Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 25/08/2005 14:42 (GMT+7)

Trí thức trẻ và vấn nạn thất nghiệp

Trí thức loay hoay

Nguyễn Mạnh C. 23 tuổi, tốt nghiệp ĐH, trở thành nhân viên phục vụ tại sàn nhảy Cosmos - Ngọc Khánh (Hà Nội). Để tìm được công việc đúng chuyên môn, C đã làm một việc chưa từng có tiền lệ: Tự nguyện đi học trung cấp chính trị.

Phải làm cả những việc không dính dáng đến chuyên môn
Phải làm cả những việc không dính dáng đến chuyên môn
Hai năm, học phí 3,9 triệu đồng, bằng tiền túi. Một cán bộ phường, nơi anh nộp hồ sơ xin việc, nói bằng cử nhân, ngoại ngữ và tin học bây giờ nhiều như lá. Cần mộtvăn bằng ấn tượng hơn. C. học với  hy vọng, trong thời gian anh ngồi mài dũa kiến thức trong Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam , vị cán bộ phường kia chưa về hưu.

TS Vũ Như Q được đào tạo ở nước ngoài. Nhận bằng Tiến sĩ tại Học viện Thú y và Công nghệ sinh học quốc gia, Matxcơva, Liên bang Nga, anh về nước với nhiều dự định. Hai trong số đó là viết giáo trình, thay đổi cách dạy Đại học, và nghiên cứu các biện pháp mới trị bệnh cho gia súc. Trầy trật đi xin việc không đâu nhận dù là làm hợp đồng. Thất nghiệp đúng nghĩa, nhà khoa học trẻ trở về quê.

Thôn Cống Vòng, xã Trực Mỹ, huyện Trực Ninh, Nam Định, có trâu bò lợn gà nhưng không phòng nghiên cứu, không máy tính, không tài liệu, điện thoại cũng không. 

Còn đây là câu chuyện về 20 y bác sĩ trẻ ở Bình Định. Trước khi đi phục vụ tại 18 xã vùng sâu, vùng xa, họ nhận được lời hứa sau hai năm sẽ bố trí công việc mới. Trở về, dành cho họ vẫn là lời hứa. Không có việc làm, trong hội nghị tổng kết dự án Y bác sĩ trẻ tình nguyện 2004, hầu hết đều có nguyện vọng trở lại vùng sâu, vùng xa, dù làm việc không lương. Đề nghị này hình như cũng phải đợi xem xét.

Quy hoạch manh mún

Việc làm cho trí thức trẻ ít xuất hiện trong những mục tiêu cụ thể của Chính phủ. Có thể bởi nạn thất nghiệp vẫn được làm nhẹ đi bởi những con số ảo, ví dụ hơn 90% SV ra trường có việc làm (Dự án Giáo dục đại học). Một anh lao động phổ thông không thể làm thay việc của trí thức, nên thất nghiệp là thấy ngay. Còn trí thức thất nghiệp thì anh ta xuống làm công việc phổ thông. Và xã hội có ảo giác tình trạng thất nghiệp chưa trầm trọng. Nhưng trong thực tế, hàng trăm ngàn SV ra trường mỗi năm, trông chờ chủ yếu vào chỗ trống từ số công chức về hưu trong các cơ quan.

Sự mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng là do thiếu một quy hoạch tổng thể.Việt Namkhông đầu tư cho nền kinh tế tri thức mạnh mẽ như Singapore , sẵn sàng mở một tổ hợp nghiên cứu lớn, với đủ thiết bị và phòng thí nghiệm cho 2.000 nhà khoa học và nhà nghiên cứu làm việc. Malaysia chi hơn 500 triệu USD xây dựng các viện nghiên cứu riêng trong lĩnh vực công nghệ sinh học, bảo đảm chỗ làm việc cho hàng trăm ngàn cử nhân sinh học hàng năm...

Sự mất cân đối thứ hai là trong đào tạo ngành nghề.Khi Việt Nam tuyên bố đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khoảng 50% số SV được hướng vào ba ngành vàng là quản trị kinh doanh, báo chí và luật.

Hàng vạn cử nhân quản trị kinh doanh ra trường làm những việc không dính dáng gì đến chuyên môn, có cả bưng bê ở các quán cơm bình dân, ôsin và tiếp thị.

Việt Nam đặt mục tiêu phát triển công nghệ thông tin, lập tức các trường ồ ạt cho ra lò kỹ sư làm phần mềm không cần biết nhu cầu xã hội, không quan tâm Việt Nam đang cần kỹ sư xây dựng, chuyên gia tài chính giỏi về tin học hơn là những người biết về máy tính đơn thuần.

Nhìn sang Singapore , lĩnh vực CNTT cần 10.000 người mỗi năm, họ chỉ đào tạo 2.500. Hàn Quốc đào tạo 48.000 kỹ sư tin học trong khi có tới 100.000 vị trí làm việc.

Rõ ràng trí thức trẻ Việt Nam đã bị thua thiệt về cơ hội.

Tuyển dụng hình thức

Có một mâu thuẫn. Các cơ quan nhà nước tuyển chọn người quá chặt chẽ, quá khó nhưng người được chọn lại không làm được việc ngay. Trong khi cách tuyển dụng của các công ty nước ngoài nhanh, đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả.

Trừ đi yếu tố tiêu cực, có thể nói các cơ quan nhà nước đang đi ngược qui trình. Tiêu chí thực hiện tốt công việc trên vị trí của mình bị xem nhẹ. Các yếu tố ngoại vi biến thành yếu tố quyết định. Nguồn nhân lực bị giới hạn bởi lý lịch và các loại văn bằng.

Tuyển dụng thực chất hay hình thức sẽ tác động, định hướng lại giới trí thức. Lạm phát bằng giả bởi bằng cấp được coi trọng quá mức. SV có đủ thứ bằng nhưng lại không chuyên sâu một lĩnh vực gì, bởi con người không được đánh giá qua năng lực thực sự. Xảy ra bi kịch trí thức, người làm khoa học thích chuyển sang làm quản lý là bởi xã hội đề cao quan tước. Quan chức được coi trọng hơn, đời sống tốt hơn.

Trong lĩnh vực khoa học, làm quan cũng dễ kiếm đề tài hơn. Tất nhiên người ta phải dồn về đó. Đông người có tâm lý học để làm quan, đòi vào bộ máy, trong khi quỹ lương thì thiếu. Thất nghiệp là không tránh khỏi.

Cách tuyển dụng hình thức hiện nay cũng là lý do khiến một số trí thức giỏi, đặc biệt những người có cá tính mạnh không tìm được vị trí làm việc xứng đáng.

Chất xám nhạt màu

Nhìn nhận trí thức trẻ hiện nay, có một đánh giá hơi nặng nề: Trí thức Việt Namkêu ca bị coi thường, chất xám ở Việt Nam bị trả giá rẻ mạt. Nhưng, tại sao không đặt câu hỏi, liệu chất xám của chúng ta có đáng được trả giá cao hơn không, và chất xám đó có thể làm được gì?

Nặng nề, nhưng đáng quan tâm. Trong số 13.500 tiến sĩ, tiến sĩ khoa học Việt Nam (số liệu Bộ GD-ĐT) chỉ có khoảng 500 người (3,7%) có sản phẩm được quốc tế ghi nhận. Các thị trường lao động trí thức hàng đầu để các công ty đa quốc gia nhắm tới là Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia. Việt Nam chỉ đứng thứ 20 trên 25 nước.

Một chuyên gia cho rằng, Việt Nam đào tạo khối lượng lớn cử nhân  nhưng không thành trí thức. Ví dụ cay đắng nhất là mỗi năm hàng ngàn trí thức trẻ bước vào bộ máy hành chính. Nhưng nền hành chính công bao nhiêu năm tiếp tục trì trệ, lạc hậu, hành dân. Đội ngũ cán bộ công chức đang bị coi là khâu yếu nhất trong tiến trình cải cách hành chính.

Đào tạo trí thức trẻ thực chất là đào tạo hai con người trong một. Một người trí thức và một người chuyên gia. Nền giáo dục hiện nay chưa đặt ra mục tiêu này rõ ràng, không có quy trình đào tạo và đó là nguyên nhân nhiều người ra trường thợ không thành thợ, thầy không ra thầy.

Việt Nam đang cần một nguồn nhân lực trí thức trình độ cao để xây dựng một hình thái kinh tế mới cao hơn, hoàn thiện và hiệu quả hơn, đó là kinh tế tri thức. Với yêu cầu này, nếu chất xám của trí thức trẻ nhạt màu thì cũng nên coi đó là một nguyên nhân thất nghiệp.

Nguồn: vnn.vn   24/8/2005

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.