Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 26/09/2019 09:37 (GMT+7)

Phú Thọ: Đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp

Xác định rõ tầm quan trọng của phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất và phân phối sản phẩm nông nghiệp,UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hànhkế hoạch về xây dựng chuỗi nông sản trên địa bàn tỉnh nhằm xây dựng các chuỗi cung cấp nông, lâm, thủy sản an toàn kiểm soát được chất lượng từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ trên thị trường đảm bảo an toàn thực phẩm, liên kết phân phối sản phẩm ở thị trường trong và ngoài tỉnh.


Mô hình sản xuất dưa lưới trong nhà kính của Công ty TNHH công nghệ sinh học Cosmos (xã Yên Sơn, huyện Thanh Sơn).

Về xây dựng các chuỗi giá trị nông sản, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và triển khai được 13 chuỗi giá trị nông sản tập trung vào các sản phẩm thiết yếu và có lợi thể của tỉnh, của các địa phương như:Chuỗi cung ứng thịt gà tại Thành phố Việt Trì; Chuỗi cung cấp thịt lợn huyện Lâm Thao; Chuỗi cung cấp gà nhiều cựa tại huyện Tân Sơn; Chuỗi cung cấp thịt lợn tại huyện Tam Nông; Chuỗi cung cấp thực phẩm lợn thịt nuôi theo quy trình dùng thức ăn chăn nuôi thảo dược tại huyện Đoan Hùng; Chuỗi cung cấp thịt chua, nem sợi tại huyện Thanh Sơn; Chuỗi cung cấp rau an toàn huyện Lâm Thao .v.v. hình thành và phát triển một số vùng sản xuất tập trung. Đặc biệt là đã từng bước hình thành thói quen tiêu thụ sản phẩm sạch, an toàn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Dù đạt được kết quả bước đầu, song  hiện tại Phú Thọ vẫn còn có những khó khăn, hạn chế, bất cập trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản và xây dựng chuỗi nông sản hiện nay đó là:
- Qui mô sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ tỷ lệ còn quá cao, chiếm trên 90%; các hộ sản xuất chưa tổ chức liên kết thành HTX, tổ hợp do vậy sản phẩm cung cấp thị trường manh mún cả về số lượng và chất lượng.Tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp được sản xuất, phân phối tiêu thụ qua chuỗi giá trị còn thấp nên không thể tham gia vào hệ thống chuỗi cung ứng tại một số siêu thị trong nước hoặc phục vụ xuất khẩu. 
- Sản xuất nông nghiệp chi phí còn cao với giá cả biến động. Bên cạnh đó, việc áp dụng quy trình kỹ thuật chưa đúng cùng với việclạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng quá nhiều lao động là những hạn chế điển hình. Ở khâu chế biến, hạn chế đó là trình độ công nghệ thấp, thiếu chế biến sâu và chế biến các sản phẩm phụ. Sản phẩm nông sản của tỉnh hầu hết không tênthương hiệu, không có truy suất nguồn gốc, không có chứng nhận sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm .v.v.
- Sự gắn kết giữa các thành phần tham gia chuỗi giá trị: nhà sản xuất (nông dân)-nhà phân phối (thu mua) - nhà chế biến, bán lẻ và người tiêu dùng còn hạn chế. Lợi nhuận trong chuỗi giá trị tập trung chủ yếu vào công đoạn trung gian, công đoạn thương lái.Nhà sản xuất mặc dù sản xuất được sản phẩm chất lượng cao nhưng lợi nhuận mang lại rất thấp.
- Đầu tư vào sản xuất nông nghiệp rủi ro rất cao do biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; do điều tiết cung cầu ở tầm vĩ mô còn yếu, chưa xác định được nhu cầu nên cứ được mùa thường là mất giá ... nên việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp rất khó khăn. Trong khi đó, khả năng huy động vốn, tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; việc tiếp cận và tích tụ đất đai của doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia phát triển chuỗi còn khó khăn, dẫn đến việc mở rộng, phát triển các chuỗi giá trị còn chậm và ít.
Đứng trước sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế hiện nay, đòi hỏi nông nghiệp Phú Thọ buộc phải chuyển đổi mạnh theo hướng hiện đại hóa và thương mại hóa, theo phương châm tăng giá trị, giảm đầu vào, hình thành các chuỗi giá trị trong  sản xuất nông nghiệp.Muốn vậy, thiết nghĩ cần tập trung giải quyết tốt  một số nội dung chủ yếu đó là:
-Bám sát qui hoạch nông lâm nghiệp thủy sản của tỉnh để tổ chức sản xuất phù hợp với quy mô và đặc thù của từng địa phương đáp ứng xu thế của nền kinh tế thị trường và hội nhập. Tập trung xây dựng vùng xuất nông sản an toàn, ứng dụng qui trình sản xuất tốt; ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp ... để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn thực phẩm.
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào các nội dung như: hỗ trợ dồn đổi ruộng đất; hỗ trợ hoạt động của các HTX; hỗ trợ công tác giám sát chất lượng nông sản; chế bến nông sản; xây dựng chuỗi sản xuất có truy suất nguồn gốc sản phẩm...Ban hành các chính sách liên quan đến việc quản lý quy trình, kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh, và bao tiêu đầu ra. Nhờ đó, nông dân không những được khoán sản lượng, mà còn được hỗ trợ, quản lý và kiểm tra trong suốt quá trình vận hành của chuỗi giá trị nông nghiệp nhằm đảm bảo sản phẩm làm ra đạt chất lượng và được tiêu thụ trọn vẹn.
- Chú trọng áp dụng công nghệ cao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến trong nông nghiệp. Vừa bảo tồn phát triển các loại cây con đặc sản của tỉnh, vừa lựa chọn được những bộ giống mới cả về cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và đặc biệt đáp ứng với nhu cầu của thị trường. Đồng thời, liên kết chặt chẽ giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã...  để đảm bảo sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị.
- Người nông dân phải liên kết trong sản xuất bằng cách vào tổ hợp tác, hợp tác xã, câu lạc bộ đại diện cho nông dân cùng với  doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến thu mua, chế biến, xuất khẩu hoặc cung cấp cho người tiêu dùng. Nhờ vào liên kết, nông dân sẽ có khả năng xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể, tiến đến xây dựng thương hiệu, quản lý về chất lượng sản phẩm để gia tăng giá trị.Bên cạnh việc đổi mới tư duy, nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách, mỗi doanh nghiệp, hợp tác xã cũng cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý; nghiên cứu nắm bắt thị trường để có chiến lược phát triển cho doanh nghiệp, hợp tác xã của mình bền vững.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quản lý thị trường, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, từ đó khuyến khích các sản phẩm đảm bảo yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩmchiếm lĩnh thị trường trong và ngoài tỉnh. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường đối với từng sản phẩm hàng hóa. Tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả các chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể, thương hiệu đã xây dựng và được bảo hộ gắn với phát triển chuỗi giá trị.
Hy vọng thời gian tới, Nông nghiệp Phú Thọ sẽ thu hút được nhiều các  doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, nâng cao quy mô kinh tế hộ, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, đa dạng hóa các hình thức liên kết sản xuất;khuyến khích tích tụ ruộng đất để doanh nghiệp có điều kiện đầu tư sản xuất, chuyển đổi hình thức tổ chức sản xuất với quy mô lớn, tập trung, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm, phát triển hàng hóa đáp ứng hội nhập, cạnh tranh quốc tế và phát triển bền vững. 

Tác giả bài viết: Khổng Mạnh Tiến PCT Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Phú Thọ

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).
Đồng Tháp: Tổ chức hội nghị về Trí tuệ nhân tạo AI
Ngày 27/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đồng Tháp (Liên hiệp hội) đã phối hợp với Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị “Trí tuệ nhân tạo (AI): Xu hướng phát triển và những gợi mở cho đội ngũ trí thức hiện nay”.

Tin mới