Nguyễn Trọng Lội,Nguyễn Quý Anh(là hai con trai nhà thơ Nguyễn Thông ), Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang, Nguyễn Hiệt Chi, Trần Lệ Chất(Nguyễn Hiệt Chi ở hàng dưới bên phải)
Nguồn gốc cây canh-ki-na thần dược chữa bệnh sốt rét Canh-ki-na phiên âm từ tiếng pháp Quinquina, xuất phát từ Nam Mỹ. Năm 1638 nữ chúa Delchincon vợ của một Phó vương nước Pê-ru được chữa khỏi bệnh sốt rét bằng vỏ cây này và bà đã đặt tên khoa học cho nó là Cinchona. Là một loài cây thuộc họ cà-phê, cây canh-ki-na có 3 loại đỏ, vàng và xám, sống ở vùng Nam Mỹ. Là một loài cây thân gỗ, cây canh-ki-na cao khoảng 15 - 20 m, lá có màu xanh lục và mọc đối có cuống, 2 lá kèm thường rụng sớm, phiến lá nguyên hình trứng, gân lá hình lông chim, hoa mọc thành chùm 5 cánh đều nhau và có màu hồng trắng nhạt. Ban đầu, do chưa biết loại cây này có khả năng chữa khỏi bệnh sốt rét, người dân Nam Mỹ sống ở ven hồ có cây canh-ki-na mọc, mỗi khi bị bệnh thường ra lấy nước ở hồ về uống đều thấy khỏi. Lần lần, tác dụng “thần kỳ” của cây canh-ki-na được phát hiện và lưu truyền rộng rãi; việc giữ gìn, chăm sóc giống cây quý cũng được người dân Nam Mỹ quan tâm. Về sau, nhiều nhà y học các nước Mỹ, Tây-ban-nha, Pê-ru và Pháp bắt tay tìm hiểu, nghiên cứu cây canh-ki-na và ứng dụng nó vào y học, cũng như lấy giống cây này nhân rộng ra khắp thế giới. Qua nhiều năm thực nghiệm lâm sàng, giới khoa học đã phát hiện ra trong vỏ và lá cây canh-ki-na có chứa thành phần chính là chất quinine (ki-ninh) rất đắng, loại hoạt chất này có tác dụng chống lại ký sinh trùng sốt rét rất hiệu quả và tên của nó chính thức được đưa vào danh sách dược liệu dùng để chữa cho người bệnh. Ngoài công dụng làm thuốc điều trị bệnh sốt rét, cây canh-ki-na còn được dùng làm thuốc ngâm rượu uống bổ máu. Năm 1925, người Pháp đã đưa cây canh-ki-na vào Việt Nam trồng ở tỉnh Lâm Đồng, rồi sau đó đem ra trồng ở Ba Vì của Miền bắc nước ta, với mục đích chữa bệnh cho quân đội Pháp. Từ đó, cây canh-ki-na đã chính thức có mặt ở Việt Nam và được các thầy thuốc biết đến với nhiều tên gọi khác nhau: cây ki-ninh (quinine), cây sốt rét, và lấy nó bào chế làm thuốc chữa bệnh cho người dân. Người đề xuất bóc vỏ cây canh-ki-na ở Lâm Đồng đem ra khu IV Vào những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong bối cảnh một nhà nước mới được thành lập còn non trẻ, mọi tiềm lực còn rất yếu, đặc biệt là ngành y tế phục vụ trong quân đội. Một trong những bệnh mà bộ đội ta thường mắc phải là bệnh sốt rét rất nguy hiểm đến tính mạng.
Là một Bác sĩ tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y khoa Hà Nội, sớm được tiếp xúc với y học phương Tây, Nguyễn Kinh Chi từ lâu đã biết được công dụng của rừng cây canh-ki-na ở Lâm Đồng là nguồn dược liệu quí làm thuốc chữa trị bệnh sốt rét. Hơn nữa, ông cũng tiên liệu được việc bóc vỏ rừng cây canh-ki-na ở Lâm Đồng đem ra khu IV có hai ý nghĩa quan trọng: vừa có được dược liệu làm thuốc ki-ninh cho phía ta, lại vừa triệt tiêu được nguồn cung cấp dược liệu làm thuốc của phía đối phương. Vì thế, sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, với tư cách là Giám đốc Nha Y tế Trung Bộ đóng tại Huế, đúng vào cái Tết năm Bính tuất 1946, ông đã có một quyết định sáng suốt: cho bóc và di chuyển ngay hàng ngàn tấn vỏ cây canh-ki-na ra vùng tự do Khu IV một cách an toàn trước lúc Pháp chiếm giữ cao nguyên Lâm Đồng, sau đó giao cho Viện Bào chế III chiết xuất chất quinine làm thuốc sốt rét. Với tỉ lệ quinine từ 10 - 15 %, vỏ cây canh-ki-na sau khi được bóc rời đem ra phơi khô nghiền nát thành bột, rồi cho vào dầu hỏa chưng cất tinh lọc tách lấy bột quinine dập thành thuốc viên, hoặc điều chế thuốc tiêm dạng ống. Bằng cách làm này, chúng ta đã có được một loại thuốc quý hiếm hàng đầu cho quân đội để chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Cũng trong thời gian này, ông đã huy động mọi người kịp di chuyển toàn bộ tài sản, dụng cụ y tế và động viên hầu hết cán bộ nhân viên của Bệnh viện Huế, một bệnh viện hiện đại nhất thời bấy giờ, ra đến Nghệ An là vùng tự do trước lúc quân Pháp đánh vào Thừa Thiên. Hai việc làm chủ động nói trên là hai cống hiến đột xuất của ông tiếp thêm sức mạnh cho ngành y trong buổi trứng nước. Sau khi hoàn thành, ông đã được Hồ Chủ tịch tự tay viết thư khen ngợi. Các sáng lập viên Trường Dục Thanh Phan Thiết:
| | Nhà thờ họ Nguyễn Đức lục chi mà BS Nguyễn Kinh Chi là tộc trưởng đời thứ năm. | Năm 1949, Bác sĩ Nguyễn Kinh Chi lại có công thành lập xưởng chế tạo dụng cụ y tế tiểu và trung phẫu ở làng Rạng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, thu hút gần 100 công nhân tham gia sản xuất. Xưởng đã chế tạo thành công các loại y cụ như: máy dập thuốc viên, dao mổ, kéo, panh, xi-ranh tiêm, ống thuốc... vốn hết sức thiếu thốn trong thời kháng chiến chống Pháp, và cũng cực kỳ khó khăn trong việc tự sản xuất đối với điều kiện Việt Nam thuở ấy. Không ai tin là ông làm được nhưng ông cứ thử nghiệm và thành công của xưởng y cụ đã đem lại một luồng hào hứng khôn tả cho những người tham gia sản xuất, được ngành y tế nhân rộng, trở thành đề án sản xuất thuốc của 4 viện bào chế ở Liên khu IV, chi viện cho các chiến trường Khu V, chiến khu Việt Bắc. Năm 1950, trước nhu cầu cấp thiết về đội ngũ y sĩ phục vụ chiến trường, Bác sĩ Nguyễn Kinh Chi còn cho thành lập Trường Trung cấp y sĩ của Bộ Y tế đóng ở Thanh Hóa, đào tạo một đội ngũ cán bộ y tế đông đảo nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết cho công tác chăm sóc điều trị thương binh từ tiền tuyến đến hậu phương. Một trong những học trò của ông hiện còn minh mẫn là Giáo sư Viện Sĩ Hồ Tôn Trinh, cho biết, trong khi trực tiếp đứng ra kiểm tra thi tốt nghiệp của trường này, do cần lấy đủ người và đúng người có thực lực chuyên môn, Bác sĩ Nguyễn Kinh Chi đã đề xuất một điều kiện “đặc cách” vừa ngặt nghèo mà vừa rộng rãi: chỉ cần điểm lý thuyết và thực hành y và dược đạt loại khá trở lên,đâylà tiêu chí bắt buộc, không châm chước, còn các điểm khác dưới trung bình vẫn được ông phê “assez bien” nghĩa là cũng tốt và cho qua. Nhờ đó, số lượng y sĩ tốt nghiệp hàng năm đều là đội ngũ có tay nghề, phục vụ được ngay cho cuộc chiến, lại không đến nỗi là con số quá ít trong suốt 9 năm đánh giặc. Ông cũng chính là người khởi xướng xây dựng hệ điều trị quân y đến tận các chiến trường. Năm 1954, chiến tranh chống Pháp kết thúc, hòa bình lập lại trên miền Bắc, một lần nữa Bác sĩ Nguyễn Kinh Chi là người tiên phong thành lập Bệnh viện Phong Quỳnh Lập ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), thu nhận và chữa trị cho bệnh nhân phong. Và để nêu gương, thời kỳ đầu ông tự xung phong đảm nhiệm làm Bác sĩ chính của Bệnh viện, hàng ngày tiếp xúc với người phong hủi mà không chút ngần ngại, đồng thời ra sức tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân rằng bệnh phong không lây, cốt xóa đi một tàn tích không hay là hắt hủi, xa lánh, thậm chí có nơi còn nhẫn tâm chôn sống những người bị bệnh. Thử nghĩ ngày nay, khi đến những bệnh viện phong như Bệnh viện Quy Nhơn, trong tâm lý nhiều người chắc đâu đã hết mọi lo lắng, thì 50 năm trước, hành vi “lấy mình làm thị phạm” của một người như Bác sĩ Nguyễn Kinh Chi đáng cho ta nể trọng đến chừng nào! Và một đời không tham quyền cố vị Năm 1922, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y khoa Hà Nội, Nguyễn Kinh Chi được chính quyền bảo hộ Pháp điều về công tác tại bệnh viện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. Tại đây, hàng ngày với con ngựa được cấp (thời đó chính quyền cấp ngựa thay xe cho công chức đầu ngành trong tỉnh), ông rong ruổi xuống tận các làng xã xa xôi để chữa bệnh giúp dân và đốc thúc nhân dân làm vệ sinh phòng dịch. Cũng tại đây, Bác sĩ Nguyễn Kinh Chi còn viết các sách Du lịch Quảng Bình , Công nghệ Quảng Bình. Việc làm này cho thấy ông là người nhận thức được rất sớm vai trò của các ngành du lịch và công nghệ trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Ông cũng hăng hái đăng đàn diễn thuyết ở Hội Trí Tri, bày tỏ tư tưởng chống nạn hối lộ - mà ngày nay ta gọi là tham nhũng - trong các cấp chính quyền lúc bấy giờ mà tiêu biểu là bài nói chuyện “Bài thuốc chữa bệnh hối lộ”, với tinh thần được rút ra từ trong sách Luận ngữcủa Khổng Tử: “ Tự thiên tử chí ư thứ dân giai dĩ tu thân vi bản” (từ nhà vua cho đến thứ dân ai nấy đều lấy tu thân làm gốc). Sau lần diễn thuyết ấy, chính quyền Pháp không còn tin cậy ông nên thường xuyên luân chuyển ông đi khắp nơi, khi ở Huế, Qui Nhơn, khi ở Kon Tum, Buôn Mê Thuột... mỗi nơi dừng lại một năm hoặc 5 - 7 tháng. Cũng trong thời gian ở Kon Tum, Bác sĩ Nguyễn Kinh Chi đã cùng với người em trai là nhà văn hóa Giáo sư Nguyễn Đổng Chi viết chung cuốn Mọi Kon Tum , một công trình dân tộc học nghiêm túc và thuộc loại những công trình đầu tiên của người Việt nghiên cứu về phong tục tập quán của tộc người Ba Na (Bahnar) ở vùng Tây Nguyên, khiến các học giả Pháp, Việt đương thời và mãi ngày nay vẫn còn nhắc đến. Năm 1945, Nguyễn Kinh Chi đã từ chối lời mời tham gia Chính phủ Trần Trọng Kim với chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế, mà bí mật tham gia nhóm Responsable của Tôn Quang Phiệt đứng dưới tôn chỉ của Mặt trận Việt Minh. Sau ngày Cách mạng thành công, Bác sĩ Nguyễn Kinh Chi lần lượt được Chính phủ tín nhiệm cử giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành y tế của nước nhà. Ngay trong năm 1945, ông được cử làm Giám đốc Nha y tế Trung Bộ. Sau hai năm (1947), lại được đề bạt chức Thứ trưởng Bộ Y tế. Ông hoạt động miệt mài, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được cấp trên phân công như đi thị sát phong trào vệ sinh phòng bệnh ở các tỉnh miền núi và các vùng giáp ranh, đào tạo và xây dựng lực lượng y tế ở vùng tự do khu IV... Nhưng đến năm 1953, do điều kiện sức khoẻ và cũng phần nào trăn trở trước phong trào Cải cách ruộng đất bắt đầu lan rộng mà với sự nhạy cảm của một trí thức, ông thấy có gì như bất ổn, ông đã làm đơn xin từ chức về quê sống với mẹ già. Sau nhiều lần trình bày khẩn thiết, ông được Thủ tướng Phạm Văn Đồng chấp thuận và có lời khen ghi vào lý lịch: “Một cán bộ cao cấp có tinh thần liêm khiết không tham quyền cố vị”. Sau đó, ông lại được đề cử làm Giám đốc Y tế Liên khu IV kiêm Trưởng ty Y tế Nghệ An, rồi Phó vụ trưởng Vụ phòng bệnh Bộ Y tế, Trưởng ty Y tế chuyên gia thuộc Cục chuyên gia Phủ thủ tướng cho đến lúc về hưu năm 1965. Bác sĩ Nguyễn Kinh Chi được bầu làm đại biểu Quốc hội trong vòng 30 năm (1946 - 1976) liên tục suốt 4 nhiệm kỳ từ khoá I đến khoá IV. Biểu dương và ghi nhận những đóng góp của ông, Nhà nước ta đã tặng thưởng ông Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huân chương chống Mỹ hạng nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Bác sĩ Nguyễn Kinh Chi, con người sống gần như chạm vào hai năm Tí trong thế kỷ XIX và thế kỷ XX, đối với chúng ta hôm nay có thể gọi đã thuộc lớpngười xưa. Một trí thức năng nổ, bản lĩnh, có óc quyết đoán, dám chịu trách nhiệm trong công việc, lại biết tự trọng, sống thật với lòng mình, không màng công danh phú quí... đến nay hình như chỉ còn thấy qua sách ngụ ngôn. Có lẽ tư chất đó bắt nguồn từ truyền thống của một Chi Gia Trang vốn có nhiều người hiển danh về tài và đức, và cũng có lẽ tư chất đó phần nào đã ảnh hưởng trực tiếp đến người con ông là Giáo sư Nguyễn Đức Từ Chi, nhà dân tộc học nổi tiếng mà nhân cách đã khiến nhiều bạn bè trong và ngoài nước mến phục.
[1] Chi gia Trang: Trang viên của gia đình Nguyễn Chi (thuộc họ Nguyễn Đức lục chi), nơi có một ngôi nhà hiện đại kiểu Pháp và một thư viện mang tên Mộng Thương Thư Trai lớn vào bậc nhất ở Nghệ Tĩnh từ cuối thế kỷ XIX, cũng là nơi đã sản sinh năm thế hệ sĩ phu và trí thức yêu nước, trong đó có những người là chí sĩ, nhà giáo, học giả, Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, Dược sĩ cao cấp, Kỹ sư... hai người được Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (Nguyễn Đổng Chi) và đợt II (Nguyễn Từ Chi). Chi Gia Trang được gia đình Nguyễn Chi hiến tặng cho huyện Can Lộc từ năm 1958 và được xếp hạng di tích văn hóa cấp tỉnh từ 2005 mặc dù đã bị “khai thác” quá mức trong nhiều năm và biến dạng quá nhiều. Nguồn: TC Văn Nghệ, số 1+2 (ra ngày 05/01 và 12/01/08) |