Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 23/06/2005 14:44 (GMT+7)

Bếp cho người nghèo

Phần lớn người dân ở các vùng nông thôn và miền núi Việt Nam hiện vẫn sử dụng bếp kiềng ba chân hoặc bếp đầu rau để đun nấu với nhiên liệu sinh khối sẵn có là củi, rơm, trấu, lá cây... Khi họ nhóm lửa cũng là lúc khói bụi quẩn đặc trong bếp. Thế nhưng chẳng ai biết trong thứ khói bụi đó chứa khoảng 213 vật chất khí, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người và gây ô nhiễm môi trường: CO 2, CO, CH 4, N 2O, TNMOC (total-nonmethan organic compound) và hydro carbon thơm... Ngoài ra, nếu cứ đốn cây tự nhiên làm củi đốt như thế thì các cánh rừng tự nhiên sẽ sớm cạn kiệt.

Trăn trở trước thực trạng này, được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế từ năm 1989, KTS Trần Ngọc Tuệ cùng cộng sự thuộc Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật lâm nghiệp (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) đã bắt tay vào thiết kế và chế tạo một loại bếp đun rẻ tiền, tiết kiệm nhiên liệu và ít gây ô nhiễm hơn. Bếp làm bằng các vật liệu sẵn có tại từng địa phương. Có địa phương thì sử dụng gạch, xi măng, cát trong khi những nơi khác dùng đất sét chịu lửa hoặc đất thường trộn thêm lân, rơm, trấu... Cũng tuỳ vào nhu cầu của từng gia đình mà bếp có một, hai hoặc ba buồng đốt (tương ứng là một, hai, ba miệng bếp) cùng với một buồng tận dụng.

Theo KTS Tuệ, bí quyết của bếp nằm ở chính các buồng đốt. Thiết kế đặc biệt của buồng đốt làm nhiên liệu cháy kiệt ở nhiệt độ cao nên khử được một số chất có hại, làm lượng CO 2phát thải giảm 3-6 lần (thành phần chính trong khói bếp là CO 2). Thực tiễn ở các bếp đã được xây dựng cho thấy tro trong buồng đốt mịn như tàn thuốc lá trong khi đun bếp kiềng hoặc đầu rau thì nhiên liệu sinh khối cháy không hết, chẳng hạn như vẫn còn hình cọng rơm hoặc thanh củi. Buồng đốt nhiệt độ cao cũng thiêu cháy cả lõi ngô, cây sắn - nhiên liệu rất khó sử dụng đối với bếp kiềng ba chân hoặc bếp đầu rau.

Soạn: AM 454613 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Sơ đồ bếp ba cửa đun,
ba xoong, có ống khói.

Chiều cao của buồng đốt phụ thuộc vào đường kính của nồi xoong trong mỗi hộ gia đình. Trên miệng bếp đặt hai thanh sắt sao cho nồi hoặc chảo lọt vừa và bao kín miệng bếp, không để khói thoát ra ngoài và lẩn quẩn trong bếp. Dòng không khí đi vào các buồng đốt được dẫn qua buồng tận dụng rồi thoát ra ngoài qua ống khói. Buồng tận dụng là nơi đặt nồi chuẩn bị sẽ được đun trên miệng bếp chính, giúp cho nhiệt độ của nồi đạt tới 70 độ C. Vì thế mà bếp tiết kiệm được nhiên liệu, giúp giảm 80-90% khói bụi mà người đun phải hấp thụ,  giảm lượng chất đốt 30-50% so với bếp truyền thống.

Hơn thế nữa, kiểu dáng và thiết kế của bếp giúp chống hoả hoạn và tạo sự ngăn nắp cho nhà bếp. Bếp có tuổi thọ trung bình 1-3 năm với chi phí xây dựng là 150.000 đồng/bếp gạch. Còn đối với bếp làm bằng đất thì chi phí rẻ hơn rất nhiều do hầu như không phải mua nguyên vật liệu.

Cho đến nay, mô hình bếp đun của KTS Tuệ đã được xây dựng thí điểm tại một số xã tại 24 tỉnh, trong đó có Bắc Cạn, Hà Tĩnh, Hà Tây, Sông Bé, Đắc Lắc.... Nhóm nghiên cứu đã tới từng địa phương để tập huấn, chuyển giao công nghệ cho người dân để họ tự xây dựng bếp đun cho gia đình. Mong muốn của nhóm nghiên cứu là được Nhà nước hỗ trợ để xây dựng chương trình quốc gia về bếp cải tiến. Với 10.000 đôla do Ngân hàng thế giới tài trợ trong Cuộc thi Ngày Sáng tạo Việt Nam 2005, nhóm sẽ tiếp tục cải tiến bếp cũng như nhân rộng mô hình tại nhiều địa phương trong cả nước.

Soạn: AM 454615 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Bếp lò cải tiến cho
người dân ở Lào Cai.

Soạn: AM 454619 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Bếp đầu rau.

Soạn: AM 454623 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Một hộ gia đình phải sử dụng
một lượng củi như thế này trong 
2 tháng đối với bếp truyền thống.

Nguồn:www.vnn.vn ngày 23/6/2005

Soạn: AM 454625 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Tập huấn cho người dân.

Xem Thêm

Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Bộ Chính trị điều động, phân công đồng chí Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Chiều 5-9, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.
Liên hiệp Hội Việt Nam tham gia cuộc họp của Ban Thư ký của tổ chức phổ biến kiến thức khoa học thế giới
Vào ngày 26/8, Ban Trù bị của Tổ chức quốc tế về Phổ biến kiến thức khoa học (WOSL) đã tổ chức buổi họp trực tuyến với sự tham gia của đầy đủ các tổ chức thành viên. Buổi họp do Thạc sĩ Yin Hao, Tổng Thư ký Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc chủ trì.
Thanh Hoá: Phản biện đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh
Sáng ngày 30/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” với sự tham dự của các thành viên Hội đồng khoa học phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội; các cơ quan, đơn vị liên quan.
An Giang: Liên hiệp hội bầu bổ sung nhân sự lãnh đạo
Sáng 27/8, Ban Thường vụ Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành mở rộng lần thứ 5, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Hồng Châu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Châu; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện sở, ngành, hội có liên quan.