Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 28/02/2005 23:31 (GMT+7)

Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của các hội khoa học kỹ thuật

Ở tuổi 20, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội) đã có 51 Hội khoa học kỹ thuật ngành ở Trung ương và 33 Liên hiệp hội ở các tỉnh, thành phố, bao gồm hơn 600.000 cán bộ khoahọc và công nghệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Liên hiệp hội càng ngày càng thu hút nhiều trí thức tham gia hoạt động phổ biến kiến thức khoa học, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sảnxuất và đời sống, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đào tạo thế hệ trẻ. Đặc biệt, Liên hiệp hội ngày càng thể hiện rõ vai trò tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các đề án pháttriển kinh tế-xã hội.

Sự lớn mạnh và trưởng thành của Liên hiệp hội gắn rất chặt với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các tổ chức đảng. ở Trung ương, đó là sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và sự chỉ đạo trực tiếp của Đảngđoàn và Đảng uỷ Liên hiệp hội; ở địa phương, đó là sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh, Thành uỷ hoặc của Đảng uỷ cơ quan dân chính đảng. Tuy nhiên, nhiều Hội thành viên chưa có tổ chức đảng tương ứng;hoặc nếu có thì nhiệm vụ của tổ chức đảng đối với sự hoạt động của Hội cũng chưa được quy định rõ ràng. Hoạt động của các Hội thành viên, nhìn chung, tuân thủ đúng pháp luật và Điều lệ Hội, theo đúngđịnh hướng chính trị của Đảng và Nhà nước ta. Được như vậy là do ý thức tự giác chính trị của các hội viên, mà đặc biệt là của những người chủ chốt ở các Hội, chủ yếu là của các đảng viên đã từngkinh qua lãnh đạo ở các đơn vị khác nhau.

Trước nhu cầu đòi hỏi phát triển của các Hội thành viên ngày một lớn mạnh, việc xây dựng và củng cố các tổ chức Đảng, nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của các hội KHKT trở thànhmột yêu cầu cấp bách. Chỉ thị 45-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa III) đã xác định rõ Liên hiệp hội là tổ chức chính trị-xã hội của trí thức khoa học và công nghệ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Chínhtrị. Liên hiệp hội địa phương chịu sự lãnh đạo của Tỉnh, Thành uỷ. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội phải dựa trên chức năng, nhiệm vụ của Hội. Điều lệ của Liên hiệp các hộikhoa học và kỹ thuật Việt Nam đã xác định chức năng của Liên hiệp hội là tổ chức tập hợp rộng rãi và đoàn kết trí thức khoa học và công nghệ trong nước và trí thức người Việt Nam ở nước ngoài. Đểthực hiện được chức năng này, trong Điều lệ Hội đã quy định các nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên, trong những năm qua Liên hiệp hội mới tập hợp được gần nửa đội ngũ trí thức khoa học có trình độ cao đẳng,đại học trở lên, chủ yếu là những trí thức cao tuổi, có nhiều kinh nghiệm, đã nghỉ hưu hoặc đang làm việc trong các cơ quan Nhà nước. Chúng ta chưa thu hút được nhiều trí thức trẻ, trí thức làm việctrong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Ngoài ra, hơn 300.000 trí thức người Việt ở nước ngoài có trình độ đại học trở lên, nếu tập hợp được và phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ này chocông cuộc CNH, HĐH đất nước thì sẽ là một đóng góp lớn của Liên hiệp hội và các Hội thành viên. Liên hiệp hội đóng vai trò như cầu nối giữa Đảng với đội ngũ trí thức trong nước và trí thức người Việtở nước ngoài. Đây là một trách nhiệm nặng nề đối với các tổ chức Đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của Hội.

Chúng ta thấy rằng Liên hiệp hội còn thiếu nhạy cảm chính trị với trách nhiệm của một tổ chức chính trị-xã hội của đội ngũ trí thức; hình thức hoạt động nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tính trung thựckhoa học, nâng cao lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước v .v.. còn hơi ít. Những hình thức mang tính giáo dục chính trị, tìm hiểu sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng đối với trí thức, nhấtlà đối với trí thức trẻ, còn thiếu hấp dẫn và chưa được thường xuyên. Đó là trách nhiệm của tổ chức đảng trong Liên hiệp hội.

Một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng được thể hiện thông qua các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Một trong những chỉ thị quan trọng đối với hoạt động của Liên hiệp hội là Chỉ thị 45-CT/TW củaBộ Chính trị (khoá III) ban hành ngày 11/11/1998. Nhưng Chỉ thị này chưa được quán triệt sâu sắc ở nhiều cấp uỷ. Do đó, việc thực hiện chỉ thị còn chậm hoặc thiếu nghiêm túc ở nhiều nơi, việc thể chếhoá thành văn bản Nhà nước còn chậm và thiếu tính đồng bộ. Có nơi cấp uỷ chưa quan tâm đúng mức, tạo điều kiện cho Liên hiệp hội hoạt động, nên nhiều Liên hiệp hội địa phương hoạt động còn rất khókhăn. Những nơi nào được sự chỉ đạo kịp thời của cấp uỷ, chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ tích cực thì Hội ở nơi đó hoạt động thuận lợi, có hiệu quả. Mặt khác, cũng còn nhiều hội thành viên mang nặngtư tưởng bao cấp, trông đợi quá nhiều vào kinh phí của Nhà nước, chưa tìm cách phát huy sức mạnh trí não của các hội viên, nên hoạt động kém hiệu quả.

Đảng lãnh đạo Liên hiệp hội còn thông qua tổ chức. Đảng đoàn Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Đảng đoàn Liên hiệp hội chịutrách nhiệm lãnh đạo việc thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong phạm vi các Hội thành viên. Trong những năm qua, Đảng đoàn Liên hiệp hội đã cố gắng bảo đảm sinh hoạt đều đặn,bàn bạc tập thể các chủ trương, biện pháp giải quyết các công việc lớn trước khi đưa ra bàn ở Đoàn chủ tịch. Bên cạnh Đảng đoàn Liên hiệp hội còn có Đảng bộ cơ quan Liên hiệp hội, nhưng ở nhiều hộithành viên còn chưa có chi bộ. Hoạt động của các tổ chức đảng trong Hội có tính đặc thù riêng. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức đảng trong các Hội. Sự chỉ đạocủa Đảng đoàn Liên hiệp hội có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của các Hội thành viên, nhưng thời gian qua việc chỉ đạo của Đảng đoàn còn chưa kịp thời và sát sao. Rút kinh nghiệm, trong thờigian tới, chúng ta cần phổ biến kịp thời quyết nghị của Đảng đoàn Liên hiệp hội tới các Hội thành viên để thực hiện. ở các Liên hiệp hội địa phương hiện nay không còn Đảng đoàn, mà Tỉnh, Thành uỷ chỉđạo trực tiếp hoạt động của Liên hiệp hội. Do đó, Liên hiệp hội địa phương cần tranh thủ sự chỉ đạo của cấp uỷ hơn. Mặt khác, Đảng đoàn Liên hiệp hội cần thông báo cho các Tỉnh, Thành uỷ biết nộidung chỉ đạo hoạt động của Hội trong từng thời gian nhất định để cùng phối hợp. Một biện pháp quan trọng khác để bảo đảm thực hiện tốt các quyết định của Đảng đoàn là phải xây dựng và củng cố các tổchức đảng ở các hội thành viên.
Một phương thức nữa bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Liên hiệp hội và Hội thành viên là thông qua các đảng viên là lãnh đạo chủ chốt ở các hội để thực hiện các chủ trương của cấp uỷ, Đảng đoàn.Muốn vậy, định kỳ Đảng đoàn hoặc cấp uỷ cần thông báo cho các đảng viên là lãnh đạo của các Hội thành viên nắm được những chủ trương, quyết nghị của tổ chức đảng để thực hiện.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội KHKT, chúng tôi kiến nghị:

1.Cần chú ý tập hợp đội ngũ trí thức trẻ, trí thức người Việt ở nước ngoài. Muốn vậy, Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho Liên hiệp hội thực hiện được nhiệm vụ trên. Chẳng hạn,nghiên cứu giao cho Liên hiệp hội thực hiện việc cấp chứng chỉ hành nghề (bảo đảm năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp) thì tự nhiên trí thức trẻ phải gắn bó với hoạt động hội; tạo điều kiện choHội kết nạp trí thức người Việt ở nước ngoài; tạo điều kiện cho tổ chức hội vay vốn để tạo lập các doanh nghiệp KHCN từ nhỏ đến lớn...

2.Cần xây dựng Đảng bộ cơ quan Liên hiệp hội cho tương xứng với sự phát triển các Hội thành viên; phấn đấu mỗi Hội thành viên có một chi bộ (các trí thức về hưu, nếu hoạt động hội,được chuyển sinh hoạt đảng về Đảng bộ cơ quan Liên hiệp hội). Cần cụ thể hoá nhiệm vụ của Đảng đoàn và Đảng bộ cơ quan Liên hiệp hội để nâng cao vai trò trách nhiệm của các tổ chức Đảng đối với hoạtđộng Hội.

3.Đảng đoàn cần thường xuyên làm việc với lãnh đạo các hội thành viên để phổ biến nghị quyết, phối hợp hoạt động và kiểm tra. Đảng đoàn Liên hiệp hội cần phối hợp với các Tỉnh, thànhuỷ để tăng cường chỉ đạo hoạt động các hội địa phương và hỗ trợ các lĩnh vực cần thiết (tư vấn, phản biện, giám định xã hội, đào tạo, bồi dưỡng).

4.Bảo đảm tính đồng bộ giữa việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng và việc thể chế hoá văn bản của Nhà nước. Nhà nước có ý nghĩa quyết định trong việc tạo điều kiện ban đầucho Hội hoạt động, tạo cơ chế cho hoạt động tự giác và sáng tạo của trí thức.

Xem Thêm

Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới