Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 25/10/2023 00:45 (GMT+7)

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Đến thời điểm không thể không cải cách tiền lương

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho rằng, đến thời điểm này, không thể không cải cách tiền lương. Lương kỹ sư ra trường 3,5 triệu đồng/tháng, vậy họ sống làm sao?

Lương kỹ sư ra trường 3,5 triệu đồng/tháng thì sống làm sao?
Sáng 24/10, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về 06 nội dung quan trọng liên quan tới phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện ngân sách nhà nước...
Bo truong Dao Ngoc Dung: Den thoi diem khong the khong cai cach tien luong
 Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho rằng, đã đến thời điểm chín muồi để cải cách tiền lương.
Vấn đề cải cách tiền lương được nhiều đại biểu quan tâm, nêu ý kiến. Thảo luận liên quan tới nội dung này, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết, tháng 5/2018, Trung ương thông qua Nghị quyết số 27 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp là một quyết định rất đúng.
Tuy nhiên, 6 năm qua, việc thực hiện nghị quyết chưa được nhiều. Mỗi năm điều chỉnh lương 7%, nhưng “thực ra là bù vào trượt giá, chưa phải cải cách tiền lương”.
“Đến thời điểm này, không cải cách tiền lương không được nữa, đây là thời điểm chín muồi. Lương là giá cả của sức lao động, đầu tư cải cách tiền lương là đầu tư của sự phát triển", ông Dung nói.
Đưa ra ví dụ lương kỹ sư ra trường 3,5 triệu đồng/tháng, ông Dung đặt câu hỏi: "Vậy họ sống làm sao?" khi mức lương này thấp hơn lương tối thiểu vùng thấp nhất. Ông Dung đề nghị thực hiện đúng lộ trình cải cách tiền lương, trong đó, quan trọng nhất là xóa bỏ mức lương cơ sở, trả lương theo vị trí việc làm, thang bảng lương.
Cùng với cải cách tiền lương khu vực công, Bộ trưởng Dung cho rằng, phải cải cách tiền lương khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng như điều chỉnh phù hợp lương với đối tượng hưu trí và các đối tượng khác.
Đối với khu vực công, quan trọng nhất là xoá bỏ mức lương cơ sở, đây là cái gốc, trả lương theo vị trí việc làm, ban hành 5 thang bảng lương.
Với khu vực doanh nghiệp nhà nước, hiện có tình trạng doanh nghiệp thua lỗ, công nhân không có thu nhập nhưng người quản lý lương rất cao, vì họ ăn bảng lương hoàn toàn khác với người lao động.
Do đó, tới đây Nhà nước bỏ thang bảng lương, chỉ can thiệp ban hành cho mức lương tối thiểu.
"Thang bảng lương cứ ba năm tăng một lần thì dẫn tới thực trạng chị tạp vụ lương rất cao, trong khi anh kỹ sư ra trường lương rất thấp", ông Dung nói.
Nếu không cùng kiềm chế lạm phát thì tăng lương không ý nghĩa
Tham gia thảo luận tổ về nội dung này, đại biểu Quốc hội Vũ Lưu Mai (đoàn Hà Nội) cho biết, điểm nhấn 2024 là tăng lương thực hiện Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị, hiện nay Chính phủ đã đưa ra đề án cải cách tiền lương và trình Quốc hội thông qua.
Bo truong Dao Ngoc Dung: Den thoi diem khong the khong cai cach tien luong-Hinh-2
 Đại biểu Quốc hội Vũ Lưu Mai (đoàn Hà Nội) cho rằng cần phải kiềm chế lạm phát cùng với tăng lương.
"Theo đề án này, lương của cán bộ công chức và lực lượng liên quan sẽ tăng từ 1/7/2024. Tuy nhiên, cần lưu ý tới việc kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tăng lương. Bởi mỗi lần tăng lương, kể cả đối với người nghỉ hưu thì có tác động tiêu cực về lạm phát, giá cả tăng theo", bà Mai nói.
Dẫn báo cáo của Tổng cục Thống kê thì chỉ riêng năm 2023 (tính 4 tháng) có đến 32% các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi giá cả tăng cao, bà Mai cho rằng, nếu tăng lương không kèm theo các biện pháp kiềm chế lạm phát thì ý nghĩa của tăng lương cũng không được bảo đảm.
Trong bối cảnh ngân sách còn có chừng mực thì tăng lương là cả một cố gắng, tuy nhiên, việc tăng lương cần thực chất, không cào bằng.
"Theo Nghị quyết 27, khi tăng lương thì không còn khoản phụ cấp khác, chúng tôi cho rằng Chính phủ cần lưu ý, để làm sao khi không còn phụ cấp thì người đang có thu nhập từ phụ cấp không bị ảnh hưởng. Đi cùng với tăng lương thì phải tinh giản biên chế, để làm sao bộ máy của chúng ta thực sự có hiệu quả", bà Mai nói.

Xem Thêm

Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.

Tin mới

Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...