TS Lê Tuấn Lộc (Viện trưởng Viện SIMIGEN) khai mạc hội thảo
Đến dự có ông Đặng Vũ Cảnh Linh- Trưởng ban Thông tin và phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam, ông Đào Đắc Tạo- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học và công nghệ Mỏ Việt Nam, ông Lê Tuấn Lộc- Viện trưởng Viện Khoa học Mỏ địa chất và năng lượng mới, cùng một số chuyên gia, nhà khoa học độc lập.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Trần Thị Thanh Thủy (Trung tâm con người và thiên nhiên) cho biết: "Khung quản trị công nghiệp khai thác ASEAN có mục tiêu góp phần thúc đẩy quản trị tốt công nghiệp khai thác trong khu vực và hài hòa hệ thống chính sách trong bối cảnh hội nhập. Khung được xây dựng dựa trên việc đánh giá các cam kết quốc tế và hệ thống chính sách của từng quốc gia. Các nội dung cơ bả\xâyASEAN."Việt Nam có thể áp dụng khung quản trị công nghiệp khai thác như một nguyên tắc hướng dẫn cho quá trình xây dựng và sửa đổi chính sách liên quan đến khoáng sản. Việc áp dụng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam như củng cố chính sách pháp luật để tiệm cận dần với các chuẩn mực khu vực và quốc tế, góp phần hài hòa chính sách trong khu vực, qua đó tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, cung cấp những thông tin nền tảng về mặt chính sách- pháp luật cho nhà đầu tư của Việt Nam khi đầu tư các quốc gia khác trong khu vực ASEAN"., bà Thanh Thủy khẳng định.
Bà Trần Thị Thanh Thủy (Trung tâm con người và thiên nhiên) phát biểu tại Hội thảo
Tuy nhiên, khả năng áp dụng khung quản trị công nghiệp khai thác khu vực ASEAN cho Việt Nam còn nhiều khó khăn. Trước thực trạng trên, ông Phạm Bích San (Hiệp hội nghiên cứu Đông Nam Á) đã chỉ ra một số nét đặc thù của nước ta trong quá trình triển khai khung quản trị công nghiệp khai thác: Các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc khai thác tài nguyên; Sự hiểu biết của xã hội về một khung quản trị công nghiệp khai thác chưa cao; Các tổ chức xã hội đang trong giai đoạn hình thành và tồn tại nhiều loại hình với các mục tiêu khác nhau và vẫn còn tồn tại hai quan điểm trong việc tiếp nhận kinh nghiệm là tiếp nhận trọn vẹn hay thay đổi rất căn bản.
Ông San cũng nêu lên một số hoạt động cần thiết để áp dụng tốt khung quản trị công nghiệp khai thác ở Việt Nam, đó là hình thành và phát triển các tổ chức xã hội hiện đại, áp dụng và thích ứng với điều kiện Việt Nam các nội dung hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự các nước ASEAN và nâng cao vai trò các tổ chức xã hội dân sự trong việc giám sát thực hiện khung quản trị công nghiệp khai thác.
TS Lại Hồng Thanh (Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam) phát biểu tại Hội thảo
Trong buổi Hội thảo còn có bài phát biểu của một số chuyên gia độc lập bàn về căn cứ khoa học, thực tiễn phục vụ quản trị tài nguyên và khoáng sản Việt Nam, tình hình cấp phép khai thác khoáng sản sau thực thi luật khoáng sản 2011: thực trạng và giải pháp... Tất cả đều xoay quanh làm rõ nội dung của cuộc Hội thảo: khung quản trị công nghiệp khai thác khu vực ASEAN và khả năng áp dụng cho Việt Nam.
liên hiệp, khoa học, công nghệ, hiện nay, hội thảo, chủ tịch, nhà khoa học, chuyên gia, quản trị, khu vực, khai thác, thông tin, phổ biến, công nghiệp, kiến thức, hà nội, giới thiệu, tổng thư ký, năng lượng, chủ trì, khả năng, trưởng ban, áp dụng, thảo luận