Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 12/01/2021 21:27 (GMT+7)

Liên hiệp Hội Việt Nam tiếp tục đổi mới mạnh mẽ

Trong 5 năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp hội và hội viên trong cả nước, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, sự hợp tác, giúp đỡ của các bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, Liên hiệp hội Việt Nam đã có bước phát triển mới, toàn diện, mạnh mẽ, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của Liên hiệp hội và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đó là chia sẻ của  GS.TS Lê Minh Tâm - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch VUSTA.

GS.TS Lê Minh Tâm - Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch VUSTA

Theo GS Tâm cho hay, hiện nay, hệ thống tổ chức của Liên hiệp hội tiếp tục được củng cố và phát triển; hội viên của Liên hiệp hội được tăng cường về số lượng và chất lượng. Phạm vi các hoạt động chuyên môn được mở rộng, chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyên môn đều được nâng lên một bước đáng kể.

Hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức KH&CN được thực hiện thường xuyên, liên tục, thiết thực và hiệu quả. Hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội được đẩy mạnh, thu hút được đông đảo đội ngũ trí thức có trình độ, năng lực, kinh nghiệm và tâm huyết tham gia và đã thực hiện được trên 3000 nhiệm vụ cụ thể, có chất lượng, được Đảng, nhà nước và xã hội đánh giá cao.

Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được đẩy mạnh, huy động và phát huy được năng lực và thế mạnh của các hội ngành, các Liên hiệp hội địa phương và các chuyên gia, các nhà khoa học vào thực hiện hàng nghìn đề tài, dự án, nhiệm vụ NCKH và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.

Các hoạt động giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tổ chức với nhiều nội dung và hình thức phong phú, góp phần thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Hoạt động khuyến khích và thúc đẩy phong trào sáng tạo KH&CN Việt Nam được Liên hiệp hội phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan hữu quan tiếp tục đẩy mạnh, thu hút được nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia và có sức lan toả rộng rãi. Đồng thời, Liên hiệp hội tiếp tục mở rộng và phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế.

Trong nhiệm kỳ, Liên hiệp hội tiếp tục có sự đổi mới khá mạnh mẽ phương thức tổ chức và hoạt động, thực hiện đồng bộ và có hiệu quả việc tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ; điều hoà, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của cá hội thành viên; làm cầu nối giữa các hội thành viên và với các cơ quan Đảng và Nhà nước để giải quyết những vấn đề chung đối với đội ngũ trí thức; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức thành viên và của đội ngũ trí thức khoa học Việt Nam. Đảng đoàn, Ban Thường trực và Đoàn Chủ tịch Liên hiệp hội đã chú trọng công tác tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác Liên hiệp hội, tổ chức tốt các diễn đàn trí thức, tôn vinh những trí thức tiêu biểu, thăm hỏi, động viên các trí thức lão thành và động viên các trí thức trẻ tích cực tham gia công tác Liên hiệp hội, GS Tâm cho biết thêm.

Tuy nhiên, theo GS Tâm, mặc dù đã đạt được kết quả nhưng vẫn còn gặp một số khó khăn như tính chất, vị trí, vai trò của Liên hiệp hội đã được ghi nhận trong Điều lệ của Liên hiệp hội cũng như đã được khẳng định trong các văn bản của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ vẫn nhưng chưa được quán triệt và triển khai thực hiện thống nhất trong hệ thống tổ chức Liên hiệp hội, vì vậy trong tổ chức và hoạt động Liên hiệp hội ở Trung ương và địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cá biệt Liên hiệp hội của một số tỉnh, thành phố không những không được cấp uỷ, chính quyền quan tâm mà còn bị thu hẹp, cắt giảm các điều kiện đã ảnh hưởng làm giảm nhiệt tình và hiệu quả tổ chức và hoạt động của Liên hiệp hội.

Việc tập hợp, đoàn kết và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong nhiệm kỳ VII đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng so với nhu cầu thì vẫn  còn hạn chế. Hiện tại, Liên hiệp hội mới thu hút được khoảng 35% đội ngũ trí thức của Việt Nam tham gia Liên hiệp hội, còn rất nhiều trí thức có trình độ cao, có kinh nghiệm và tâm huyết với sự phát triển của đất nước vẫn chưa được tham gia Liên hiệp hội.

Việc mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của Liên hiệp hội, nhất là nội dung các chương trình, đề án, nhiệm vụ được Nhà nước giao theo tinh thần Kết luận số 102-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XI về hội quần chúng trong tình hình mới còn rất hạn chế, vì còn thiếu cơ chế, chính sách và chương trình, nội dung cụ thể để thực hiện.

Sự phối hợp giữa Liên hiệp hội Việt Nam với các hội ngành và Liên hiệp hội địa phương có lúc còn chưa chặt chẽ; chất lượng, hiệu quả hoạt động của một số hội ngành còn hạn chế, chưa có sự gắn kết chặt chẽ các hoạt động của hội thành viên với việc thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động chung của Liên hiệp hội Việt Nam.

Trong tổ chức và hoạt động, Liên hiệp hội Việt Nam, các hội thành viên và nhiều Liên hiệp hội địa phương còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, môi trường hoạt động của các tổ chức hội và hội viên còn hạn chế.

Hệ thống chính sách, pháp luật còn thiếu nhiều và chưa đồng bộ, việc thể chế hoá các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đối với hội quần chúng nói chung và Liên hiệp hội Việt Nam nói riêng còn chậm hoặc chưa được thực hiện.

Và để đẩy mạnh và phát triển Liên hiệp Hội Việt Nam ngày càng vững mạnh hơn nữa, Liên hiệp Hội Việt Nam cần nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức thành viên và hội viên thuộc hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam về vị trí, vai trò củ Liên hiệp hội Việt Nam nói riêng và hội quần chúng nói riêng.

Đoàn chủ tịch Khóa VII và Khóa VIII Liên hiệp Hội Việt Nam

Đẩy mạnh việc thể chế hoá các chủ trương quan điểm của Đảng về hội quần chúng, sớm ban hành Luật về hội và các văn bản pháp luật có liên quan để tạo điều kiện cho Liên hiệp hội, các tổ chức và cá nhân hội viên có đủ cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động hiệu quả, góp phần thiết thực vào xây dựng và bảo vệ đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh.Việc ban hành những chính sách, pháp luật của nhà nước cần dựa trên cơ sở khách quan, khoa học, coi Liên hiệp hội và các hội quần chúng và cá nhân trí thức là nguồn vốn xã hội quan trọng (kiến thức, tài chính, kỹ năng, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp, tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau); quá trình tổ chức quản lý và tác động tới các tổ chức và cá nhân trí thức phải lấy việc phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận làm cơ bản và việc phát huy năng lực của các tổ chức và cá nhân phải là quá trình tạo môi trường, tạo động lực, điều kiện để huy động các nguồn lực xã hội.

Quán triệt và thực hiện đầy đủ trên thực tế quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và phát triển tổ chức Liên hiệp hội Việt Nam thực sự là một tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức  khoa học và công nghệ Việt Nam, để Liên hiệp hội có đủ cơ sở, điều kiện thực hiện sứ mệnh của mình, tập hợp, đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khao học và công nghệ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế trí thức, góp phần bảo vệ Tổ quốc và thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Có những giải pháp thiết thực, đồng bộ để tạo môi trường thuận lợi cho Liên hiệp hội, các tổ chức thành viên và đội ngũ trí thức khoa học công nghệ phát huy vai trò và sức sáng tạo của mình. Cần sớm cụ thể hoá chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ đối với Liên hiệp hội và các tổ chức hội do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, có cơ chế, chính sách, tiêu chí đầy đủ và đồng bộ để thực hiện việc giao biên chế, kinh phí, điều kiện làm việc phù hợp với nhiệm vụ được giao theo tinh thần Kết luận số 102-KL/TW của Bộ Chính trị và Thông báo số 158-TB/KL ngày 02/1/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Kết luận số 102-KL/TW của Bộ Chính trị về hội quần chúng trong tình hình mới.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức, hoạt động, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của Liên hiệp hội; thu hút nhiều hơn nữa các trí thức khoa học và công nghệ ở trong nước và ngoài nước tham gia tổ chức và các hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam và các tổ chức thành viên của Liên hiệp hội; tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng hình thức diễn đàn trí thức, tôn vinh trí thức, khên thưởng, động viên kịp thời các trí thức, nhà khoa học, nhà sáng chế có nhiều sáng kiến đóng góp cho sự nghiệp phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo; cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế.

HT

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới