Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 17/11/2021 22:35 (GMT+7)

Chung tay bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn

Ngày 16/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Trung tâm Thông tin Tổ chức phi chính phủ tổ chức Hội thảo “Chính sách để cấp nước an toàn cho khu vực nông thôn: Thực trạng và giải pháp”.

Quang cảnh hội thảo

Nước sạch là tài nguyên quý giá, nhưng không phải là vô tận. Nước là cần thiết cho sự sống nhưng khi bị biến đổi, ô nhiễm có thể gây ra những hiểm họa khôn lường cho con người. Nước sạch không thể thiếu trong đời sống của con người, hàng ngày chúng ta sinh hoạt đều phải sử dụng nguồn nước sạch từ ăn uống, tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh,… Ngoài ra, việc sử dụng nước sạch trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp để tạo ra các thực phẩm sạch cũng là yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe của con người.

Hiện nay, cấp nước an toàn khu vực nông thôn được nhà nước và nhân dân quan tâm. Việt Nam đã đạt được kết quả to lớn trong lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Sau 40 năm, từ khi được sự hỗ trợ của tổ chức Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) vào năm 1982, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh từ 10% năm 1982) tăng lên gần 90% (2019), 51% sử dụng nước đạt QCVN02:2009/BYT. 44% dân số nông thôn (28,5 triệu người) được cấp nước từ các công trình cấp nước tập trung, 56% dân số nông thôn (36,3 triệu người), sử dụng công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình.

TS Đào Trọng Tứ - Phó chủ tịch Hội Tưới tiêu Việt Nam, Trưởng ban Điều hành mạng lưới sông ngòi Việt Nam

Theo TS Đào Trọng Tứ - Phó chủ tịch Hội Tưới tiêu Việt Nam, Trưởng ban Điều hành mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho biết, việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn về cấp nước an toàn còn chậm, chưa đồng bộ và cụ thể, chủ yếu lấy từ cấp nước đô thị trong khi cấp nước đô thị và cấp nước nông thôn có nhiều đặc điểm rất khác nhau nên chưa thực sự tạo động lực cho cơ sở thực hiện, cho các thành phần kinh tế tham gia.

Theo TS Tứ cho hay, chưa có Nghị định về cấp nước sinh hoạt khu vực nông thôn; chưa có luật cấp nước… nhiều địa phương đã có Ban chỉ đạo cấp nước an toàn nhưng quy chế, cơ chế, tổ chức triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế, dẫn đến triển khai kế hoạch chưa được triệt để.

Đại biểu đưa ra ý kiến tại hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi và đưa ra nhiều ý kiến về các giải pháp như Đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung có quy mô lớn, đồng bộ, liên xã, liên huyện, kết nối với hệ thống cấp nước đô thị ở những nơi phù hợp để đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả, bền vững; ưu tiên sử dụng nguồn nước từ hệ thống công trình thủy lợi, hồ chứa, đập dâng cho cấp nước sinh hoạt.

Nhà nước ưu tiên đầu tư công trình tạo nguồn cấp nước sinh hoạt tại vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước; hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung cho vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực bãi ngang, ven biển, biên giới, hải đảo.

Ưu tiên nguồn lực từ ngân sách nhà nước, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững và các chương trình, dự án về nước sạch nông thôn.

Tổ chức quản lý vận hành công trình cấp nước sạch theo mô hình phù hợp, hoạt động hiệu quả, bền vững, hướng đến chuyên nghiệp hóa công tác quản lý vận hành, bảo trì, bảo dưỡng công trình đảm bảo an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao chất lượng dịch vụ. Thí điểm giao công ty khai thác công trình thủy lợi và tổ chức thủy lợi cơ sở tham gia quản lý vận hành công trình nước sạch.

Đảm bảo cấp bù giá tiêu thụ nước sạch theo quy định; thực hiện bù chéo chi phí trong quản lý vận hành công trình cấp nước; hỗ trợ kinh phí quản lý vận hành công trình sau đầu tư tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, bãi ngang, ven biển, biên giới và hải đảo.

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, giải pháp cấp nước và vệ sinh thân thiện với môi trường, ưu tiên công nghệ đơn giản, giá thành phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Nghiên cứu, ứng dụng vật liệu mới, tận dụng nguyên vật liệu địa trong xây dựng công trình, bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ quan và cảnh quan công trình.

HT

Xem Thêm

Đồng Tháp: Hội Sinh vật cảnh tổ chức Đại hội lần thứ III
Ngày 5/4/ 2024, tại Đồng Tháp, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Tham dự Đại hội có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ, các sở, ngành liên quan và gần 60 đại biểu là các hội viên của Hội.
Lễ ký kết giảm phát 1 tỷ tấn carbon/năm
Ngày 9/4 tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Chứng nhận Chất lượng và Phát triển Doanh nghiệp (Trung tâm QCC - trực thuộc Vusta) và Tập đoàn Tín Thành đã tiến hành Lễ ký kết giảm phát 1 tỷ tấn carbon/năm và công bố sàn giao dịch NFT thương mại tín chỉ carbon toàn cầu.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng dự Hội nghị Cơ học toàn quốc
Nhân dịp 45 năm thành lập Viện Cơ học, Viện Cơ học phối hợp với Viện Vật lý và Hội Cơ học Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Cơ học toàn quốc vào ngày 9/4 tại Hà Nội. TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA đã đến dự và chúc mừng hội nghị.

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.