Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 21/11/2005 14:08 (GMT+7)

Các Hội muốn tự chủ hơn về tài chính

Nhiều Hội không đủ tiền thuê trụ sở


Giáo sư Nguyễn Văn Trương - Viện trưởng Viện Kinh tế sinh thái (Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam) - cho rằng, Nhà nước không cấp kinh phí cho các Hội thì nên để cho các Hội tự chủ tìm kiếm và sử dụng quỹ mà họ có bằng những việc làm minh bạch vì lợi ích xã hội. Hướng quản lý theo kiểu kiểm tra liên tục, bắt báo cáo thường xuyên về tình hình tài chính của các Hội như trong dự thảo Luật Hội hiện nay là bất hợp lý.

Ông Trương cho biết, thực tế quỹ của các Hội hiện đều rất nhỏ bé, chỉ đủ chi phí hành chính và trả lương ở mức thấp cho người làm việc. Nhiều Hội không đủ tiền thuê trụ sở, mua sắm thiết bị văn phòng. "Tôi nghĩ, Nhà nước nên xem kinh phí của các Hội có giúp cho họ hoạt động được hay không và nên có cách hỗ trợ. Nếu chỉ quan tâm đến việc kiểm tra quỹ và sử dụng quỹ của các tổ chức này như dự thảo Luật Hội thì chưa đúng, vì các Hội đang quá nghèo và đang lo sao cho đủ quỹ tối thiểu để hoạt động", ông Trương nói.


Việc phân loại các nguồn tài chính của Hội, theo ông Trương, cũng chưa cần thiết vì nguồn vào của các Hội rất ít và chi tiêu cũng đơn giản.


Hội, hiệp hội là những tổ chức cống hiến tri thức, sức lực cho những mục tiêu xã hội chứ không có nhiệm vụ kinh doanh. Ví dụ như với Viện Kinh tế sinh thái, những nguồn thu của Viện là tiền tài trợ từ các dự án nước ngoài để giúp bà con sống trong các hệ sinh thái kém bền vững. Ba năm qua, mỗi năm Viện xây dựng 1 làng sinh thái với sự tài trợ và giám sát của một số tổ chức nước ngoài. "Để được nhận viện trợ nước ngoài, các dự án phải được viết theo mẫu đề nghị của cơ quan tài trợ. Trong đó luôn ghi rõ các khoản chi tiêu theo chuẩn quốc tế, chặt chẽ và rõ ràng, các khoản chi tiêu cũng được giám sát và có chứng từ rõ ràng. Không hiểu Nhà nước còn cần kiểm tra thêm gì nữa?", ông Trương bức xúc nói


Cách quản lý chưa "thuận"


Ngoài các hội được chu cấp từ ngân sách Nhà nước thuộc 6 đoàn thể có cơ cấu từ tổ chức Trung ương đến cơ sở, các hiệp hội ngành nghề, các hội xã hội nghề nghiệp khác đều có nguồn thu chủ yếu do các hoạt động tư vấn, thẩm định, chuyển giao công nghệ. Các Hội này cũng có thể có nguồn thu từ các viện trợ phi Chính phủ, cũng như từ ngân sách khi đảm nhiệm những nhiệm vụ do Nhà nước giao. Đối với nguồn thu do hoạt động chuyên môn của các Hội mà có thì chủ yếu chịu sự quản lý của Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế hoặc Luật Khoa học công nghệ.


Với nguồn thu từ ngân sách và các hoạt động viện trợ phi chính phủ. Các nguồn thu từ ngân sách lâu nay vẫn quy định đầu mối là các cơ quan trung ương của đoàn thể, các Bộ, các Hiệp hội. Riêng các Hội xã hội nghề nghiệp thì đầu mối là các Liên hiệp hội. Điều này có những bất hợp lý vì hầu hết bộ máy của cơ quan Liên hiệp hội đều nhỏ bé, không thể so sánh với các Bộ được nên việc xem xét phê duyệt một dự án nào đó do các Hội đưa ra thường chậm trễ. Các nguồn kinh phí cấp từ ngân sách cho các Hội chủ yếu là để thực hiện các dự án và các đề tài nghiên cứu khoa học.


Mặt khác, ở cấp Hội, có nhiều dự án mà nguồn kinh phí còn lớn hơn nhiều so với nguồn kinh phí cấp cho Liên hiệp hội. Vì các Hội mới là các tổ chức nghề nghiệp có chuyên môn sâu và do đó mới đảm đương được những dự án lớn. Cấp Liên hiệp hội chỉ là cấp hành chính, có chức năng liên kết, điều phối các hoạt động của các Hội thành viên, Liên hiệp hội không phải là cấp trên của các Hội. Điều này hoàn toàn khác với các tổ chức chính trị xã hội khác.


Cũng lưu ý thêm là khác với các Hội, các Hiệp hội cũng được coi là đầu mối cấp kinh phí từ ngân sách. Hiện nay các Hội nghề Trung ương sau nhiều năm thành lập, đã khá lớn mạnh, đã chủ trì và thực hiện nhiều dự án lớn. Vì vậy kiến nghị nên chuyển việc xét cấp kinh phí từ nguồn ngân sách thẳng về cho cấp Hội, tránh nấc trung gian là Liên hiệp hội.

Thêm nữa, theo một số chuyên gia, lâu nay các văn bản pháp luật và ngay cả dự thảo Luật Hội đều giao cho các Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các Hội. Điều đó vẫn toát lên quan niệm nặng về quản lý và Nhà nước chỉ tính làm sao để quản lý chặt hơn. Do đó, các Hội khó huy động được nhiều hội viên, đặc biệt là những hội viên đã nghỉ hưu nhưng vẫn có nhu cầu đóng góp trí tuệ và sức lực cho đất nước.


Các Hội phải tự nỗ lực nhiều hơn


Bàn về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Anh - Vụ Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính (cơ quan giữ trách nhiệm chính trong việc quản lý tài chính với các Hội) - cũng thừa nhận những vai trò của Hội. Hội nằm trong tương quan "Nhà nước, doanh nghiệp và hội". Đó là một lực lượng có vai trò, sức mạnh riêng và là một hình thức của xã hội dân. Ông cho rằng, người sáng lập hội phải là người có tâm huyết, phải có chuyên môn cao và cũng phải có nguồn lực để tự khẳng định, tự chịu trách nhiệm, tự chủ tài chính. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, cái khó với các Hội vẫn là tự chủ tài chính.


Bên cạnh đó, hành lang pháp lý dành cho Hội còn sơ sài, ít ỏi, thậm chí có thể nói là còn trống. Trước đây, năm 1957, Chính phủ đã có Sắc lệnh 02 chỉ nói quyền lập ra hội chứ chưa có cơ chế chính sách tài chính. Thông tư 32 của Bộ Tài chính mới đây là một bước tiến thừa nhận vai trò của Hội và khẳng định cần có thêm những hành lang pháp lý cho Hội.


Với một Hội ở Việt Nam , hiện nguồn thu chủ yếu từ hợp đồng tư vấn, một số nguồn nhỏ lẻ và thu hút viện trợ không hoàn lại của nước ngoài. Tuy nhiên, sẽ đến một ngày Việt Nam không còn là nước phải nhận viện trợ nữa (viện trợ chỉ dành cho những nước nghèo, tính theo 1 số tiêu chí của các tổ chức quốc tế) thì các Hội sẽ bế tắc về nguồn thu. "Tôi cho rằng, để tồn tại, các Hội phải có chuyên môn cao và biết cách thu hút những hợp đồng tư vấn, phản biện mới sống được".


Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Đình Anh, "Hầu hết cuộc kiểm tra do Nhà nước thực hiện đều do các Hội yêu cầu vì có vấn đề trong Hội. Các Hội cần phải tạo được sự minh bạch trong hoạt động. Trình độ cao và minh bạch mới đem lại hiệu quả bền vững cho các Hội", ông nói.


Nguồn: vnn.vn 19/11/2005

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.