Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 25/06/2007 16:09 (GMT+7)

Tập huấn: Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

Mục tiêu: Cán bộ các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGO) được trang bị những kiến thức cơ bản về Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Apraisal – PRA)phục vụ cho việc phân tích nhu cầu cộng đồng để thiết kế dự án, hoặc để lập kế hoạch triển khai dự án. Học viên cũng sẽ được thực hành thuần thục một số công cụ của PRA trong một dự án cụ thể về Quản lý lưu vực đầu nguồn có sự tham gia .

Phương pháp:

- Đào tạo và hướng dẫn học viên thực hành trực tiếp các công cụ về PRA, phân tích và viết báo cáo đánh giá với sự hỗ trợ của chuyên gia/giảng viên ngay tại hiện trường dự án.

- Làm việc theo cặp đôi, thảo luận và rút kinh nghiệm với các học viên khác ngay tại hiện trường dự án.

Đối tượng:

Cán bộ của các VNGO hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn. Ưu tiên các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp, quản lý tài nguyên rừng/ nước/ đất, quản lý lưu vực đầu nguồn.

Các tiêu chí cụ thể đối với học viên:

- Là cán bộ dự án, làm việc trực tiếp dưới cộng đồng

- Tuổi: không quá 40 tuổi

- Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về thực hiện dự án phát triển

Ghi chú:vì quy mô khoa tập huấn có hạn, chúng tôi sẽ lựa chọn học viên theo các tiêu chí ưu tiên và sẽ có liên lạc trực tiếp với các đối tượng đăng ký

Chương trình dự kiến:

Phần I:Tập huấn lý thuyết và thực hành tại lớp

- Ý nghĩa và nội dung của PRA

- Các công cụ cơ bản của PRA

Phần II:Thực hành tại địa bàn dự án Quản lý lưu vực đầu nguồn có sự tham gia

- Tập huấn chi tiết về bộ công cụ PRA của dự án Quản lý lưu vực đầu nguồn có sự tham gia

- Làm việc trực tiếp với cộng đồng, phân tích số liệu và viết báo cáo đánh giá

Phần III:Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm sử dụng phương pháp PRA, những công cụ của PRA giữa các học viên và/hoặc với cán bộ của các VNGO khác quan tâm.

Thời gian và địa điểm dự kiến:

Phần I:Tập huấn:

5-7 tháng 7 năm 2007, tại Hội trường Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội

Phần II:Thực hành (lựa chọn 01 đợt thực hành phù hợp nhất, tuy nhiên các tổ chức có thể lựa chọn 02 đợt thực hành nếu các cán bộ cần nhiều thời gian thực hành hơn), tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá:

Đợt 1:9-13 tháng 7 năm 2007

Đợt 2:15-17 tháng 7 năm 2007

Đợt 3:19 - 21 tháng 7 năm 2007

Phần III:Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm:

27 tháng 7 năm 2007, tại Hội trường Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam , 53 Nguyễn Du, Hà Nội

Đăng ký: Đăng ký theo mẫu và gửi về Ban quản lý dự án chậm nhất là 15:00, ngày 29 tháng 6 năm 2007.

Văn phòng Ban quản lý dự án ENABLE

53 Nguyễn Du, Hà Nội

Tel: 0.4.9438 935 Fax: 04.9437885 Email: enable@vusta.vn

Xin ông/bà vui lòng gửi những thông tin này đến các tổ chức quan tâm.

>>Mẫu đăng ký tham gia tập huấn

Xem Thêm

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.