Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 08/02/2021 10:07 (GMT+7)

Phát triển sản phẩm nho và táo Ninh Thuận

Hiệp hội nho và táo Ninh Thuận là Hội thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Ninh Thuận. Với mong muốn đóng góp một chút cho việc quảng bá hình ảnh nho, táo  Ninh Thuận đến với người tiêu dùng, thời gian qua Hiệp hội đã dồn hết tâm sức để tạo ra những sản phẩm mang hương vị đặc trưng từ trái nho và trái táo, ông Phạm Châu Hoành – Chủ tịch Hiệp hội nho và táo cho biết.

Hiện nay diện tích nho trong tỉnh có chiều hướng tăng lên với khoảng 1.249 ha (tính đến tháng 9/2019) tăng 10,2 % so với cùng kỳ, trong đó diện tích trồng diện tích cho sản phẩm: 1.125 ha, sản lượng 28.212 tấn/năm. Nhờ thời tiết thuận lợi cho sự phát triển cây nho, nông dân đã quan tâm đến chất lượng cây nho nhiều hơn theo yêu cầu thị trường, do có thu nhập cao hơn các loại cây trồng khác.

Diện tích Táo tăng từ 962 ha tăng lên 1.017 ha tăng 0,4 % so với cùng kỳ, năng suất 298 tạ/ha, Diện tích cho sản phẩm: 896 ha. Sản lượng thu hoạch 30.310 tấn.

Chủ tịch Hiệp hội Nho và Táo Ninh Thuận, ông Phạm Châu Hoành cho hay, tỉnh hiện có gần 60 cơ sở sản xuất, đăng ký kinh doanh các sản phẩm nho rượu, vang nho, mỗi năm cơ sở cung cấp cho thị trường hàng chục nghìn lít rượu, vang nho. Mỗi cơ sở sản xuất có bí quyết ủ, lên men, đóng chai riêng góp phần tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm vang nho Ninh Thuận. Trong số đó, những nhãn hiệu vang Thiên Thảo, Ba Mọi, Viết Nghi, Lan Anh đã được công nhận hàng Việt Nam chất lượng cao, có chỗ đứng trên thị trường.

Để thúc đẩy phát triển các sản phẩm chế biến từ nho, thời gian qua, từ các nguồn vốn khuyến công, dự án phát triển, tỉnh phối hợp với các Viện, cơ quan khoa học chuyển giao công nghệ xử lý bảo quản quả sau thu hoạch, dây chuyền sấy nông sản, xây dựng mô hình sản xuất vang, kho lạnh hỗ trợ các cơ sở sản xuất. Từ đó, nhiều đơn vị đã mạnh dạn đầu tư máy móc, đến nay tỉnh có 2 dây chuyền xử lý bảo quản nho sau thu hoạch, 22 hệ thống sấy nho và táo hiện đại, có thể đáp ứng sản xuất hàng chục tấn nho tươi/ngày.

Hiệp hội Nho và Táo Ninh Thuận đã triển khai chương trình thí điểm dán “tem điện tử thông minh” cho sản phẩm nho để thuận tiện truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm đặc thù của địa phương.

Ông Hoành chia sẻ, để được cấp và sử dụng “Tem điện tử thông minh” truy xuất nguồn gốc sản phẩm nho, các nông hộ trồng nho và các cơ sở chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ nho phải liên kết chặt chẽ, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm. Từ đó, các thông tin này được cơ quan chuyên môn thẩm định và đăng tải dữ liệu công khai lên internet để truy xuất nguồn gốc bằng phần mềm, giúp người tiêu dùng yên tâm khi chọn mua các sản phẩm nho của địa phương.

Tại cơ sở sản xuất và chế biến nho Ba Mọi (ở xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước), nhiều du khách tham quan vườn nho cũng như các chủ cơ sở thu mua sản phẩm để chế biến cảm thấy yên tâm khi sản phẩm nho của cơ sở này được cấp, dán “tem điện tử thông minh”. Qua đó tạo lòng tin cho tiêu dùng khi nói đến sản phẩm nho có xuất xứ từ cơ sở.   

Theo ông Nguyễn Văn Mọi - Phó Chủ tịch Hiệp hội nho và táo Ninh Thuận và là chủ trang trại nho Ba Mọi, để được công nhận đề án chỉ dẫn địa lý Ninh Thuận cho sản phẩm Nho là một quá trình lâu dài từ xây dựng bản đồ quỹ đất trồng nho đến xây dựng bộ dữ liệu các chỉ tiêu cảm quan, hóa tính, lý tính của nho. Từ xu hướng người tiêu dùng cần biết xuất xứ rõ ràng của sản phẩm, chính chỉ dẫn địa lý làm họ an tâm và vì vậy giá trị sản phẩm sẽ tăng lên.

Dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc nho Ninh Thuận

Đối với nho hay sản phẩm sau nho muốn được cấp tem, điều cơ bản đầu tiên là hộ hay doanh nghiệp phải là thành viên Hiệp hội nho Ninh Thuận, tiếp đó là điều kiện nho ăn tươi phải có chứng chỉ VietGAP và các sản phẩm chế biến từ nho như vang nho, xi-rô nho phải công bố quy chuẩn. Hiện nay, toàn Hiệp hội có trên 40 thành viên và đã có 37.000 tem nhãn cấp chỉ dẫn địa lý cho 5 cơ sở là Trang trại Ba Mọi và các doanh nghiệp Thiên Thảo, Trí Hiệp, Mỹ Hòa, Viết Nghi.

Chỉ với 1 chiếc điện thoại Smartphone và vài thao tác đơn giản, người tiêu dùng đã có thể chiếu rọi vào tem điện tử được dán lên sản phẩm, qua đó truy xuất được nguồn gốc sản phẩm với đầy đủ các thông số chi tiết trùng khớp với hình ảnh quảng bá về sản phẩm, chất lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất.

Khi nói về sản phẩm nho, ông Hoành cho hay, trong những năm qua, Hiệp hội đã vận động doanh nghiệp hỗ trợ cho hội viên 6.000 bao chùm quả nho vụ Đông Xuân và Hè Thu, tại xã Nhơn Hải và HTX kinh doanh – tổng hợp – dịch vụ Xuân Hải. Hợp tác xã nho Evergreen Ninh Thuận hỗ trợ 51 hội viên bao chùm trái mỗi hộ tiếp nhận 30.000 bao chùm nho (tổng số 90.000 bao) trong năm 2018. Trung tâm khuyến nông hỗ trợ cho nông dân trồng nho 12.500 bao chùm nho (diện tích 0,5 ha).

Hiệp hội phối hợp với Viện nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố để ứng dụng kết quả khảo nghiệm giống Táo mới và hỗ trợ giống táo mới 2 ha trồng khảo nghiệm.

Phối hợp với Trung tâm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật môi trường thuộc Viện nghiên cứu môi trường nông nghiệp nông thôn Hà Nội bố trí mô hình canh tác nho theo hướng sinh học, quy mô 2.000 m 2 tại Hợp tác xã KD-TH-DV Xuân Hải. Theo dõi kết quả thực nghiệm mô hình canh tác nho theo hướng sinh học tại xã Xuân Hải.

Tập trung theo dõi nắm bắt chuyển tải kịp thời các thông tin, các chủ trương chính sách tạo mọi điều kiện để các nhóm, hộ, cơ sở sản xuất quảng bá sản phẩm từ nho Ninh Thuận, táo Ninh Thuận rộng rãi trong cả nước trên các phương tiện thông tin đại chúng.   

Chia sẻ thêm với vusta.vn, ông Hoành cho biết thêm, Hiệp hội vẫn đang tiếp tục vận động các cơ sở sản xuất và chế biến nho và táo tham gia cửa hàng trưng bày sản phẩm KHCN và sản phẩm đặc thù của tỉnh Ninh Thuận.

Ngoài ra, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật bao chùm nho nhằm hạn chế sâu bệnh hại và tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật trên chùm nho; Cung cấp thông tin làm rõ nguồn gốc xuất xứ của táo Ninh Thuận giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm táo cho khách hàng.

HT

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).
Đồng Tháp: Tổ chức hội nghị về Trí tuệ nhân tạo AI
Ngày 27/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đồng Tháp (Liên hiệp hội) đã phối hợp với Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị “Trí tuệ nhân tạo (AI): Xu hướng phát triển và những gợi mở cho đội ngũ trí thức hiện nay”.

Tin mới