Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 01/08/2005 14:16 (GMT+7)

Chất lượng giáo dục theo cách nhìn của các nhà khoa học

Chất lượng giáo dục là gì?

Từ trước tới nay cụm từ này đã được đề cập rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong hoạt động chuyên môn của ngành giáo dục và cũng gây tranh cãi nhiều trong dư luận - xã hội. Thế nhưng, hiện nay chúng ta vẫn chưa có một định nghĩa nào thật hoàn chỉnh.

Từ cách nhìn khác nhau, mỗi nhóm người hay mỗi người cũng có thể có nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng giáo dục. Chẳng hạn như: giáo viên đánh giá chất lượng học tập bằng mức độ mà học sinh nắm vững các kiến thức kỹ năng, phương pháp và thái độ học tập của cá nhân. Học sinh có thể đánh giá chất lượng học tập bằng việc nắm vững kiến thức và vận dụng vào thực hành các bài tập, bài kiểm tra, bài thi... Cha mẹ học sinh đánh giá chất lượng bằng điểm số kiểm tra - thi, xếp loại. Người sử dụng sản phẩm đào tạo thì đánh giá chất lượng bằng khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao, khả năng thích ứng với môi trường...

Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Đản (Trường đại học Sư phạm Hà Nội), chất lượng giáo dục là những lợi ích, giá trị mà kết quả học tập đem lại cho cá nhân và xã hội, trước mắt và lâu dài. Khái niệm trên được đúc kết từ nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ quản lý chất lượng, thì chất lượng giáo dục là học sinh vừa cần phải nắm được các kiến thức kỹ năng, phương pháp chuẩn mực thái độ sau một quá trình học; đáp ứng được các yêu cầu khi lên lớp, chuyển cấp, vào học nghề hay đi vào cuộc sống lao động...

Còn với góc độ giáo dục học thì chất lượng giáo dục được giới hạn trong phạm vi đánh giá sự phát triển của cá nhân sau quá trình học tập và sự phát triển xã hội khi họ tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế sản xuất, chính trị - xã hội, văn hóa - thể thao.

Nhìn từ mục tiêu giáo dục thì chất lượng giáo dục được quy về chất lượng hoạt động của người học. Chất lượng đó phải đáp ứng được các yêu cầu về mục tiêu của cá nhân và yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục...

TS Tô Bá Trượng (Viện chiến lược và Chương trình giáo dục) thì cho rằng, chất lượng giáo dục là chất lượng con người được đào tạo từ các hoạt động giáo dục. Chất lượng ở đây phải được hiểu theo hai mặt của một vấn đề: Cái phẩm chất của con người gắn liền với người đó, còn giá trị của con người thì phải gắn liền với đòi hỏi của xã hội. Theo quan niệm hiện đại, chất lượng giáo dục phải bảo đảm hai thuộc tính cơ bản: tính toàn diện và tính phát triển.

Từ việc dẫn ra nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng giáo dục, PGS.TSKH Bùi Mạnh Nhị (Trường đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh) cho rằng, cách hiểu phổ biến hiện nay về chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của giáo dục: Chẳng hạn mục tiêu giáo dục đại học toàn diện gồm có: phẩm chất công dân, lý tưởng, kỹ năng sống; tri thức (chuyên môn, xã hội, ngoại ngữ, tin học...) và khả năng cập nhật thông tin; giao tiếp, hợp tác; năng lực thích ứng với những thay đổi và khả năng thực hành, tổ chức và thực hiện công việc, khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm có ích cho bản thân và người khác... Hoặc mục tiêu giáo dục là nhằm đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cần nhanh chóng xây dựng chuẩn cho nền giáo dục

Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và chương trình giáo dục thì nước ta hiện nay còn thiếu nhiều chuẩn trong giáo dục. Cần phải xúc tiến khẩn trương việc nghiên cứu chuẩn hóa nền giáo dục để đưa ra chuẩn cụ thể đánh giá chất lượng của các lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, việc xây dựng các tiêu chí để đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay ở nước ta cũng đang là một vấn đề gây nhiều tranh luận và chưa có sự thống nhất.

Qua nghiên cứu của các chuyên gia Viện Chiến lược và chương trình giáo dục, thì khung lý thuyết đánh giá tình hình giáo dục và chất lượng cơ sở, giáo dục gồm có 14 tiêu chí như: dân cư; chính sách phát triển giáo dục cấp, bậc học; nhận thức và thái độ của cộng đồng về giáo dục tình trạng phát triển kinh tế xã hội của địa phương; người học; chương trình giáo dục; người dạy; đầu tư cho giáo dục; cơ sở vật chất kỹ thuật; bộ máy quản lý trường, hoạt động giáo dục; hoạt động khai thác và sử dụng nguồn lực; sự phát triển của người học, sự phát triển của người dạy và lợi ích xã hội.

Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng giáo dục, người ta thường tập trung vào một số tiêu chí, chỉ số cơ bản của chất lượng giáo dục đó là: đầu tư ngân sách cho giáo dục, tỷ lệ nhập học trong độ tuổi, tỷ lệ lưu ban, bỏ học; tỷ lệ hoàn thành cấp học; thời lượng học tập của học sinh, tình trạng đội ngũ giáo viên, đạo đức của người học, mức độ nhận thức, kỹ năng và thể lực của người học và tình trạng người học tốt nghiệp có việc làm và đáp ứng yêu cầu của công việc.

Theo TS Nguyễn Anh Dũng (Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục) thì đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông cần dựa vào các tiêu chí như chất lượng đầu vào, quá trình giáo dục và chất lượng đầu ra của sản phẩm được giáo dục đào tạo. Trong đó chú ý các yếu tố tác động như nội dung chương trình và sách giáo khoa; số lượng cơ cấu và chất lượng nghề nghiệp của giáo viên; phương pháp và thiết bị giáo dục và công tác kiểm tra đánh giá việc học tập của học sinh.

Qua nghiên cứu về chất lượng giáo dục trung học chuyên nghiệp, PGS.TS Nguyễn Đức Trí (Viện Chiến lược và chương trình giáo dục) đã có quan niệm rằng, chất lượng giáo dục được đánh giá bằng đầu vào, đầu ra (sản phẩm của giáo dục); "giá trị gia tăng" (sự tăng trưởng trong phát triển trí tuệ và nhân cách người học); giá trị học thuật - tri thức (đội ngũ giáo viên của trường có chất lượng, có uy tín thì trường được xem là có chất lượng)...

Giáo viên là yếu tố hàng đầu nâng cao chất lượng giáo dục

Để nâng cao chất lượng giáo dục, theo TS Nguyễn Anh Dũng (Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục) thì cần phải tiến hành đổi mới chương trình giáo dục. Đồng thời ưu tiên giải quyết đồng bộ các khâu đào tạo bồi dưỡng sử dụng đãi ngộ và kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên. Thứ hai là phải đẩy mạnh quản lý giáo dục, trong đó phải đẩy mạnh phân cấp quản lý, xây dựng và thực hiện chuẩn giáo dục, tăng cường thanh tra chuyên môn và đầu tư nguồn lực cơ sở vật chất.

Qua nghiên cứu thực trạng chất lượng giáo viên, nhóm nghiên cứu gồm các đồng chí PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi; PGS.TS Phạm Minh Hùng và TS Thái Văn Thành (Đại học Vinh) cũng cho rằng, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Các nhà nghiên cứu này cho rằng, những yếu tố tạo thành chất lượng giáo dục gồm có: giáo viên, chương trình và sách giáo khoa; Phương pháp dạy học; Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học... Trong đó, giáo viên là yếu tố có vai trò quyết định hàng đầu đến chất lượng giáo dục. Để nâng cao chất lượng giáo viên thì cần phải đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; xây dựng hệ thống chính sách cho giáo viên; xây dựng cơ chế tuyển chọn, đánh giá giáo viên và quản lý toàn diện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên.

Ngoài ra, cũng có một số ý kiến cho rằng, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì cần phải tăng cường đầu tư cho giáo dục, kết hợp với nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập để phát huy khả năng thích ứng của người học với môi trường. Cũng có ý kiến cho rằng, hoạt động giáo dục cần phải gắn chặt với thị trường lao động của xã hội để giáo dục, đào tạo nên những con người dễ dàng nắm bắt và thích ứng với công việc sau khi đã được giáo dục, đào tạo.

Nguồn: nhandan.com.vn 28/7/2005

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.