Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 24/09/2019 09:27 (GMT+7)

Phú Yên: Giải Pháp Quản Lý Nhà Yến 4.0. của nhóm 9X

Giải pháp đạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật lần thứ 8 (2018-2019) do tỉnh Phú Yên tổ chức, được sáng tạo từ các chàng trai thế hệ 9X gồm Ngô Huỳnh Ngọc Khánh, sinh năm 1996; Đoàn Vinh Phú, sinh năm 1997; Trương Trọng Thân, sinh năm 1998 và Nguyễn Hoàng Đạt, sinh năm 1999.


Nhóm tác giả được hỗ trợ gói Startup khởi nghiệp sáng tạo

Nói về tính mới giải pháp của mình, tác giả Ngô Huỳnh Ngọc Khánh, Chủ nhiệm Đề Tài cho biết: Với những người làm kỹ thuật cho nhà yến, họ phải thi công và giám sát một lúc rất nhiều nhà yến. Đôi lúc, các nhà yến họ thi công lại ở các tỉnh khác nhau, mỗi lần có vấn đề gì họ lại phải đón xe, tàu hoặc phương tiện giao thông khác xuống tận nơi để kiểm tra. Đối với chủ nhà yến, họ cần phải đến trực tiếp phòng kỹ thuật và lên trực tiếp trên nhà mình để theo dõi, rủi ro nguy hiểm cho họ khi họ leo lên nhà yến nếu họ không phải kỹ thuật nhà yến. Mỗi một nhà yến khi đưa vào vận hành, việc sửa đổi chất lượng không khí, nhiệt độ, độ ẩm, … luôn được ưu tiên hàng đầu. Người làm kỹ thuật cho nhà yến thường phải đến phòng kỹ thuật của nhà thường xuyên để theo dõi tình hình. Chính vì nắm được nhu cầu và khó khăn trong ngành yến, chúng tôi đã nghiên cứu iNut NeBi ra đời để giải quyết vấn đề này. Với công nghệ nhà yến 4.0 của iNut NeBi, người làm kỹ thuật nhà yến hay chủ nhà yến, chỉ cần một cái Smartphone là có thể giám sát và điều khiển được “nhà yến” của mình từ xa, ở bất cứ đâu, thông quan internet. Người dùng sẽ biết giám sát được tình hình hiện tại của nhà yến của mình (số lượng chim, chất lượng không khí, nhiệt độ, độ ẩm….) hoặc điều khiển (đổi âm, bật/tắt máy phun sương, bật/tắt loa, …) hoàn toàn từ xa mà không cần phải đến tận phòng kỹ thuật và đến tận nhà yến của mình để giám sát, tiết kiệm chi phí đi lại và tối ưu hóa thời gian, quy trình vận hành.

Bên cạnh tính mới, thì khả năng áp dụng cũng là một trong những quá trình tác giả quyết tâm nghiên cứu và đưa tính hiệu quả ứng dụng vào thực tiễn, trao đổi thêm về vấn đề này, Ngô Huỳnh Ngọc Khánh cho biết thêm: Quy trình xây dựng, quản lý và vận hành nhà yến rất phức tạp do đặc thù của ngành này. Mỗi nhà yến ở mỗi vùng khác nhau đều phải thiết lập một hệ sinh thái khác nhau trong nhà đó (môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng v.v …). Quy trình chính thường sẽ bắt đầu theo các bước cụ thể gồm: Bước 1, từ kinh nghiệm của thợ để xây dựng lên một nhà yến tại địa điểm đó đến khi hoàn thành. Bước 2, vận hành nhà yến trong một thời gian để theo dõi sự tăng, giảm đàn. Thời gian đầu các nhà  yến thường sẽ rất ít và có thể là không có chim về vì các thông số môi trường trong nhà chưa hợp lý. Bước 3, sau thời gian dài theo dõi ở bước 2, nhận thấy các thông số thiết lập từ ban đầu không hợp lý, người làm kỹ thuật nhà yến sẽ phải đến tận phòng kỹ thuật của nhà yến đó để thay đổi các thông số đã thiết lập để theo dõi tiếp. Bước 4, sau nhiều lần thay đổi thiết lập, khi đã đúng được với đặc thù môi trường tại vùng đó cho chim yến, chim sẽ về theo lẽ tự nhiên và sẽ cải thiện được kiến thức, kinh nghiệm cho người làm kỹ thuật. Thực sự, ở mỗi công đoạn đều có những khó khăn nhất định, tuy nhiên công đoạn ở bước 3 là công đoạn tốn rất nhiều thời gian và chi phí cho chủ nhà và cho cả công ty cung cấp dịch vụ xây dựng nhà yến. Các thông số cần thiết lập và thay đổi cho nhà yến rất nhiều, nhưng các thiết lập chính cần thay đổi đó là: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, các module hẹn giờ bật tắt thiết bị, đổi âm thanh dẫn dụ chim yến. Các thông số ngày bình thường người kỹ thuật sẽ phải đến tận phòng kỹ thuật để kiểm tra và thay đổi cài đặt. Nhưng hiện nay, với công nghệ INUT NeBi, tất cả những việc trên đều có thể được giải quyết từ xa, chỉ cần một chiếc smartphone và sử dụng công nghệ của chúng tôi là những vấn đề trên hoàn toàn được giải quyết.

Hiện nay, nếu không có công nghệ INUT NeBi thì quả thật người tham gia nuôi yến sẽ gặp rất nhiều khó khăn như: không biết thiết bị lắp đặt trong nhà yến có còn sử dụng được hay không, âm dẫn dụ chim có cần thay đổi theo âm lượng như thế nào, độ ẩm trong nhà cao hay thấp… Nói chung có khá nhiều vấn đề phát sinh nếu không sử dụng công nghệ iNut NeBi. Hiện tại, iNut NeBi nếu được đưa vào sử dụng thì mỗi nhà yến đầu tư 1 lần trung bình là 50 triệu đồng. Không những số tiền phù hợp mà hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cũng được nhóm nghiên cứu khá kỹ.

Với công nghệ 4.0 của iNut NeBi, chủ nhà yến và sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc giám sát và vận hành nhà yến, giảm bớt số lần và số tiền đầu tư, giảm được chi phí vận hành, giảm chi phí phát sinh sau này. Người làm kỹ thuật nhà yến sẽ đỡ tốn tiền di chuyển đến các nhà yến khác nhau để nắm tình hình, tiết kiệm được chi phí đi lại, kiểm tra, sửa chữa, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái ngành yến, có được các con số chính xác nhất về thông tin của các nhà yến tại đó thông qua một chiếc Smartphone, mọi thứ hoàn toàn có thể giải quyết rất nhanh, gọn, chính xác trong thời gian thực (real time).

Ngoài ra, tính năng truy xuất thông số quản trị, xuất báo cáo, cảnh báo, theo nhu cầu của từng người, từng chủ nhà, từng công ty được tính hợp sẵn của iNut NeBi cũng giúp người nuôi yến tiết kiệm được ngân sách. sức lực, nguồn lực cho bản thân. Nâng cao hiệu quả kinh tế, công nghiệp hàng loạt giúp giảm giá thành, người dùng tiếp cận được những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Về mặt xã hội,việc đưa công nghệ cao tiếp cận đến những người nông dân một cách đơn giản nhất, hướng đến sự tiện lợi, đơn giản, dễ dàng trong quá trình lắp đặt và vận hành. Giúp giảm bớt gánh nặng về vật chất lẫn tinh thần cho người nuôi yến. Giúp chủ nhà yến và kỹ thuật nhà yến tiếp cận những công nghệ tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới, lưu trữ được dung lượng lớn thông tin cần thiết để phân tích dữ liệu, nâng cao kiến thức và chuyên môn nghề nghiệp. Dự đoán, cảnh báo trước tình trạng nhà yến hiện tại và tương lai, người dùng dựa vào đó, nắm bắt thông tin và ra phương án giải quyết một cách phù hợp. Giúp nâng cao chất lượng đầu ra sản phẩm, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người Việt trong ngành, mở rộng thị trường, nâng cao tính cạnh tranh, giúp người dùng cuối nắm bắt kịp thời các thông tin về sản phẩm yến mình sử dụng, cải thiện sự gắn kết với khác hàng.

Cuộc cách mạng 4.0 có tác động tích cực trong ngắn hạn và hết sức tích cực trong trung hạn và dài hạn nhờ các ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu thân thiện với môi trường,giúp thu thập và xử lý thông tin liên tục. Vì vậy, người làm kỹ thuật nhà yến và chủ nhà yến có thể giám sát và điều khiển nhà yến của mình từ xa qua internet nên sẽ hạn chế được việc di chuyển đến trực tiếp nhà yến, giảm chi phi đi lại, bảo vệ môi trường từ việc hạn chế đi lại. Đỡ tốn tiền đầu tư nhiều lần nhiều thiết bị cho chính nhà yến của mình, sử dụng nguồn tài nguyên của chính mình một cách hợp lý nhất, tiết kiệm nhất, tối ưu nhất, thay vì phải sửa chữa do thiết bị hỏng hóc thì chỉ cần sửa trực tiếp trên phần mềm/cloud/server, giảm thiểu lượng rác thải công nghiệp hàng năm. Dung lượng dữ liệu thu thập hàng giờ được lưu lại bằng file excel, không cần lưu lại bằng cách ghi tay lại, giảm thiểu được lượng giấy thải ra hằng năm, góp phần giảm bớt nạn chặt phá rừng. Giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, tận dụng chất thải công nghiệp và sinh hoạt trong kinh tế tuần toàn và giảm phát thải bằng không; đẩy mạnh phát triển công nghệ sinh học trong khôi phục, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên.

Tác giả bài viết:  Thùy Trang

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).
Đồng Tháp: Tổ chức hội nghị về Trí tuệ nhân tạo AI
Ngày 27/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đồng Tháp (Liên hiệp hội) đã phối hợp với Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị “Trí tuệ nhân tạo (AI): Xu hướng phát triển và những gợi mở cho đội ngũ trí thức hiện nay”.

Tin mới