có các Ban chuyên môn (có khoảng 22 loại Ban khác nhau) ví dụ: Ban Tổ chức,Ban Hội viên, Ban Thư ký, Ban Thông tin...

Hệ thống tổ chức của Hội khoa học và kỹ thuật là rộng lớn, lĩnh vực hoạt động đa dạng, kinh phí hoạt động khó khăn, đội ngũ cán bộ chủ chốt và chuyên trách trong cơ quan Hội hoạt động bằng uy tín cánhân, lòng nhiệt tình và sự tự nguyện cộng với kinh nghiệm của bản thân, hầu hết đều chưa được đào tạo về nghiệp vụ và kỹ năng công tác Hội, việc học tập kinh nghiệm Quốc tế cũng không phải lúc nàocũng có điều kiện, một số Hội do khó khăn về kinh phí nên phải đặt trụ sở giao dịch tại nhà riêng và cũng không có cả cán bộ chuyên trách, cơ chế, chính sách chưa tạo điều kiện cho tổ chức Hội hoạtđộng. Đó là những nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến sự đóng góp của các Hội khoa học và kỹ thuật trong thời gian qua.

Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, tạo cho chúng ta những cơ hội to lớn đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt đòi hỏi đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ đang hoạt động trongcác Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phải có đủ năng lực để phát triển khoa học và công nghệ góp phần phát triển kinh tế- xã hội, rút ngắn khoảng cách phát triển so với khu vực và Quốc tế. Trongthời gian qua Đảng và Chính phủ đã xác định vị trí, vai trò của tổ chức Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt nam, tổ chức chính trị- xã hội của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam. Chínhphủ đã giao nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội, trong khi đang xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các Hội hoạt động, thì hơn lúc nào hết việc nâng cao năng lực,đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động đã trở thành nhu cầu bức xúc đối với Liên hiệp hội và các thành viên nhằm thúc đẩy các Hội khoa học và kỹ thuật lớn mạnh có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của xãhội. Xin có một vài kiến nghị sau:

1. Mỗi Hội cần đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động để từ đó xác định tổ chức và phương thức hoạt động cần đổi mới, phát triển các Hội khoa học kỹ thuật ở các tỉnh có đủ điều kiện.

2. Cần nghiên cứu về đội ngũ cán bộ Hội để tìm ra những điểm yếu, mạnh, xác định những năng lực cụ thể cần được nâng cao.

3. Cần nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGO) quốc tế, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam để phổ biến sâu rộng cho các thành viên

4. Xây dựng mối quan hệ giữa các Hội KH&KT trong hệ thống Liên hiệp hội với nhau, với Liên hiệp hội địa phương và với các Hội KH&KT cấp Tỉnh

5. Liên hiệp hội cần hình thành ngân hàng dữ liệu chuyên gia tư vấn phục vụ cho hệ thống Hội trong công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

6. Liên hiệp hội nên thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ công tác Hội, ngoài ra cũng cần tổ chức các buổi toạ đàm mang tính chuyên đề cho từng nhóm đối tượng.

7. Liên hiệp hội chủ động phối hợp với Ban tổ chức- cán bộ Chính phủ xây dựng luật lập hội.

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.