Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 23/11/2016 22:33 (GMT+7)

Một vài kiến nghị về chính sách đối với người cao tuổi trí thức – một vấn đề cấp bách và thiết thực

Kể từ những năm 50 của thế kỷ trước, tuổi thọ trung bình của con người trên thế giới đã tăng lên 20 năm và ước tính sẽ tăng thêm 10 năm nữa vào năm 2050, đưa tuổi thọ bình quân của thế giới lên khoảng 76-78 tuổi. Năm 2002 đã có 10 nước thuộc nhóm nước có dân số trên 10 triệu dân có tỷ lệ người cao tuổi lên đến trên 1/5 đân số và dự kiến vào năm 2025, ở các nước như: Nhật, Đức, Italia… số người có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên sẽ chiếm khoảng 1/3 dân số. Năm 2050, người cao tuổi ở Nhật sẽ là 1/2 dân số và ở các nước này người ta đã tính tới việc “xuất khẩu người già”. Già hóa dân số hay một cuộc cách mạng về tăng tuổi thọ đang đặt ra trước nhiều chính phủ, nhiều quốc gia cả những niềm hy vọng và các thách thức.           

Việt Nam là  một quốc gia vừa trải qua cấu trúc dân số trẻ và bước vào tháp dân số già, tỷ lệ người cao tuổi đang có xu hướng gia tăng.6,3 triệu người năm 2000, khoảng 7 triệu người năm2010; và xấp xỉ 10 triệu người năm 2015.Hiện nay, tỷ lệ người cao tuổi ở đồng bằng sông Hồng đã đạt ngưỡng 10%, nghĩa là dân số đã bước vào ngưỡng già. Xu hướng này sẽ còn gia tăng nhanh hơn nữa trong một vài thập kỷ tới.

Tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh trong dân cư là một tín hiệu đáng mừng, phản ánh những thành tích to lớn của  Đảng, Nhà nước, các ngành các cấp, của toàn dân, đặc biệt là công tác CSSKND trên phạm vi cả nước của ngành y tế.

Tuy nhiên, với một đất nước vừa thoát qua cuộc chiến tranh lâu dài trước đây, vừa ra khỏi danh mục các quốc gia nghèo đề bước vào nhóm quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp (theo xếp hạng của Quốc tế) thì quả thực đây là một thách thức không nhỏ.

Là một đất nước có truyền thống lâu đời về trọng “xỉ”, trọng nghĩa, trọng tình, con cháu lễ nghĩa, hiếu thảo với ông bà , cha mẹ; Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm  chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi. Việc ban hành Pháp lệnh  người cao tuổi của ủy ban thường vụ quốc hội, thông tư số 2/2004 của bộ y tếdẫn thực hiện công tác CSSK người cao tuổi với nhiều chính sách cho người cao tuổi cũng như xuất bản hàng loạt sách như: “Nghiên cứu cơ sở thực tiễn và lý luận xây dựng chính sách xã hội với người già ở Việt Nam” của văn phòng quốc hội

( Vụ các vấn đề xã hội) năm 2000, “Chương trình hành động quốc tế về người cao tuổi” của Đại hội đồng thế giới về người cao tuổi (Madrid-2000), Sách “Hướng dẫn xây dựng chính sách chăm sóc sức khỏe người già” của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Viện Lão khoa, Bộ Y tế năm 2002 là những minh chứng rõ ràng về sự quan tâm của Đảng và Nhà nước việt Nam đối với người cao tuổi. Điều đáng mừng là, trong các văn bản chính sách cũng như tài liệu hướng dẫn về CSSK người cao tuổi không chỉ dừng lại ở việc xem xét về phương diện nhân khẩu học hoặc sức khỏ đơn thuần…mà thường đặt trong một sự xem xét nhiều mặt hơn, toàn diện hơn, bao quát nhiều khía cạnh hơn. Trong cuốn: “Hướng dẫn xây dựng chính sách CSSK người già”, các tác giả đã  đề cập đến khái niệm “già hóa tích cực”. Theo sự phân tích, “già hóa tích cực” là quá trình hợp lý hóa các cơ hội để khỏe mạnh, được hoà nhập  xã hội và an ninh xã hội, nhằm tăng cường chất lượng cuộc sống khi về già. Vấn đề già hóa tích cực áp dụng cho cả cá nhân và nhóm dân cư. Nó cho phép mọi người hiện thực hóa tiềm năng của mình để đạt được hạnh phúc về thể chất, tinh thần và về xã hội trong suốt quá trình sống, cho phép mọi người tham gia vào xã hội tùy theo nhu cầu, sở thích và năng lực bản thân đồng thời cũng mang lại cho họ sự bảo vệ an ninh và sự chăm sóc khi cần. Cách tiếp cận này dựa trên sự nhận thức về các quyền  của người già bao gồm các quyền về tự lập, quyền tham gia xã hội, quyền được bảo vệ về thân thể, phẩm giá, được chăm sóc và tự quyết định.

Trong pháp lệnh Người cao tuổi, tại chương II: “Phương hướng chăm sóc người cao tuổi, có hẳn một mục về “Phát huy vai trò của người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”  Trong mục này, Quốc hội nước ta rất chú trọng đến viêc khuyến khích khích, động viên, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, tham gia học tập, phát huy tài năng, trí tuệ , kinh nghiêm đã được tích lũy và đem những phẩm chất tốt đẹp của mình vào việc nêu gương và tích cực tham gia đóng góp vào các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc XHCN, bảo đảm và phát triển sự bình yên của cuộc sống.

Cũng từ cách tiếp cận vấn đề như vậy, chúng tôi muốn đề xuất một số chính sách hướng tới phát huy vai trò của trí thức người cao tuổi trong cộng đồng và xã hội hướng đến mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ phương diện chính sách, rất cần thay đổi từ quan niệm, tu duy đến các giải pháp thực thi chính sách ở chỗ chúng ta không đơn giản một chiều chỉ chú tâm vào việc  chăm sóc đối với người  trí thứccao tuổi mà đồng thời là cần phải  chú trọng nuôi dưỡng, động viên, khuyến khích người cao tuổi trí thức để họ tiếp tục làm việc, tiếp tục cống hiến, đóng góp một cách có ích cho xã hội. Hiểu theo nghĩa là khai thác người cao tuổi, khai thác các tiềm năng tiềm tàng đã được tích lũy trong họ. Ai trong chúng ta cũng hiểu rõ rằng, nhóm người trí thức cao tuổi là một tầng lớp xã hội đặc thù. Đặc thù là ở chỗ, họ là một nhóm xã hội cao tuổi; có những nét chung như những người cao tuổi khác. Nhưng nét riêng biệt là ở chỗ họ là một nhóm những người lao động có trình độ cao, tuyệt đại trong họ là những người có nhiều trải nghiệm, nắm được nhiều bí quyết, bí truyền. Nhiều người trong họ có công trạng, có chức, có quyền, có uy, sự tôn trọng, kính nể của cộng đồng. Sự  tôn kính, nể trọng  của xã hội đối với họ không chỉ về mặt đao lý, về lối sống,chuẩn mực, đạo đức, gia phong mà còn lầ những thành tựu, tấm gương khoa học mà họ đã thể hiên, cống hiến, đóng góp. Họ thường được tầng lớp hậu bối coi là những cây đa, cây đề, cây đại thụ, những đầu tầu, con chim đầu đàn , những công thần, công quốc, xiết nỗi kính trọng, ngưỡng mộ của thế hệ đương thời.Nhiều người trong số họ đã có công trạng, được nhận  các huân chương chiến công, huân chương lao động, được giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều giải thưởng cao quý khác. Nhưng cũng nhiều người trong số họ còn dang dở những công trình nghiên cứu  đang cần tiếp tục được hoàn thiện. Họ thiết  tha mong muốn được  Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng biết đến tình cảnh và nguyện vọng của họ để họ tiếp tục hoàn tất sự nghiệp của mình, cũng đồng thời là hiến dâng trọn vẹný nguyện bấy lâu của mình cho xã hội. Rõ ràng rằng, Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các cơ quan chức năngkhông thể không chú trọng sự thật này và cần sớm có những chính sách kịp thời, phù hợp.

Trước hết, chúng tôi cho rằng, nhà nước, các cơ quan có người trí thức cao tuổi đang công tác cần có chính sách trân trọng người trí thức cao tuổi; cần tạo nững điều kiện tốt nhất cho họ tiếp tục cống hiến; cần tạo những diễn đàn để tôn vinh họ,tạo những thuận lợi để họ phát huy tiềm năng vai trò của mình (bao gồm cả phòng ốc, phương tiện là việc)

 Thứ hai, đối với những người cao tuổi trí thức đã về hưu hoặc sắp về hưu. Cần thường xuyên chăm sóc họ, quan tâm đến những nguyện vọng chính đáng của họ, khuyến khích họ hăng hái làm những công việc còn giang dở, nhất là những hoạt động chuyên môn, chương trình dự án mà trí thức đã ấp ủ, tâm huyết nhiều năm để thực hiện vì sự phát triển của cộng đồng và xã hội

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.