Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 03/08/2006 15:31 (GMT+7)

Chất lượng sách giáo khoa mới - mối quan tâm của xã hội

PV: Thưa Giáo sư, là một cơ quan được giao trách nhiệm thẩm định, đánh giá quy trình, tính khoa học và tính sư phạm của chương trình và SGK bậc Tiểu học và THCS, LHH đã tiến hành công việc này như thế nào?

Đây là một vấn đề nhạy cảm và còn có nhiều ý kiến khác nhau nên Liên hiệp hội Việt Nam đã tổ chức mời 7 hội thành viên gồm: Hội Ngôn ngữ học, Hội Toán học, Hội Vật lý, Hội Hoá học, Hội Sinh học, Hội Địa lý, Hội KH lịch sử tham gia đánh giá về 7 môn: Văn, Toán, Lý, Hoá, Sinh, Địa, Sử. Ngoài ra còn có một tổ tổng hợp do cơ quan Liên hiệp hội Việt Nam cử ra.

Thứ hai, số người tham gia tổng cộng có 67 người. Với 27 giáo sư, TSKH hoặc TS, 19 PGS, TSKH hoặc PGS, TS, 12 TS, 5 thạc sỹ và 4 cử nhân có năng lực tốt. Làm việc một cách hết sức nghiêm túc và khách quan.

PV: Ông có thể cho biết những đánh giá sơ bộ?

Bộ SGK này đạt được cơ bản những yêu cầu đã đặt ra. Nó thể hiện được tinh thần của Luật Giáo dục, nghị quyết của Quốc hội, các chỉ thị của Đảng và Chính phủ. Nội dung các tài liệu giáo khoa đã thể hiện được nội dung cơ bản của mỗi lĩnh vực tương ứng với mỗi bộ môn, thể hiện được tính tinh giản, cập nhật, có hệ thống, phù hợp với thực tế nước ta. Ngôn ngữ SGK được trau chuốt cẩn thận, hình thức SGK, kích thước, bố cục, mẫu mã, màu sắc, hình ảnh ngày càng dễ đọc, dễ nhìn và hấp dẫn hơn. So với SGK những thời kỳ trước đây, SGK bộ mới đã có những tiến bộ rõ rệt đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhà trường phổ thông. Một số SGK của Việt Nam đã tiếp cận được trình độ của khu vực cả về nội dung và hình thức.

Tuy nhiên, một số nhược điểm lớn đã được chỉ ra là:

1. Quá trình chuẩn bị cho công tác xây dựng chương trình và biên soạn SGK cần phải chu đáo hơn nữa trong việc chuẩn hoá và áp dụng thống nhất một số khái niệm cơ bản, về các tiêu chí đánh giá chương trình và SGK, việc lựa chọn các tác giả tham gia xây dựng chương trình và biên soạn SGK.

2. Chuẩn kiến thức và kỹ năng được khẳng định là khâu quan trọng nhưng trong chương trình các môn học, yếu tố này được thể hiện dưới những tên gọi khác nhau. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng SGK, không tạo được cơ sở pháp lý thống nhất cho việc biên soạn thẩm định và đánh giá các bộ SGK khác nhau.

3. Trong một số SGK còn có những nội dung sai hoặc không chuẩn xác, gây khó khăn cho người học và làm giảm chất lượng của sách.

4. Một số trường hợp lời văn của SGK chưa đủ trong sáng. Chất lượng kênh hình và giấy in cũng cần được nâng cao hơn nữa.

PV: Thưa Giáo sư, việc đưa SGK vào thực tế có gì khó khăn?

Có nơi đưa SGK mới vào vùng sâu xa, trình độ của nhà quản lý, giáo viên có những hạn chế nên cũng gặp một số khó khăn. Nhưng nhiều thành phố, đồng bằng đã rất hoan nghênh bộ SGK mới này.

PV: Ông đánh giá thế nào về chất lượng?

So với trước là tốt hơn nhưng có những chỗ, có những môn cần phải sửa chữa. Nhưng đánh giá thẩm định của các ngành KH cũng có môn được tán đồng, nhưng có môn họ vẫn bảo lưu ý kiến của họ.

PV: Sự ghi nhận và thái độ của Bộ Giáo dục như thế nào, thưa ông?

Với các quyển SGK được góp ý, các tập thể tác giả và Bộ có sửa chữa nhưng cũng có chỗ chưa sửa chữa kịp thời. Những môn các Hội đánh giá thì lần sau có sửa chữa tốt hơn lần đầu.

Xin cảm ơn Giáo sư.

Nguồn: Đời sống gia đình, số 5 (321), 3/8/2006

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phát triển kinh tế báo chí trong chuyển đổi số
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ sinh thái truyền thông, chuyển đổi số là một trong những giải pháp cấp thiết và quan trọng hàng đầu nhằm đạt mục tiêu “hiện đại hóa” hoạt động báo chí theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.