Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 25/02/2005 21:27 (GMT+7)

Suy nghĩ về ngành nghề thông tin tư liệu trong nền kinh tế tri thức

Ngày 28/1/2002, Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội đã ra Quyết định số 56/TC-LHH về việc Thành lập Ban Thông tin Liên hiệp hội. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về hoạt động nghề nghiệp thông tin,chúng tôi xin trân trọng trích đăng bài viết của đồng chí Nguyễn Như Kim, nguyên Viện trưởng Viện Thông tin khoa học và kỹ thuật Trung ương, Chủ tịch Hội Thông tin Tư liệu Việt Nam. (Bài trích đượcphát trên www.vista.gov.vnngày 11/3/2002).

1.Chúng ta đang sống trong một bối cảnh thời đại có những biến động kinh tế chính trị lớn khó mà lường trước được. Từ những năm 70, nền kinh tế cổ điển dựa trên những nguồn lực vậtchất bắt đầu chuyển sang một nền kinh tế mới dựa trên "quyền lực thông tin" (Toffler) và tri thức, là những nguồn tài nguyên phi vật chất đang dẫn tới một xã hội thông tin (có nơi gọi là xã hội phivật chất) và một nền kinh tế tri thức như ngày nay. Toàn cầu hoá kinh tế và chính trị đang là một xu thế khó cưỡng lại với tất cả các mặt tích cực và tiêu cực của nó.

Bối cảnh thế giới đó đã tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, tới môi trường kinh tế và công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, tới mọi ngành nghề, trong đó có ngành Thông tin Tư liệu(TTTL). Nếu trước đây, ngành lưu trữ rồi ngành thư viện lần lượt phát triển trong một thời gian dài hàng trăm năm, thì từ vài chục năm nay, ngành TTTL được hình thành, có những bước nhảy vọt, đáp ứngnhững yêu cầu mới của nghiên cứu, sản xuất, quản lý, thị trường... Sự ra đời và phổ cập nhanh chóng các loại máy vi tính ngày càng tinh xảo kết hợp với những thành tựu về công nghệ viễn thông đã làmthay đổi sâu sắc môi trường nghề nghiệp TTTL... Sự kiện quyết định là qua mạng Internet người dùng tin đã có khả năng truy cập trực tuyến các nguồn tin, không cần thông qua các tổ chức TTTL như trướcđây.

2.Trước tình hình đó, đã có thời kỳ người ta đặt câu hỏi liệu ngành TTTL có còn tồn tại hay không, nhưng nhanh chóng ai cũng nhận ra rằng chính những công nghệ mới điện tử viễn thôngđang tăng cường vị trí quan trọng của nó trong nền kinh tế tri thức hiện nay.
Vấn đề là cần xem xét lại vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp nghiệp vụ của ngành trong bối cảnh thế giới đang cơ cấu lại nền kinh tế toàn cầu. Một cách tiếp cận mới, có tính chất tổngthể và tích hợp về quản trị thông tin ngày nay đang trở thành cấp bách và cần thiết. Điều đó đòi hỏi một cách nhìn mới về những nội dung và phương pháp nghiệp vụ để thực hiện chức năng "trung gian"(intermediation) của ngành giữa người sản xuất và người dùng tin trong thời gian tới, trong điều kiện khả năng truy cập thông tin trực tuyến của mọi người đã trở thành hiện thực.

3.Trước hết cần mở rộng phạm vi hoạt động của ngành nghề TTTL. Nếu trước đây, ngành tư liệu là một ngành tương đối tĩnh, có nhiệm vụ chủ yếu là thu thập và lưu trữ bảo quản tư liệuthì từ vài chục năm gần đây, từ khi kết hợp với chức năng thông tin, đã trở thành ngành mới là TTTL (Information Documentation: ID), một ngành năng động, có nhiệm vụ mở rộng từ khâu đầu đến khâu cuốicủa dây chuyền thông tin.

Các loại nghề cụ thể trong TTTL được hình thành và phát triển dần dần xung quanh hai loại hoạt động chính: hoạt động tư liệu (thu thập, sắp xếp, phân loại, lưu trữ, phục vụ quản lý...) và hoạt độngthông tin về nội dung tư liệu (xử lý, phân tích, tổng hợp, tạo lập dòng tin, phổ biến, cảnh báo, tư vấn, dịch vụ thị trường, tham gia quyết định...).

4.Sự xuất hiện những công nghệ thông tin mới đã làm biến đổi sâu sắc ngành tư liệu, từ những hộp phiếu thủ công nay đã trở thành những cơ sở dữ liệu điện tử hoá có thể truy cập trựctuyến, các loại tư liệu được số hoá, ghi nhớ trên những vật mang tin công nghệ cao (băng từ, đĩa quang CD), công tác lưu trữ, bảo quản, quản lý, phục vụ được tự động hoá, đã có khả năng xử lý và khaithác những khối lượng thông tin lớn và tạo điều kiện lưu thông trao đổi tư liệu nhanh chóng trong và ngoài nước. Đó là xu hướng điện tử hoá thư viện.

5.Về mặt thông tin (mà nói đến thông tin là nói tới nội dung thông tin), ai cũng nhận thức được rằng thông tin ngày càng là món ăn tri thức hàng ngày không thể thiếu đối với các hoạtđộng sống còn của các lãnh đạo chính phủ, các nhà quản lý, các giám đốc các tổ chức sản xuất kinh doanh, các nhà khoa học kỹ thuật... Những dịch vụ phân tích tổng hợp, tạo ra những thông tin mới cóchất lượng cao kèm theo cả những khuyến nghị hành động, đòi hỏi một đội ngũ cán bộ thông tin trình độ cao, tinh thông nghề nghiệp. Tại các công ty tư vấn, hiện nay, người ta thấy xuất hiện những dịchvụ chuyên nghiệp mới về cảnh báo thông tin, cảnh báo chiến lược, cảnh báo công nghệ, cảnh báo cạnh tranh kinh tế... mang tính chất tình báo như ta thường hiểu trong quân sự, quốc phòng. Nghề kinhdoanh thông tin, môi giới, marketing, thương mại điện tử... cũng đang phát triển trong các dịch vụ kinh tế xã hội. Những mạng thông tin điện tử và mạng Internet đang thúc đẩy lưu thông tin nhanhchóng, giúp các giới trao đổi, chuyển giao, chia sẻ thông tin trực tiếp với nhau. Tất cả những hoạt động sáng tạo đó đòi hỏi những công cụ, những phần mềm máy tính và những giao thức ngày càng tinhvi, hiện đại.
Như vậy, TTTL và những nghề tương ứng chắc chắn sẽ phát triển và đa dạng hoá trong một không gian đang mở rộng, từ công tác quản lý tư liệu đến cảnh báo chiến lược. Do đó, hoạt động TTTL cần có mặttại các thị trường đó, từ truyền thống đến hiện đại.

6.Để đảm bảo sự có mặt tại những địa bàn lớn như vậy, cần có một hình thức mới về tổ chức quản trị thông tin phù hợp, một tổ chức tổng thể và tích hợp, tạo điều kiện nắm bắt và làmchủ các loại sản phẩm thông tin, các loại dịch vụ, từ cơ sở dữ liệu truyền thống có thể truy cập trực tuyến đến các sản phẩm trên đĩa CD hay các sản phẩm đa phương tiện khác thông qua các hệ thốngquản lý tư liệu tự động, các mạng điện tử và Internet, qua các tổ chức tư vấn hay cảnh báo chiến lược kinh tế, công nghệ... Chúng ta không chỉ quan tâm đến thông tin thư mục hay thông tin khoa học kỹthuật thuần tuý mà cần mở rộng tới những lĩnh vực như kinh tế, xã hội, thống kê, nghe nhìn, thời sự, hồi cố... Tổ chức quản trị thông tin mới phải quan tâm tới những vấn đề rất cơ bản cho một sự pháttriển hài hoà và hiệu quả của toàn ngành, đó là chất lượng sản phẩm thông tin và dịch vụ, độ tin cậy và an toàn của công cụ và mạng lưới, thị trường, giá cả, đào tạo và bồi dưỡng liên tục, nhưng vấnđề pháp lý trong thông tin, tiêu chuẩn hoá, ngôn ngữ tin học, các hội nghề nghiệp...

7.Nghề nghiệp TTTL dã có nhiều biến đổi trong hai ba chục năm qua, hiện nay đang trong thời kỳ đột biến Có thể nói nghề TTTL bao gồm tất cả các hoạt động nghề nghiệp trung gian giữangười sản xuất và ngươì dùng tin. Nghề truyền thống đang trở nên phức tạp. Nhiều nghề mới, nhiều thị trường lao động mới đang xuất hiện như quản lý điện tử thông tin, tư vấn chuyên ngành, cảnh báochiến lược, quản lý tư liệu trong xí nghiệp, sử dụng và khai thác mạng lưới điện tử, Internet, thiết kế sản phẩm đa phương tiện, sản phẩm nghe nhìn, thiết kế trang Web, thiết kế mạng, thiết kế phầnmềm, ngôn ngữ tin học... Rõ ràng ngành nghề TTTL đang được đa dạng hoá đến mức người ta cảm thấy đã đến lúc làm sáng tỏ ranh giới giữa các nghề cụ thể và những mối liên quan giữa chúng, tạo điều kiệncho các tổ chức sử dụng cán bộ TTTL đúng người, đúng chỗ.

8.Hiện tượng đa dạng hoá ngành nghề TTTL cũng thể hiện trong đội ngũ cán bộ thông tin hiện nay về mặt xuất xứ, trình độ nghiệp vụ và quá trình công tác. Có người không qua đào tạonghiệp vụ nhưng học tập qua công tác thực tế; phần đông có bằng kỹ thuật, đại học sử dụng trong những khâu của dây chuyền thông tin; cao hơn là trình độ đại học, sau đại học tham gia công tác xử lý,phân tích tổng hợp thông tin, công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học hoặc quản trị thông tin; và quan trọng hơn nữa là đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ sư, quản lý được đào tạo bồi dưỡng thêm về nghiệpvụ thông tin (2 nghề).

Cũng như các ngành khác, cán bộ TTTL ở bất kỳ vị trí nào cũng trưởng thành dần trong quá trình công tác thực tế, làm chủ từng khâu, kỹ thuật hay xử lý. Trong điều kiện hiện nay, khi mà các khâu kỹthuật phần lớn đã được tự động hoá, số hoá, thì nổi bật lên là những nhu cầu về chuyên gia có trình độ cao về tổ chức quản trị thông tin, về phần mềm máy tính, và đặc biệt là về xử lý, phân tích tổnghợp thông tin, tạo nên những sản phẩm thông tin mới. Những chuyên gia này đóng một vai trò chủ chốt trong các trung tâm TTTL, trong các bộ, ngành, địa phương, nhất là trong các tổ chức sản xuất kinhdoanh. Họ cần trở thành những cố vấn đắc lực cho lãnh đạo, làm chủ về cảnh báo, tham gia vào quá trình quyết định như một thành viên chính thức.

Tóm lại, ngành nghề TTTL như đã nói ở trên xoay quanh hai hoạt động chính, tư liệu và thông tin, tư liệu là vật mang, thông tin là nội dung, là ý nghĩa, là tri thức, là dạng phi vật chất. Đây là haimặt của một vấn đề không thể thiếu nhau để tồn tại. Nếu cơ sở hạ tầng thông tin đang từng bước được giải quyết thì vấn đề lớn hiện nay là khâu nội dung thông tin, sản xuất thông tin mới, đảm bảo đầyđủ dòng tin trong các hệ thống mạng lưới...

Xem Thêm

Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Tư vấn, phản biện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Liên Hiệp Hội Việt Nam và Liên hiệp Hội các tỉnh thành. Với ý thức trách nhiệm, tinh thần khách quan khoa học, hoạt động Tư vấn, phản biện phản khách quan ý kiến của đội ngũ trí thức đóng góp vào việc xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật và thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án kinh tế – xã hội quan trọng của đất nước.
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

Trà Vinh: 5 giải pháp để phát huy hiệu quả công tác tập hợp trí thức
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vị trí quan trọng và vai trò to lớn của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp XD&BV Tổ quốc. Nghị quyết số 45-NQ/TW, Hội nghị nghị lần thứ tám Ban chấp hành TU Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”
Chủ tịch Phan Xuân Dũng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại ĐSQ Việt Nam ở Hungary
Ngày 25/7, trong thời gian thực hiện chuyến công tác tại Châu Âu, Đoàn công tác của VUSTA do TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA dẫn đầu đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hungary. Với niềm tiếc thương vô hạn vì sự ra đi của Tổng bí thư, Chủ tịch Phan Xuân Dũng đã ghi những lời tiễn biệt, tưởng nhớ và tri ân sâu sắc vào sổ tang tại lễ viếng.
Đoàn VUSTA viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam - Phạm Ngọc Linh xúc động viết trong sổ tang: “Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một Nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trí thức tiêu biểu, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc…”
Phú Yên: Sôi nổi vòng Chung khảo cuộc thi lần thứ 9
Ngày 22/7/2024 tại cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh Phú Yên, đã diễn ra Chung khảo Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên- Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 9 năm 2023-2024 (Cuộc thi lần thứ 9) rất sôi nổi, thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng trăm em học sinh từ các trường học trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Hội thảo Chuyển đổi số trong nông nghiệp
Ngày 24/7, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Sở NN&PTNT, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ và UBND thành phố Kon Tum tổ chức hội thảo khoa học "Chuyển đổi số trong nông nghiệp hướng đến phát triển nông thôn thông minh trong phát triển nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025".
Các tổ chức quốc tế gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN (AFEO), Hội đồng Kỹ sư Campuchia, Hội đồng kỹ sư Brunei (PUJA), Tổ chức Hữu nghị và Giáo dục Châu Á đã gửi thư, thông điệp chia buồn đến VUSTA và các tổ chức thành viên, nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tình cảm và những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người giữ cương vị cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 3 nhiệm kỳ liên tiếp, đồng thời cũng là một Giáo sư, một nhà khoa học lớn của đất nước. Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tình cảm, sự quan tâm đến đội ngũ trí thức nước nhà, trong đó có đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tình cảm của trí thức Bình Phước dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng"
“Những di sản mà Tổng Bí thư để lại để lại sẽ mãi là nguồn cảm hứng và kim chỉ nam để trí thức Bình Phước nói riêng, trí thức Việt Nam nói chung tiếp tục hành trình vì một Việt Nam ngày càng giàu mạnh và văn minh” - ThS. Nguyễn Ngọc Vũ - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hội tỉnh Bình Phước, Chủ nhiệm CLB Trí thức tỉnh Bình Phước xúc động chia sẻ với Trang tin Vusta.vn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - sự khiêm tốn vĩ đại qua góc nhìn đại biểu dân cử
Hà Nội (TTXVN 21/7/2024) Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam không khỏi đau buồn, thương tiếc trước sự ra đi của người chiến sỹ cộng sản, một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới; hình mẫu tiêu biểu nhất về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.