Những kinh nghiệm và bài học liên kết “bốn nhà” ở tỉnh An Giang
Tính thực tiễn của mô hìnhPhấn đấu xây dựng một nền sản xuất hàng hoá lớn nhưng vấn đề tiêu thụ nông sản luôn ở trong tình trạng bấp bênh kéo dài, từ lâu đã là nỗi trăn trở của Đảng bộ và nhân dân tỉnh An Giang. Là địa phươngcó tiếng về sản lượng cá và sản lượng thóc ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mấy năm nay An Giang tiếp tục tiến bộ không ngừng: từ 36.000 tấn thóc (những năm 1976 - 1980) lên 90.000 tấn (năm 1985)và 1 triệu tấn (năm 1988) rồi vượt qua con số 1,3 triệu tấn (những năm 2000); sản lượng khai thác thuỷ sản hiện đã đạt được trên dưới 200.000 tấn/năm. Tuy vậy, người dân An Giang vẫn vui, buồn lẫnlộn. Thực tế cho thấy, người làm thương mại hầu như năm nào cũng thu lãi lớn, còn đa phần nông dân một nắng hai sương, làm ra con cá, hạt thóc thì vẫn nghèo và chịu nhiều thua thiệt. Vấn đề đặt ra làphải có một sự liên kết đủ mạnh để vừa nâng cao chất lượng nông sản vừa không ngừng hạ giá thành sản phẩm nhằm khuyến khích nông dân chủ động và yên tâm làm giàu chính đáng trên mảnh đất củamình.
Thế rồi, những mối liên kết ấy xuất hiện ở một số nơi trong nông thôn An Giang. Đầu tiên là những liên kết thông qua các dịch vụ tưới tiêu, dịch vụ cây, con giống, rồi mở dần ra các hoạt động tíndụng, khuyến nông... Nhưng chỉ có thế, tình hình vẫn chưa ổn, khi mà hầu hết các dịch vụ đều do thương lái “bao”. Ai cũng thừa nhận rằng, lợi ích của người nông dân chỉ có thể được bảo đảm nếu nhàkinh doanh mua được hàng, chế biến và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp một cách tập trung, ổn định. Theo logic đó, thì đòi hỏi phải có sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa các khâu: từ chủ trương, chính sáchđến ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật rồi thu mua, chế biến và tiêu thụ.
Từ thực tiễn đó, một đề án liên kết “bốn nhà” đã được tỉnh xây dựng. Tính thuyết phục của đề án này được Chính phủ đồng tình và hỗ trợ An Giang 150 tỉ đồng để thực hiện thí điểm. Có ý tưởng rồi cótiền, An Giang bắt tay vào xây dựng hình thức hợp tác xã kiểu mới, trong đó có đại diện của “bốn nhà” gồm: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông. Các yêu cầu cụ thể là: Nhà khoa họcphải lo làm sao tạo ra giống tốt; nhà nông lo sản xuất ra nhiều sản phẩm với năng suất, chất lượng cao; nhà doanh nghiệp thì phải làm tốt khâu chế biến, tiêu thụ; và cuối cùng, Nhà nước là người “cầmchịch”, giải quyết các vấn đề ở tầm vĩ mô để phát huy hiệu quả mới gắn kết giữa “ba nhà” nói trên. Ngay từ đầu, cả “bốn nhà” đều có chung quan điểm: Trên cơ sở Quyết định 80 của Chính phủ về việctiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng, phải làm sao để về lâu dài, xây dựng cho được các hợp tác xã (HTX) đủ mạnh, tiến đến thành lập các công ty cổ phần nông thôn, phục vụ cho lợi ích củanông dân và xã viên. HTX sẽ tập trung vốn trong dân lại, hộ không có vốn thì được vay ngân hàng để đóng cổ phần, xã viên sẽ có việc làm thường xuyên, trở thành những người chủ thực sự. Người nông dânsẽ quan hệ với các công ty cổ phần thông qua HTX thay vì qua thương lái. Giá sản phẩm sẽ ổn định vì họ có thể bán hoặc gửi (uỷ thác). Xét cả trên lý luận và thực tiễn thì khi mô hình này càng pháttriển, vai trò của Nhà nước và nhà khoa học sẽ giảm dần (vì khi ấy nông dân có đủ khả năng tự điều hành sản xuất - kinh doanh và đã được trí thức hoá).
Bốn cái được và năm bài học của mô hình
Trước hết, cái được chung của mô hình liên kết “bốn nhà” là đã áp dụng được một hình thức sản xuất theo quy hoạch và có kế hoạch. Từ mô hình này khuyến nông trở thành khâu đột phá, tạo nên chất keođể gắn kết các “nhà”. Một đội ngũ 300 kỹ thuật viên ngành nông nghiệp phục vụ công tác khuyến nông đã được tỉnh xây dựng. Họ thường xuyên bám sát đồng ruộng, tận tình hướng dẫn và giải quyết nhữngyêu cầu về sản xuất của nông dân. Để nâng cao tính chuyên nghiệp cho nông dân, mỗi năm, tỉnh cấp từ 700 triệu đến 1 tỉ đồng cho chương trình dạy nghề cho nông dân. Phong trào khuyến nông ở An Giangđã làm nảy nở hơn 9.000 nông dân sản xuất giỏi, trở thành lực lượng đi đầu, hướng dẫn cho hàng chục vạn hộ nông dân khác trong việc xoá đói, giảm nghèo, tiến tới làm giàu. Từ chỗ chỉ tính đến sốchục, số trăm, đến nay toàn tỉnh đã có trên 3.300 lồng bè nuôi cá, mỗi bè chi phí đầu tư thấp nhất 100 triệu đồng, cao nhất tới hơn 1 tỉ đồng. Chuyện nhiều nhà nông mỗi vụ thu hoạch hàng trăm tấnthóc, đạt doanh thu vài tỉ đồng tiền bán cá mỗi năm, cách đây 10 năm còn ngỡ là huyền thoại thì giờ đây không có gì là đáng ngạc nhiên đối với người dân An Giang.
Về phía nhà doanh nghiệp, tuy mua sản phẩm của nông dân bằng giá mua của các nhà máy chế biến nhưng cái được là tạo ra việc làm và bảo đảm có lãi (tuy không cao) nhờ giao dịch trực tiếp chứ không quacác nấc trung gian.
Thứ hai, qua liên kết “bốn nhà”, chi phí sản xuất giảm nên giá thành sản phẩm giảm, cả “bốn nhà” đều có điều kiện và cơ hội phát huy vai trò của mình. ở đây, trừ Nhà nước đóng vai trò “nhạc trưởng”,thì các “nhà” còn lại cùng với sự cố gắng để đạt được lợi ích của chính mình còn phải đảm bảo hoạt động đúng chính sách, pháp luật, thể hiện trách nhiệm của mình trước Nhà nước.
Thứ ba, liên kết “bốn nhà” đã thực sự hướng quá trình thực hiện Quyết định 80 của Chính phủ đi từ tiếp cận các hợp đồng kinh tế đến thực hiện những hợp đồng kinh tế chính thức. Hiện ở An Giang đãxuất hiện 3 hình thức mua - bán trong nông dân mà điển hình là hợp đồng trong việc tiêu thụ nông sản với “giá chết có cơ chế bù trừ” (tức là có sự bù trừ theo giá thị trường trên cơ sở giá thoả thuậnban đầu). Mỗi “nhà”, ngoài những lợi ích tự tạo cho mình còn hưởng những lợi ích từ bên ngoài mang lại hoặc tác động đến.
Thứ tư, liên kết “bốn nhà” đã thực sự tạo ra sự gắn bó giữa các “nhà” với nhau thông qua lợi ích. Và khi các “nhà” càng gắn bó thì trình độ nhận thức cũng như lợi ích của “bốn nhà” được nâng lên nhờsự tác động tương hỗ, thúc đẩy lẫn nhau. Mặt khác, sự liên kết đó cũng đồng thời tạo ra sức mạnh tổng hợp, nhờ đó tạo ra được nguồn hàng hoá lớn, nâng cao sự chủ động trong hội nhập và cạnh tranhtrên thị trường đang trong xu hướng mở.
Từ thực tiễn có tính đặc thù của địa phương và sau nhiều năm “rộn ràng” với “hạt thóc, con cá”, nhất là sau hơn một năm mạnh dạn triển khai thực hiện mô hình liên kết “bốn nhà”, An Giang đã rút ra 5bài học sau đây:
Một là, với một tỉnh nông nghiệp, các điều kiện vốn, kinh nghiệm, khoa học, công nghệ v.v.. còn hạn chế, An Giang đã thống nhất quan điểm: Chỉ chọn một nhóm (HTX) và hộ nông dân có đủ các điều kiệnđể triển khai mô hình; khi thành công mới nhân rộng. Về sản phẩm, cũng chỉ chọn một số mặt hàng có lợi thế và có khả năng cạnh tranh. Mặt khác, phải chấp nhận tính quá trình, tức là làm từ từ, vừalàm vừa rút kinh nghiệm, từng bước xây dựng niềm tin với nông dân.
Hai là, trong xây dựng, nhất là trong quá trình thực hiện, phải xuất phát và hướng đến những lợi ích kinh tế cụ thể. Trong mô hình liên kết “bốn nhà”, một mặt phải luôn chú trọng đến lợi ích của từng“nhà”; mặt khác, phải đảm bảo hài hoà lợi ích chung của cả “bốn nhà”. Nói cách khác, cả “bốn nhà”phải thực sự gắn kết với nhau trên từng sản phẩm mới có sức mạnh tổng hợp và có hiệu quả. Theo ôngNguyễn Minh Nhị, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, “nếu cả “bốn nhà”, ai cũng cho rằng mình đã hoàn thành nhiệm vụ rồi, hoặc mình là quan trọng nhất thì mô hình sẽ chỉ là “danh” mà không có “thực”. Hệ quảcuối cùng là chúng ta vẫn bị động trước thị trường. Khi được mùa thì mất giá, khi được giá lại mất mùa, cũng đồng nghĩa với việc chúng ta chưa đoạn tuyệt được với quản lý hành chính để chuyển sangquản lý kinh tế”.
Ba là, để đảm bảo cho mô hình thành công, Đảng bộ và nhân dân An Giang đã thống nhất thực hiện chủ trương “hai có” và “ba thống nhất”. “Hai có” là yêu cầu mỗi “nhà” trong “bốn nhà” phải có trình độvà quyết tâm. Còn “ba thống nhất” - đó là thống nhất về tư tưởng, thống nhất giữa nói và làm và thống nhất về các lực lượng trong quá trình triển khai. Có quyết tâm thì rõ, còn có trình độ là đòi hỏimỗi “nhà” một mặt phải tự nâng mình lên để thoát khỏi những hạn chế, yếu kém, mặt khác, phải có đủ khả năng để đi kịp với thực tiễn và hoà nhập với các “nhà” khác.
Bốn là, phải khẳng định vai trò của thương lái trong liên kết “bốn nhà”. Thẳng thắn mà cũng rất thực tế, Đảng bộ và chính quyền An Giang đã xác định: Chừng nào còn kinh tế thị trường thì thương láicòn đóng vai trò quan trọng, dù đây chỉ là một bộ phận trong khái niệm “nhà doanh nghiệp” nói chung tham gia tiêu thụ sản phẩm của nhà nông. Vậy nên, cùng với thừa nhận phải có các chính sách và cơchế thiết thực để khuyến khích và tạo những điều kiện thuận lợi giúp bộ phận này phát huy vai trò và khả năng của mình.
Năm là, để mô hình có sức lan toả rộng và đi sâu vào cuộc sống, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nội dung thiết thực để người dân hiểu rõ chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, từ đólựa chọn những hướng đi và cách làm phù hợp. Cùng với các chuyên trang, chuyên mục thường kỳ trên báo Đảng của tỉnh, Đài phát thanh và truyền hình An Giang đã tổ chức một chương trình truyền hình hấpdẫn với chủ đề: “Gặp gỡ bốn nhà”. Mục tiêu của chương trình là cổ vũ 5 “khuyến”: khuyến nông, khuyến công, khuyến mãi, khuyến học và khuyến thiện. Đến nay, Đài đã tổ chức trên 25 kỳ “gặp gỡ bốn nhà”,cứ 2 tháng 1 kỳ, mỗi kỳ một chủ đề, thời lượng 90 phút. Chương trình không chỉ thu hút nông dân trong tỉnh mà các tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp... cũng nhiệt tình hưởng ứng. Đài cònphối hợp với Đài Truyền hình Cần Thơ tổ chức chương trình “Nhịp cầu nhà nông” để các nhà khoa học, các viện, trường gặp gỡ, đối thoại với nông dân. Ngoài trang web của tỉnh cập nhật giá cả các sảnphẩm nông nghiệp của An Giang, Sở NN&PTNT tỉnh xuất bản Bản tin Nông nghiệp hằng ngày, cung cấp những thông tin nóng hổi nhất về giống, giá cả, thị trường tiêu thụ, v.v.. và đang xúc tiến mởtrang web ‘”Giống lúa chất lượng cao”. Có thể nói, công tác thông tin tuyên truyền được tổ chức đa dạng và thường xuyên đã đóng góp thiết thực, nâng cao hiệu quả của mô hình.
Những vấn đề còn lại
Sau hơn 1 năm chính thức hoạt động, những kết quả ban đầu của mô hình liên kết “bốn nhà” ở An Giang thật đáng trân trọng. Tuy nhiên, trong quá trình vận động, những bất cập, vướng mắc là điều khótránh khỏi. Chẳng hạn, mối liên kết, tính hợp tác giữa “bốn nhà” chưa thực sự gắn bó. Nhà doanh nghiệp luôn muốn mua giá rẻ, còn nhà nông thì muốn bán được giá hời, nên vẫn còn những tâm trạng khácnhau trong ký kết các hợp đồng kinh tế. Để sớm giải quyết những vướng mắc hiện nay, vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng. Người “nhạc trưởng” trong liên kết này phát huy vai trò điều hành củamình đến đâu, phải bắt đầu từ sự tham mưu đắc lực của các ban, ngành mà trước hết là Sở NN&PTNT, Hội Nông dân, Liên minh các HTX của tỉnh. Điều này thời gian qua An Giang làm chưa tốt, đúng nhưông Chủ tịch tỉnh nhận định: “Sự bằng lòng của các “nhà” và của các cơ quan tham mưu thời gian qua không phải do kết quả đã mĩ mãn mà do tầm nhìn còn hạn hẹp, tư tưởng chưa thống nhất”.
Để nâng cao hiệu quả của mô hình, mới đây tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi để Hiệp hội nghề cá của tỉnh thành lập Công ty cổ phần chế biến thuỷ sản. Công ty này sẽ đảm nhận tất cả các khâu của một quytrình sản xuất: từ giống, thức ăn đến chế biến và xuất khẩu; nếu thành công sẽ là gợi ý thú vị để An Giang tiếp tục nhân rộng.
Trên tinh thần “tất cả là của dân, do dân và vì dân”, mục tiêu mà Đảng bộ và chính quyền tỉnh An Giang đang hướng tới là từ mô hình liên kết “bốn nhà” sẽ xây dựng một hệ thống các HTX thực sự mạnhtrên toàn tỉnh, lần lượt đảm nhận vai trò của nhà khoa học và nhà doanh nghiệp để từ “tam nông” (“ba nhà”) trở thành “tam hoá”: trí thức hoá, hợp tác hoá và hiện đại hoá. Như vậy, “tam hoá” là điềucốt lõi, cũng chính là mục tiêu và khát vọng của Đảng bộ và nhân dân An Giang trong cuộc hành trình vươn tới ấm no, giàu mạnh.
Nguồn: Triều Hải Hoàng, Về An Giang, nghe kể chuyện liên kết “bốn nhà”, Tạp chí Cộng sản số 2(tháng 1/2004).